Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

8 cách cải thiện hữu hiệu "bộ nhớ" của bạn

Gần đây, ngay cả những người còn rất trẻ cũng nhiều lúc thốt lên rằng: sao mà mình đãng trí quá! Vậy làm sao để cải thiện tình hình này?

 

1. Tập trung vào điều mình đang làm

Khi làm việc gì đó, bạn nên chú tâm vào nó, đừng để xao nhãng bởi những cái xung quanh. Bởi khi để đầu óc xáo trộn bởi nhiều thứ, não của bạn sẽ không tiệp nhận và lưu trữ hết thông tin, có thể xảy ra tình trạng những điều cần nhớ thì bạn lại không thể nhớ.

Ví dụ như bạn không thể vừa học bài, vừa làm việc vừa xem ti vi, vừa nghe nhạc… Vì đến khi cần nhớ đến những điều đã học thì lại không thể nhớ xem mình đã học gì.
 

2. Thường xuyên luyện tập với trí não

Nếu bạn không thường xuyên làm việc trí não thì trí não của bạn sẽ bị trì trệ và khả năng xử lí thông tin cũng như khả năng linh hoạt của não cũng giảm đi, bạn trở nên ù lì hơn.

Vì thế, hãy thường xuyên luyện tập với bộ não của bạn, những lúc rảnh rỗi bạn có thể chơi ô chữ, thay vì sử dụng điện thoại, máy tính để tính toán thì bạn có thể tính nhẩm, học số điện thoại …

3. Siêng năng vận động

Việc siêng năng vận động không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Bạn không thể có một trí nhớ tốt khi cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, muốn cải thiện và tăng cường trí nhớ thì hãy luôn đảm bảo mình có một sức khỏe tốt.

Những bài tập như chạy bộ, đánh cầu lông, tennis… giúp tăng lượng oxy và sự tuần hoàn máu, giúp cải thiện năng lượng cho não.

4. Ăn những thức ăn tốt cho não

Ăn các loại cá có chứa nhiều dầu như: cá hồi, cá mòi, cá thu và cá trích rất giàu acid omega - 3 , thành phần cốt yếu của tế bào não, giúp cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra thì một số loại thực phẩm giàu axit folic như bông cải, chuối… Thực phẩm có chứa Vitamin B như: các loại đậu, gan; thực phẩm có chứa sắt  như: thịt nạc, trứng sữa… cũng rất tốt cho não của bạn.

5. Hãy uống nhiều nước

Nước giúp đẩy mạnh chức năng của não, não sẽ uể oải khi bị mất nước, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lưu trữ thông tin và tạo dựng trí nhớ. Chính vì vậy, hãy cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể.

6. Ngủ đủ giấc

Thời gian ngủ là lúc bộ não của bạn được thư giãn, nghỉ ngơi và hồi phục. Nếu bạn cứ bắt chúng làm việc liên tục mà không có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, ngủ đủ giấc thì trí nhớ của bạn sẽ trở nên kém đi vì chúng không được nạp đủ năng lượng. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và dành 15 phút cho mỗi giấc ngủ trưa nếu bạn muốn có một trí nhớ thật tốt.

7. Gạt bỏ mọi lo lắng, muộn phiền

Bạn không thể nhớ tốt nếu như đầu óc bạn lúc nào cũng bị những nỗi lo lắng và muộn phiền bủa vây. Chính những nỗi lo lắng này sẽ làm cho bạn không còn tâm trí để ý những điều xung quanh và như vậy khả năng ghi nhớ và phân tích thông tin của bạn sẽ kém đi. Vì thế, muốn cải thiện trí nhớ của mình, bạn nên cố gắng gạt bỏ những ưu tư, phiền muộn và lo lắng của mình.

8. Lặp lại những điều cần nhớ
 
Nếu bạn muốn mình nhớ điều gì, ngoài việc tập trung ghi nhớ thì bạn hãy nghĩ tới, hoặc lặp đi lặp lại điều mình cần nhớ càng nhiều thì càng tốt cho bạn bấy nhiêu. Bạn có thể lặp đi lặp lại điều mình cần nhớ bằng cách suy nghĩ đến nó, nói to, nhẩm trong miệng hoặc viết ra giấy. Bạn sẽ thấy cách này rất hiệu quả trong việc cải thiện trí nhớ của bạn.


Theo Hạnh Phan - sucsongmoi.net

Phim kinh dị tốt cho sức khỏe và tinh thần phụ nữ

Nếu chị em nào không thích xem phim kinh dị hay những bộ phim ly kỳ thì cần suy nghĩ lại vì chúng thực sự có lợi đấy.

Những tác giả của nghiên cứu mới nhất về tác động sức khỏe khi xem phim kinh dị cho biết: Nội dung câu chuyện của bộ phim kinh dị có tác động tích cực đến sức khỏe cơ thể và tâm hồn của chị em.

Thường thì những câu chuyện xảy ra trong phim rõ ràng không liên quan đến thực tế. Do đó, xem phim kinh dị hiếm khi có thể gây ra một tình trạng chấn thương tâm lý mà chỉ tạm thời làm tăng nỗi sợ hãi của một người.

Phim kinh dị có thể gây ra một trải nghiệm tích cực trên cơ thể của chính người xem

Theo Geniusbeauty, ngay cả khi những phụ nữ xem một bộ phim kinh dị đáng sợ, bộ não của họ sẽ sản xuất năng lượng bổ sung, hướng vào các hoạt động dẫn truyền thần kinh, cụ thể là glutamate, dopamine và serotonin.

Các hoạt động của não bộ tăng lên sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể của phụ nữ luôn ở trong trạng thái chủ động sẵn sàng trong một thời gian.

Bên cạnh đó, các tín hiệu từ những mối đe dọa bởi các tình huống trong phim kinh dị sẽ được gửi đến vùng dưới đồi. Đây là một phần của bộ não có liên quan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Các tín hiệu này sẽ kích thích tuyến thượng thận sản xuất adrenaline - hợp chất làm giảm đau.

Đôi khi những gì xảy ra khi bạn đang xem một bộ phim kinh dị có thể gây ra một trải nghiệm tích cực trên cơ thể của chính người xem giúp họ thích nghi với tình hình nghiêm trọng ở bên ngoài cuộc sống.

30 phút sau khi xem một bộ phim kinh dị, các hệ thống trong cơ thể sẽ trở lại bình tĩnh và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là lý do tại sao phim kinh dị có lợi cho sức khỏe của phụ nữ, nhưng những người có bất thường về bệnh tim lại không nên xem thể loại phim kinh dị này.


Theo Lê Nhi - Dân trí

 

Mẹ sinh quá "dày", bé tiếp theo dễ bị tự kỷ

Chưa đầy 1 năm sau khi sinh con, nếu phụ nữ tiếp tục mang thai sẽ đẩy nguy cơ tự kỷ của bé thứ hai tăng gấp 3 lần.

Theo một nghiên cứu mới đây ở Anh, cơ thể phụ nữ cần thời gian để bình phục sau khi sinh nở nên những em bé được thụ thai quá sớm sau thời kỳ sinh nở sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Kết luận này, dựa trên nghiên cứu hơn 600.000 gia đình, đã tăng thêm bằng chứng cho thấy sự nguy hiểm khi khoảng cách thời gian mang thai quá gần mà cụ thể là nguy cơ sinh non và sinh con thiếu cân như những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra.
Sau khi sinh ít nhất 1 năm, người mẹ mới nên mang thai bé tiếp theo
 
Tiến sĩ Patrick O’Brien, chuyên viên tư vấn kiêm phát ngôn viên Đại học "Royal College of Obstetricians and Gynaecologists", cho biết đã khuyến cáo chị em phụ nữ mới sinh chỉ nên mang thai con kế tiếp sau ít nhất một năm.

Những người mắc chứng tự kỷ thường có vấn đề trong giao tiếp, đời sống xã hội và thấu cảm với người khác. Nguyên nhân của tự kỷ vẫn còn là một dấu hỏi lớn nhưng người ta tin rằng căn bệnh này là sự kết hợp giữa gen di truyền và các nhân tố môi trường, đặc biệt khi thai nhi còn trong bụng mẹ.
 
Theo Thu Hằng - Người lao động

 

Trẻ xem ti vi nhiều dễ mắc chứng tự kỷ

Số trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng gấp 5 lần so với những năm 90 của thế kỷ trước.

 

Bác sĩ Quách Thuý Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh - bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện số trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng gấp 5 lần so với những năm 90 của thế kỷ trước. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ là do chúng thường xuyên phải chơi một mình, xem ti vi quá nhiều hoặc do cha mẹ thiếu quan tâm và trò chuyện cùng trẻ... 

Trẻ xem tivi quá 2 tiếng/ngày có thể dẫn đến tự kỷ. Ảnh minh hoạ

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay coi tivi và trò chơi điện tử như người trông trẻ. Họ bật tivi cho các bé xem để có thời gian làm các công việc gia đình. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ, thậm chí gây ra chứng tự kỷ ở trẻ.
Khi trẻ “nghiện” ti vi
Cách đây 2 tuần, chị Hoàng Thu Nga ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đã vô cùng lo lắng gọi điện đến nhờ các chuyên gia tâm lý tư vấn về việc đứa con trai 6 tuổi của chị đang ở trong tình trạng quá “nghiện” tivi.
Chị Nga cho biết: “Cứ về đến nhà là cu cậu lại dán mắt vào màn hình, thậm chí tôi hỏi chuyện cháu cũng không thèm trả lời. Hầu như chương trình nào cháu cũng xem. Ngay cả ăn cơm cháu cũng không tập trung. Trước đây, tôi cứ nghĩ cho cháu xem ti vi cũng không sao vì khi cháu tập trung xem các chương trình ti vi tôi có thể làm được những công việc khác. Nhưng gần đây cháu mê xem ti vi và chơi điện tử một cách thái quá khiến tôi rất lo lắng, tôi thấy cháu có những biểu hiện của chứng tự kỷ…”.
Hiện nay không ít các bậc cha mẹ coi ti vi như một giải pháp để họ không phải để mắt đến con nhỏ. Thậm chí, nhiều gia đình sau bữa cơm tối thường ngồi trước màn hình ti vi để thư giãn cùng với những thành viên khác trong gia đình, ít quan tâm đến những thành viên nhỏ tuổi, thậm chí họ cũng không cần biết chương trình đó có phù hợp với lứa tuổi con mình hay không.
Anh Trần Xuân Phương, ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình đã phải đưa cậu con trai 5 tuổi đến gặp bác sĩ tâm lý và bước đầu bác sĩ đã kết luận con anh mắc chứng tự kỷ ở giai đoạn đầu và một trong những nguyên nhân là do xem ti vi quá nhiều. Anh Phương cho hay: “Thời gian gần đây tôi thấy cháu biếng ăn và trở nên lầm lì ít nói. Cháu thường nói chuyện một mình và có những hành động như nhân vật trong phim hoạt hình trên ti vi. Thậm chí, nhiều đêm cháu còn mê sảng, hò hét khiến vợ chồng tôi rất lo lắng”.
Có thể khiến trẻ bị tự kỷ
Theo một kết quả khảo sát gần đây, trung bình mỗi trẻ em xem tivi hơn 4 giờ đồng hồ/ngày và chúng rất khó thay đổi thói quen. Trong khi những trẻ dưới 2 tuổi không nên xem bất kì chương trình tivi nào, những trẻ trên 2 tuổi chỉ nên xem tivi không quá 1-2 giờ đồng hồ/ngày. Việc xem tivi và chơi game nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung của trẻ, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và trí não của chúng. Do vậy, các bậc phụ huynh nên khuyến khích con cái tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tập cho con mình thói quen xem tivi ít dần đi.
Các nhà khoa học thuộc trường Y Pittsburgh (Mỹ) cũng đưa ra kết luận những nam thiếu niên xem tivi và chơi điện tử nhiều phải đối mặt với nguy cơ bị trầm uất cao khi đến tuổi trưởng thành. Bởi vì nếu sử dụng các phương tiện giải trí điện tử nhiều, thì thời gian cho các hoạt động xã hội, thể thao, trí tuệ sẽ bị rút ngắn lại. Ngoài ra, việc xem tivi, chơi điện tử…vào ban đêm còn làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tình cảm và nhận thức, sức khỏe của con người.
Tiến sĩ Hoàng Cẩm Tú - Giám đốc Trung tâm Tham vấn sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên cho rằng: Các bậc cha mẹ nên lưu ý chọn các chương trình có tính giáo dục, không bạo lực, nên cùng xem để giải thích và bình luận những điểm mạnh, yếu của các nhân vật trong chương trình. Ngoài thời gian xem truyền hình, cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc sách, khám phá môi trường tự nhiên, chơi thể thao, nghe nhạc, hội hoạ... để phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng, đồng thời cũng giúp trẻ giảm nhu cầu xem truyền hình trong thời gian rảnh. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian trò chuyện và lắng nghe cảm xúc của trẻ.
Theo An ninh Thủ đô

Khí thải ô tô gây tổn thương não, giảm trí nhớ

Thường xuyên hít phải khí thải ô tô ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, dẫn tới mất trí nhớ và gây ra bệnh Alzheimer.

 Khí thải ô tô gây tổn thương não, giảm trí nhớ

Các nhà khoa học đã tái tạo môi trường ô nhiễm do khí thải ô tô và các phương tiện giao thông và cho chuột tiếp xúc với không khí trong 15 tiếng/tuần và trong 10 tuần liên tục.
Lượng không khí nhỏ chỉ bằng 1/1.000 so với không khí con người hít thở nhưng đã gây tổn thương não bộ nghiêm trọng ở loài chuột.
“Bạn không thể thấy chúng nhưng chúng ta hít vào và nó gây ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, làm tăng hậu quả lâu dài đối với sức khỏe bộ não”, Caleb Finch, ĐH Nam California, cho biết.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ gây tổn thương các tế bào thần kinh có nhiệm vụ học hỏi và ghi nhớ và họ phát hiện ra rằng những viêm nhiễm này liên quan với lão hóa sớm và bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định chính xác liệu cùng những ảnh hưởng này sẽ tác động như thế nào tới con người.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Environmental Health Perpectives.
AloBacsi.vn
Theo Nhân Hà - Dân trí

"10 điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết"

Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.

Đôi khi, các bậc phụ huynh cảm thấy bất lực không hiểu nổi đứa trẻ đang nghĩ gì, cảm thấy thế nào và tại sao bé lại có phản ứng kỳ lạ như vậy.

Cuốn sách “10 điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết”, sẽ giúp bạn hiểu về đứa trẻ đặc biệt, đẹp và đáng yêu một cách kỳ lạ của bạn. Cuốn sách này sẽ trang bị những hiểu biết đơn giản nhất, nhưng lại là bản chất nhất về các nhân tố cơ bản của chứng tự kỷ. Hiểu biết này ảnh hưởng vô cùng to lớn đến khả năng trẻ tiến đến giai đoạn làm người trưởng thành một cách độc lập, hữu ích.



Cuốn sách nói rằng: Với trẻ tự kỷ, những cảm nhận giác quan không trật tự. Bạn hãy tưởng tượng mình trong chiếc tàu lượn siêu tốc, xung quanh là tiếng gió ù ù, tiếng gào thét của những người chơi, bị mất thăng bằng và thay đổi phương hướng.

Dù bạn có hào hứng với trò này chăng nữa, thì bạn chỉ muốn ngừng chơi sau vòng chơi 3 phút. Nhưng đối với nhiều trẻ tự kỷ, không có lối thoát nào cả. Đó là tình trạng căng thẳng mà trẻ phải chịu đựng 24 tiếng mỗi ngày, kéo dài suốt cả 7 ngày và hoàn toàn không phải là một trò hào hứng.

Đối với nhiều trẻ tự kỷ, thính giác thường dễ bị tổn thương nhất, thính giác trẻ quá nhạy bén, trẻ luôn nghe thấy âm thanh quá ồn, âm điệu quá cao, quá đột ngột và có quá nhiều tiếng ồn phát ra một lúc. Đôi lúc làm cho trẻ đau đớn.

Ngay cả xúc giác của trẻ cũng nhạy cảm hơn bình thường. Những đụng chạm dù nhẹ nhàng hay mạnh bạo, ngay cả mặc quần áo cũng làm cho trẻ khó chịu và có cảm giác bị tra tấn.

Khứu giác, vị giác của trẻ cũng khác biệt. Cũng bởi vậy mà đứa trẻ ấy hay bứt tóc, cào xé, ném đồ đạc, không thích mặc quần áo, dùng hai tay bịt tai, không biết cười đúng lúc, không biết cách chịu đựng đau đớn hay lạnh lẽo theo cách bình thường.

Với trẻ tự kỷ, nếu bạn nói với bé: "Con là cục vàng của mẹ", bé sẽ hình dung ngay là có cục vàng nào đó và bảo mẹ: "Con có thấy cục vàng nào đâu". Trẻ tự kỷ là một người tư duy cụ thể. Bé phân tích ngôn ngữ theo nghĩa đen mà không hiểu các hình thức như tu từ, ẩn dụ. Vì vậy thay vì nói: "Con là cục vàng của mẹ", hãy nói với bé: "Mẹ yêu con nhiều lắm". Thay vì nói: "Làm gì như chong chóng vậy?" Hãy nói: "Con đừng quay nữa". Thay vì nói: "Nói dai như đỉa". Hãy nói: "Nói nhiều quá…" Khi nói với trẻ, bạn hãy nói chính xác những điều bạn muốn nói và không để cho trẻ phải tự suy diễn những lời nói mơ hồ.

Vốn từ của trẻ rất hạn chế, nhưng trẻ lại có khả năng hình dung về hình ảnh rất tốt, bởi vậy khi bạn dạy trẻ nói, hãy sử dụng kèm hình ảnh, điều đó sẽ giúp trẻ tiến bộ dễ dàng hơn.

Còn rất nhiều điều được rút ra từ kinh nghiệm quý báu của tác giả, 1 người mẹ có 2 đứa con tự kỷ, và người mẹ ấy yêu con tha thiết. Người mẹ ấy cũng nhắn nhủ các bậc cha mẹ rằng: Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn, để khám phá niềm vui trong suốt cuộc hành trình rất dài để hướng dẫn, dạy dỗ và tôn trọng trẻ tự kỷ. Bạn có bất ngờ không khi cuốn sách này cho biết: Anhxtanh, Mozart hay Van Gogh cũng là những người mắc chứng tự kỷ.


Theo Việt Hà - VTV

 

Lắm kiểu tránh stress


Nếu chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể vì lý do nào đó bỗng chạy nhanh hay chạy chậm hơn bình thường thì rối loạn trên trục thần kinh - nội tiết - biến dưỡng sớm muộn "không mời cũng xồng xộc vào nhà".

Đáng nói hơn nữa là 70% trường hợp rối loạn nhịp sinh học khiến nạn nhân mất ngủ, biếng ăn, buồn chán, rối loạn cương dương, lãnh cảm… là do bàn tay phá hoại ngấm ngầm của stress.
 
Do đó, làm sao trung hòa được tác hại của stress chính là phương án dự phòng nhiều căn bệnh nghiêm trọng.

Điểm lý thú là chuyên gia về stress ở CHLB Đức lại không khuyến khích việc dùng thuốc vì theo họ có ức chế được chỗ này trong hệ thần kinh thì chỗ khác lại bùng phát, nhiều khi mạnh hơn mới khổ cho nạn nhân vì tiền mất tật mang.
 
Thay vì chỉ trông mong vào thuốc, các nhà nghiên cứu ở CHLB Đức khuyến khích phương án chủ động thay đổi nếp sinh hoạt vì theo họ, muốn tái lập nhịp sinh học thì cần đổi nhịp ở vài nơi để từ đó cơ thể trở về điểm xuất phát cho đúng nhịp.
 
Kẹt cho nạn nhân của stress là các biện pháp được thầy thuốc khuyên lại không dễ thực hiện, chẳng hạn:

-Nên tìm cách nghỉ ít phút nhưng nhiều lần trong ngày. Nếu trong giờ nghỉ có dịp đóng vai “bà tám” càng hay. Nhưng cách mấy cũng cần có một lần không dưới 30 phút trong khung cảnh chỉ có mình với ta. Nếu trong lúc đó mà thiền thì thượng sách.

- Tuyệt đối đừng mang theo việc chưa làm xong vào giờ nghỉ. Đã gọi là nghỉ thì phải ngưng chuyện vừa làm cũng như chuyện sắp thực hiện. Nếu cần nên tắt cả điện thoại.

- Cần chọn hình thức giải trí trong giờ nghỉ hoàn toàn trái ngược với công việc thường ngày. Ngưng đánh máy vi tính để đọc sách trong giờ nghỉ thì stress mỏng lắm cũng sẽ được nhân đôi.

- Trong công việc đừng đóng vai thụ động, ít nhất là với lịch hẹn. Tất nhiên cần linh động trong ứng xử nhưng đừng theo yêu sách của người mà theo khả năng của ta. Đừng bao giờ tìm cách giải quyết hai vấn đề trong khoảng thời gian chỉ đủ cho một việc.

- Đừng việc gì cũng để ngày mai nhưng mặt khác cũng đừng cố gắng giải quyết cho xong việc gì đó không nhất thiết phải ưu tiên cho ngày hôm nay. Stress bao giờ cũng chực chờ quan điểm “tiện thể làm cho xong”.

- Đừng nghĩ mình là người không thể thay thế. Trái lại, cho dù có thừa sức cáng đáng vẫn nên tìm cách chia sẻ trách nhiệm cho toàn đội. Một mình một bóng ghi bàn tất nhiên đáng hoan nghênh nhưng đừng quên khó lòng đá như thế trong suốt 90 phút của trận đấu.

- Trở về với thiên nhiên để vừa xả xu-páp vừa tìm lại hứng thú. Chim kiểng, cá kiểng, cây kiểng, chơi kiểu nào cũng được, miễn là “stress nhân” nhờ đó tìm được ít phút của “tao nhân”.

BS Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp)
Theo Người Lao động

Căng thẳng dễ mắc bệnh đường ruột và hen suyễn

Căng thẳng có thể làm thay đổi quá trình cân bằng lượng vi khuẩn sống trong ruột, từ đó gây rắc rối cho hệ miễn dịch.

 Căng thẳng dễ mắc bệnh đường ruột và hen suyễn

Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) phát hiện ra rằng, căng thẳng làm sinh sôi nảy nở nhiều loại vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. “Khi dùng thuốc kháng sinh để giảm lượng vi khuẩn trong ruột, chúng tôi thấy rằng ảnh hưởng của căng thẳng lên hệ miễn dịch bị ngăn chặn.
Điều này cho thấy căng thẳng không chỉ thay đổi hàm lượng vi khuẩn trong ruột mà những thay đổi này còn có thể tác động hệ miễn dịch”, trưởng nhóm nghiên cứu Michael Bailey cho biết. Công trình này được công bố trên chuyên san Não, Hành vi và Hệ miễn dịch Mỹ. Được biết, vi khuẩn có hại trong ruột có thể dẫn đến bệnh về đường ruột và hen suyễn. Các chuyên gia khuyên, để tránh căng thẳng, bạn cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
 

Theo Thanh Niên

Các bệnh gây viêm não thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi rút với các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn, cổ cứng, lú lẫn, lơ mơ, co giật, hôn mê.

Viêm não là bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do vậy, nhận biết các bệnh gây viêm não để phát hiện sớm, điều trị kịp thời  là quan trọng sẽ tránh được di chứng và tử vong.
 
Viêm não là gì?

Viêm não là tình trạng nhiễm trùng của não bộ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi rút với các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn, cổ cứng, lú lẫn, lơ mơ, co giật, hôn mê. Bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của viêm não

Viêm não Nhật Bản: Do vi rút viêm não Nhật Bản gây nên. Là bệnh lây qua đường muỗi đốt (chủ yếu là muỗi Culex Tritaeniorhycus - loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước, kênh, mương) và thường gặp ở các vùng nông thôn. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 3-8.

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt cao 39-40oC, rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Sau đó tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước. Bệnh gây tử vong cao hoặc di chứng thần kinh như động kinh, đần độn, liệt...

Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi. Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi phải vệ sinh thường xuyên. Khi ngủ nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản khi trẻ được 1 tuổi và phải tiêm đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.

Virus Herpes gây viêm não
Viêm não do vi rút đường ruột: Do enterovirus gây nên, vi rút xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống có chứa vi rút gây bệnh. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thôn. Triệu chứng người bệnh sốt nhẹ 38oC, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Sau 2-3 ngày xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Nếu điều trị kịp thời, bệnh khỏi và không để lại di chứng.

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho các trường hợp nhiễm vi rut đường ruột. Do vậy, việc kiểm soát bệnh và dự phòng là quan trọng. Điều quan trọng nhất để phòng và ngăn chặn sự lây truyền bệnh do vi rút đường ruột là thực hiện tốt việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân. Xử lý tốt phân, các chất thải từ các nguồn lây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh; Cách ly người bệnh để kiểm soát tốt việc lây truyền trong cộng đồng.

Viêm não do vi rút herpes: Do vi rút Herpes simplex (HSV). Viêm não do HSV gặp ở bất kỳ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi dưới 20 và 50 tuổi. Vi rút HSV xâm nhập cơ thể con người qua đường niêm mạc mũi - hô hấp. Vi rút sẽ trực tiếp đến não, gây viêm não. Triệu chứng thường gặp của viêm não do HSV: Sốt cao, nhức đầu, nôn, co giật, rối loạn tri giác, hay quên... Viêm não do HSV nếu không được điều trị kịp thời dễ để lại di chứng như: yếu chi, gồng vặn người từng cơn, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, nói khó hoặc không nói được, rối loạn chức năng trí tuệ... Đến nay, viêm não do HSV là bệnh viêm não do vi rút duy nhất có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và phác đồ điều trị phải do chỉ định của bác sĩ.

Ngoài các bệnh gây viêm não kể trên, viêm não còn có thể do bệnh chân - tay - miệng, biến chứng các bệnh sởi, quai bị...
 

Theo BS. Nguyễn Trọng, Sức khỏe & đời sống

 

Ánh sáng mặt trời hữu ích cho người bị đa xơ cứng

Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Wisconsin-Madison vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và nguy cơ bị mắc bệnh đa xơ cứng.

 

Đây là chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh (bệnh MS).
 
Nguồn gốc của các đợt tấn công bệnh MS vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc cung cấp vitamin D3 của bệnh nhân (chủ yếu do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời) có liên quan chặt chẽ tới hoạt động của bệnh.
 
Thí nghiệm do TS Colleen Hayes và các đồng nghiệp tiến hành cho thấy các đợt tấn công bệnh MS giảm đi, đồng thời cũng có những tiến triển ở những bệnh nhân được cung cấp vitamin D3 nhiều nhất. Điều này cho thấy tăng cường cung cấp vitamin D3 có thể sẽ là một liệu pháp an toàn, hiệu quả và không đắt đỏ đối với việc điều trị căn bệnh MS.
TS Hayes phát biểu: "Bệnh MS là một căn bệnh mang tính di truyền và miễn dịch phức tạp. Hiện vẫn chưa tìm ra cách chữa trị căn bệnh này nhưng các yếu tố môi trường như là vitamin D3 có thể sẽ là chìa khóa trong việc ngăn ngừa bệnh MS và giảm tác động của căn bệnh này đối với các bệnh nhân".
 
Trước đây, các nhà khoa học Australia cũng đã phát hiện ra rằng những người có nhiều cơ hội hưởng ánh nắng mặt trời và có lượng vitamin D cao trong cơ thể sẽ giảm được nguy cơ của bệnh đa xơ cứng.
 
ĐH Tổng hợp quốc gia Australia cho biết các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng, những người sống ở gần xích đạo ít bị bệnh MS hơn những người sống ở gần cực nam hay cực bắc địa cầu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ nghiên cứu sự kết hợp giữa điều kiện sống lẫn khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể để dẫn đến kết quả trên.
 
So sánh lượng vitamin D trong cơ thể của những người chớm bị bệnh MS, các nhà khoa học thấy rằng, lượng vitamin D ở những người này thấp hơn từ 5-10 lần so với những người không có triệu chứng này.
 
Các chuyên gia ước tính rằng có khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu vitamin D, khiến họ có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tới sự lành mạnh và phát triển của xương, có thể đưa tới tình trạng được gọi là còi xương. Ngoài việc phơi nắng thì các nguồn bổ sung vitamin D có thể từ các loài cá có nhiều dầu như cá trích, cá hồi.

 

Theo Tiền Phong

Người thành thị lại thiếu iốt trầm trọng

Thiếu iốt có nguy cơ tái diễn, nhất là ở thành phố và vùng đồng bằng. TP.HCM chỉ có 1 xã đạt tiêu chuẩn bao phủ muối iốt.

 

Nếu như năm 2005, độ bao phủ muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh của Hà Nội lên đến gần 100%, thì sau 3-4 năm chỉ còn gần 30%.
 
Tiến sĩ - bác sĩ Lê Phong, Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, năm 2005 Việt Nam tuyên bố thanh toán xong các chứng rối loạn do thiếu iốt. Thế nhưng đến nay, theo thống kê toàn quốc chỉ có khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là đạt tiêu chuẩn thanh toán chứng rối loạn thiếu iốt còn các vùng còn lại đều không đạt.

"Trong 90 xã được điều tra thì chưa đến 1/3 độ bao phủ muối iốt tối thiểu đạt 90%, đặc biệt ở TP.HCM chỉ có 1 xã đạt tiêu chuẩn này. Đây chính thức là điểm báo động cho tình hình thiếu hụt iốt", tiến sĩ Phong nói.
Một ca mổ nội soi bướu cổ do thiếu iốt - Ảnh: H.P.

Theo tiến sĩ, tình trạng thiếu iốt có thể ví như như một tảng băng, phần nổi chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 5-10% là đần độn, còn 20-30% là bệnh bướu cổ. Trong đó phần còn lại không nhìn thấy được là những trường hợp bị thiếu năng lượng, giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Từ năm 2005 không còn dự án phòng chống các rối loạn do thiếu iốt nên các hoạt động khác đi vào chương trình định kỳ. Kinh phí bị cắt giảm nghiêm trọng, lượng KIO3 mua được để sản xuất muối iốt chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, còn các hóa chất để kiểm tra nồng độ iốt trong muối thì rất dè sẻn.

Một số tỉnh như Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Phòng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ - rốn thiếu iốt của toàn quốc - các hoạt động gần như bỏ ngỏ vì hầu như không có kinh phí hoạt động.

Nhóm chịu ảnh hưởng nguy hại nhất chính là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em. Theo thống kê có đến gần 78% phụ nữ mang thai bị thiếu iốt, trong đó hơn 44% thiếu từ trung bình đến nặng.

Iốt là một vi chất dinh dưỡng, chỉ cần lượng rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Cơ thể sử dụng nó để tổng hợp hoóc môn tuyến giáp, rất cần cho sự phát triển của bào thai và trẻ em. Sự hư hại thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu iốt nặng và kéo dài là hậu quả không thể sửa chữa được, tiến sĩ Phong cho biết.

Ở những phụ nữ mang thai, nó có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, đẻ non... Với thanh niên, người lớn tác hại của nó có thể là bướu cổ, hư hại chức năng thần kinh, tâm thần...

Trong khi đó, biểu hiện của tình trạng thiếu hụt iốt có thể đơn giản chỉ là cảm giác người mệt mỏi, lờ đờ nên nhiều khi nhiều người không để ý. Vì thế, người dân cần sử dụng muối iốt trong bữa ăn hằng ngày.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phong cũng cần phải lưu ý xem các chế phẩm có iốt hằng ngày đang dùng đã cung cấp đủ lượng iốt cần thiết chưa. Lý do là, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm có iốt của người dân Hà Nội tương đối cao (gần 82%), nhưng độ bao phủ muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh lại rất thấp 25,6%.
 
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, nhu cầu sử dụng iốt của mỗi nhóm khác nhau. Trẻ và phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú cần lượng vi chất này nhiều hơn cả.
Theo VnExpress

Hiểu đúng về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm thường bị hiểu sai và gây ấn tượng xấu.


Để đánh giá đúng, tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những hoang mang tiêu cực trong điều trị bệnh trầm cảm là việc làm hết sức cần thiết.
Một tác dụng phụ khá nặng nề gán cho thuốc chống trầm cảm là gây ra suy giảm chức năng tình dục hay gây bất lực.

Trong thực tế, điều này hoàn toàn không đúng bởi vì suy giảm chức năng tình dục là một trong các triệu chứng thường gặp của chứng trầm cảm, điều này thường bị né tránh khi hỏi bệnh đối với cả bác sĩ cũng như bệnh nhân, đặc biệt là các nước phương Đông và các nước Đạo hồi khi đây được coi là một vấn đề hết sức tế nhị. Nhưng trong thực tế khi các chứng trầm cảm được cải thiện do tác dụng của thuốc chống trầm cảm thì các chức năng tình dục cũng sẽ trở lại bình thường.
 
Một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm được cho là khá quan trọng đối với các nước phương Tây đó là tác dụng phụ gây tăng cân, béo phì.

Nhưng thực tế thì khi bị trầm cảm, đa số bệnh nhân mất hết các thích thú, đặc biệt là gây hiện tượng chán ăn, sợ ăn kèm theo bệnh nhân thường bị mất ngủ kéo dài nên dẫn đến gầy sút, có bệnh nhân mất hàng chục cân. Chỉ khi thuốc chống trầm cảm có tác dụng thì bệnh nhân mới có hiện tượng ăn ngon miệng và ngủ ngon trở lại nên bệnh nhân tăng cân là điều tất nhiên.
Người ta còn cho rằng, thuốc chống trầm cảm gây ngủ nhiều và lú lẫn tâm thần. Điều này cũng không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ tác dụng gây ngủ của thuốc chống trầm cảm cũng là một trong các tác dụng có lợi cho bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân bị trầm cảm với triệu chứng mất ngủ.

Điều cần chú ý, khi kê đơn thuốc chống trầm cảm cho người già cần có sự điều chỉnh liều thích hợp vì khả năng chịu thuốc của người già thường kém nên dễ gây ngủ nhiều hoặc lú lẫn.
Ở các bệnh nhân cao tuổi là các đối tượng sẵn có nguy cơ bệnh tim mạch. Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng gây hạ huyết áp và nhịp tim nhanh. Với các đối tượng có nguy cơ cao về bệnh tim mạch, các thầy thuốc cần điện tim trước khi cho thuốc hoặc chọn các loại thuốc chống trầm cảm có ít tác động lên hệ thống tim mạch.
Một tác dụng phụ cũng thường thấy ở thuốc chống trầm cảm là tác dụng gây khô miệng, táo bón, tiểu khó cũng hay gặp, nhất là khi dùng thuốc chống trầm cảm cổ điển ở người cao tuổi vốn là đối tượng có sự giảm tiết nước bọt cũng như giảm nhu động ruột hay có phì đại tuyến tiền liệt…

Chỉ cần khắc phục bằng thay đổi chế độ ăn phù hợp, uống đủ nước, tăng cường xoa bóp kích thích ruột, bàng quang… Nếu cần có thể thay bằng thuốc chống trầm cảm mới ít có tác dụng kháng cholinergic.
Cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm.
 
Một tác dụng quan trọng nhưng không nhiều của thuốc chống trầm cảm là gây rối loạn điều tiết mắt hoặc gây tăng nhãn áp ở bệnh nhân bị glôcôm góc đóng…

Điều này có thể phát hiện qua khám chuyên khoa mắt cũng như qua thăm khám kỹ lâm sàng hàng ngày hoặc thông báo cho bệnh nhân các dấu hiệu về mắt cần lưu ý khi đang dùng thuốc chống trầm cảm. Với các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới, các tác dụng phụ này rất ít gặp.
Tuy nhiên, người ta cũng đặc biệt khuyến cáo các bác sĩ điều trị phải luôn luôn là những người cẩn trọng, khách quan, tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị, nhất là trong khi dùng các thuốc mới nói chung và các thuốc chống trầm cảm nói riêng…

Người ta cũng thường nói đến sức mạnh quảng cáo cũng như tiềm năng kinh tế của ngành công nghiệp dược có những ảnh hưởng rất lớn đến các thầy thuốc và nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều mặt trái của nó nếu ta không xử lý và kiểm chứng tốt thông tin.
Cuối cùng người ta cũng nhấn mạnh rằng, thuốc nào cũng có tác dụng phụ của nó, vấn đề là các tác dụng có lợi nhiều hơn có hại. Nhưng nhiều khi chính tác dụng phụ của thuốc lại là một dấu hiệu chỉ điểm cho thấy bệnh nhân đã có dùng thuốc, điều này rất quan trọng trong chuyên khoa tâm thần nói chung và trong điều trị chống trầm cảm nói riêng vì trong lĩnh vực này hiện tượng bệnh nhân không tuân thủ điều trị và bỏ thuốc rất hay gặp trong thực hành lâm sàng…

Mặt khác, trong thực tế lâm sàng, nhiều tác dụng phụ của thuốc này đã trở thành tác dụng chính trong điều trị một bệnh khác, ví dụ điển hình trong trường hợp tìm ra tác dụng của viagra…          

Theo Sức khỏe & Đời sống

Để không đột tử khi uống rượu

Hút thuốc khi uống rượu là một trong những điều cấm kỵ mà chúng ta nên chú ý để có thể giữ một cơ thể khỏe mạnh.

 

1. Vừa uống rượu vừa hút thuốc

Các nhà khoa học chỉ ra rằng hút thuốc trong lúc uống rượu rất có hại cho cơ thể. Bản chất của việc hút thuốc đã có hại nhưng khi nó kết hợp với việc uống rượu thì lại càng có hại hơn.

Cồn trong rượu sẽ khiến cho mạch máu giãn nở mạnh hơn, khi đó nicotine trong khói thuốc sẽ dễ dàng hòa cùng nước.

Bởi vậy hút thuốc trong lúc uống rượu sẽ khiến cho nicotine trong khói thuốc bám vào cơ thể nhanh hơn nhiều lần.

2. Xem tivi ngay sau khi uống rượu

Khoa học hiện đại chứng mính rằng methanol có trong rượu sẽ làm cho dây thần kinh mắt bị hao mòn, trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến bị mù.

Xem ti vi sẽ làm cho thị lực yếu đi, còn uống rượu sẽ tổn hại cho dây thần kinh mắt. Thị lực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta làm cùng lúc hai việc này. Bởi vậy không nên xem ngay ti vi sau khi uống rượu.

3. Uống rượu trước khi đi ngủ

Nếu uống rượu trước khi ngủ chúng ta sẽ rất dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thông thường đối với những người uống rượu thời gian ngưng thở là 10 giây, nó sẽ lâu hơn những người không uống ba lần. Số lần ngưng thở lập đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến chứng cao huyết áp, thậm chí là suy tim.

Các chuyên gia còn đưa ra lời cảnh báo rằng những người thường xuyên uống rượu trước khi ngủ sẽ rất dễ đột tử


Theo Gia đình

Zona tai có thể gây viêm màng não

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho một số virut phát triển và gây bệnh cho con người, trong đó có virut ái thần kinh zona.

 Loại virut này tấn công vào tất cả các dây thần kinh của cơ thể, đặc điểm của bệnh là chỉ gây tổn thương thần kinh một bên. Zona tai là tên gọi của bệnh khi virut gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của dây thần kinh sọ số VII (dây thần kinh mặt) và số VIII (dây thần kinh thính giác).

Dấu hiệu nhận biết zona

Khi bị nhiễm zona, bệnh nhân sốt 38- 39oC, đau mình mẩy, nhức đầu, mệt mỏi... cùng lúc xuất hiện các triệu chứng: đau tai dữ dội, cảm giác rát bỏng, khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai.

Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng, họng kèm theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như dùng phải đồ nóng.


Da đau rát dần dần nổi mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày càng nhiều, trong lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng da nắp tai, loa tai, cửa ống tai.

Sau vài ba ngày, những mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da. Một số trường hợp virut zona làm tổn thương dây thần kinh  VII gây liệt mặt cùng bên với mụn nước.

Người bệnh  nghe kém bên tai bị bệnh, nghe tiếng ù như tiếng ve kêu, có thể chóng mặt, đi lại loạng choạng.

Biến chứng nguy hiểm
Bình thường, bệnh diễn biến trong vòng 2 tuần rồi sẽ qua đi. Tiến triển bệnh thường tốt. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, với thể zona tai nặng có thể để lại di chứng: đau rát dây thần kinh kéo dài suốt đời, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Liệt mặt ngoại biên một bên, điếc tiếp nhận không hồi phục.

Một số trường hợp diễn biễn nặng gây viêm màng não, người bệnh sốt cao 39-40oC, đau nhức đầu, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa.

Khi nhiễm zona, điều trị bằng cách nào?

Bệnh nhân zona thường được sử dụng nhóm thuốc kháng virut (acyclovir) từ 7-10 ngày.

Kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề giảm đau. Nếu có kèm theo liệt mặt nên sử dụng thêm corticoid. Sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm. Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp.

Tại chỗ: Bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virut như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.

Phòng bệnh
Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Người bị HIV (+) và zona là một trong những biểu hiện bệnh chuyển sang giai đoạn muộn.

Do đó để tránh bị bệnh, việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng. 


ThS. Phạm Bích Đào
Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Trà xanh làm giảm nguy cơ đột quỵ

Mỗi ngày uống 5 tách trà sẽ cung cấp lượng lớn các chất chống oxy hóa trong máu, giúp việc đào thải các chất độc ra khỏi máu

 

Trà chứa nhiều polyphenol, một loại chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại gốc tự do. Gốc tự do là các phân tử hữu cơ gây hại cho mạch máu, gây lão hóa, tổn thương mô.
Từ lâu trà xanh được xem là thức uống tốt nhất để chống lại ung thư, xơ cứng động mạch, các bệnh nhiễm trùng. Trà xanh góp phần làm giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm cân và nâng cao khả năng nhận thức. Chất L-thiamine trong trà xanh có tác dụng thư giãn. Uống trà cũng tốt cho da.

Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy, phụ nữ uống ít hơn 5 ly trà/ngày dễ bị đột quỵ. Chất phenol trong trà giúp ngăn chặn cholesterol, từ đó ngăn chặn được nhiều nguy cơ gây hại mạch máu.

Các chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa trong trà giúp tăng cường hoạt động hệ thống miễn dịch của con người. Thường xuyên uống trà có thể cải thiện hoạt động hệ miễn dịch và tăng khả năng chống nhiễm trùng.

Trà giúp ngăn chặn homocysteine, một loại acid amin làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Một loại phức hợp của vitamin B có trong trà giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, giúp hệ thần kinh mắt hoạt động khỏe mạnh.

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ nhiễm ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư hệ tiêu hóa và ung thư bàng quang giảm đáng kể đối với người uống trà thường xuyên . Ở mức độ nào đó, trà giúp cải thiện bệnh tiểu đường nhờ khả năng điều hòa lượng insulin và đường gluco trong cơ thể, làm giảm nguy cơ tăng đường máu.


Theo Thanh Niên

Đột tử, cái chết không kịp trở tay

Ông N.M.H. 49 tuổi, mới đi đánh tennis về. Tắm rửa xong ông ra phòng khách ngồi đọc báo, 45 phút sau vợ phát hiện ông đã nằm bất động.


Người nhà đưa ông vào BV nhưng đã không cứu được. Trường hợp ông H. được gọi là đột tử.

Đột tử ngày càng nhiều

Đột tử xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây đột tử thường do tim. Trong đó, là do nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đưa đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sơ cứu người đột tử

Khi có người ngưng tim, cần gọi ngay trung tâm cấp cứu gần nhất. Đồng thời thực hiện sơ cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân như sau:

Gót bàn tay thuận đặt trên xương ức bệnh nhân, bàn tay còn lại đặt lên mu bàn tay thuận. Nhấn liên tục xuống ngực bệnh nhân khoảng 100 lần/phút. Đối với người lớn xen kẽ 30 lần nhấn ngực - là 2 lần hô hấp nhân tạo.


Sơ cứu bằng động tác xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Hầu hết bệnh nhân đột tử do bị nhồi máu cơ tim trước đó mà không biết. Nếu tổn thương ít, cơ tim thường để lại một vết sẹo vĩnh viễn, có thể tạo ra những rối loạn nhịp tim đột ngột đe dọa tính mạng.

Nguy cơ đột tử sau đau tim như thế nào?
Biểu hiện của nhồi máu cơ tim là cơn đau ngực trái dữ dội kéo dài 15-30 phút khi bệnh nhân gắng sức. Cơn đau lan lên cổ hay hàm dưới bên trái hoặc mặt trong cánh tay trái, đôi khi đau ngay thượng vị làm bệnh nhân lầm tưởng đau bao tử. Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm nếu nghỉ ngơi hay uống thuốc.

Đôi khi cơn đau không rõ ràng, nhất là người bị tiểu đường, lớn tuổi, họ chỉ cảm thấy ngộp thở, nặng ngực với các triệu chứng: vã mồ hôi và khó thở, mệt nhiều, buồn nôn,…

Nhìn chung, nguy cơ tử vong sau đau tim của một người đã được điều trị ổn định là khoảng 1-2%. Nguy cơ cao nhất khoảng 20% xảy ra ở những người từng bị ngưng tim được cứu sống.

Nguy cơ tương đối cao ở người đã bị nhồi máu cơ tim diện rộng để lại sẹo lớn trên cơ tim. Sẹo càng lớn phân suất tống máu càng kém, 50% trở lên là bình thường, trên 40% nguy cơ tử vong ít hơn, dưới 30% là cao.

Làm thế nào để tránh đột tử sau đau tim?

Nguy cơ đột tử sau đau tim giảm nếu tuân thủ điều trị theo BS. Người thuộc diện có nguy cơ cao, dù được điều trị bằng thuốc nên xem xét cấy một máy phá rung.

Có thể tránh đột tử?

Nguy cơ của bệnh động mạch vành không thay đổi được (tuổi, giới tính, tiền sử gia đình), nhưng cũng có những yếu tố thay đổi được như:

+ Hút thuốc lá, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc động mạch vành.


+ Lối sống ít vận động: Luyện tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ có tuổi thọ cao hơn người ít luyện tập.

+ Tăng huyết áp: ở người bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị xơ vữa nên rất kém đàn hồi. Do đó để tống máu đi tim phải tốn công nhiều hơn. Hậu quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự xơ vữa, mạch máu dễ bị vỡ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

+ Tiểu đường: theo một nghiên cứu, hơn 65% người đái tháo đường bị tử vong vì bệnh tim mạch.

+ Béo phì: người béo phì dễ bị tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và là nguy cơ của bệnh tim mạch.

+ Rối loạn mỡ trong máu: ở người trưởng thành, nếu nồng độ cholesterol trong máu tăng cao quá 10% giá trị bình thường thì nguy cơ bị các biến chứng tim mạch sẽ tăng thêm 30%.

+ Bị stress làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên.

+ Uống quá nhiều rượu bia: làm tăng huyết áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.


Theo Tuổi Trẻ

Lo vì con chậm biết gật - lắc đầu

Bé chậm biết gật – lắc đầu hay lắc đầu quá nhiều khiến cha mẹ lo lắng bé mắc chứng tự kỷ.


Bé Rơm nhà Liên 2 tuổi rưỡi nhưng chưa biết gật - lắc đầu khi được hỏi “thích hay không”. Ban đầu, Liên không để ý vì nghĩ không vấn đề gì. Mãi đến khi thấy em họ của Rơm (mới 12 tháng tuổi,) nhưng ai hỏi: “Con muốn đi chơi không?” là gật gù cái đầu rồi cười toe, “Con ăn bánh không”, cu cậu lại lắc đầu tít mù.

Liên sốt ruột vì lo không biết bé Rơm nhà mình có mắc tự kỷ hay chậm phát triển. Nhiều lần Liên dạy con gật – lắc đầu nhưng Rơm không thực hiện. Nếu mẹ làm mẫu, bé lại bắt chước theo.



Chỉ biết lắc đầu, chưa biết gật đầu là cu Gôn (16 tháng tuổi, Hà Nội). Mẹ cu Gôn cho biết, bé biết lắc đầu từ rất sớm. Không thích gì hoặc không đồng ý gì là Gôn lắc đầu liên hồi khiến mẹ cũng chóng mặt, miệng ngọng nghịu: “Hông, hông” (không, không).

Tuy nhiên, khi đồng ý điều gì, Gôn chưa biết gật đầu, chỉ nhìn mẹ cười rồi “ê, ê”. Mẹ bé đang băn khoăn không biết lúc nào con biết gật đầu. Nếu bé chỉ biết lắc đầu mà không biết gật đầu thì có bình thường hay không?

Cu Bum (mới 6 tháng tuổi, Hà Nội) đã biết lắc đầu quầy quậy. Có khi, Bum lắc liên hồi khiến bố mẹ phải theo sau nhắc: “Thôi, rụng cổ mất”. Mẹ cu Bum cho biết, lúc trước cu cậu hay lắc đầu bên nọ sang bên kia khi ngủ. Nhưng bây giờ, bé lắc liên tục cả khi thức dậy. Lắc đầu khi được bố mẹ hỏi và lắc đầu ngay cả lúc không được ai hỏi gì, giống như một trò chơi của bé. Mẹ Bum thắc mắc bé hay lắc đầu như thế là nguyên nhân gì, có làm sao không. Thấy con thích lắc đầu lặp đi lặp lại khiến mẹ bé sợ Bum mắc tự kỷ.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều bé biết lắc đầu từ sớm, phần lớn là do bắt chước cha mẹ. Biết lắc – gật đầu khi nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi bé và sự rèn luyện của cha mẹ. Chẳng hạn, nếu phụ huynh dạy con: “Con muốn đi chơi không?”, nếu bé có ý không muốn đi thì thử lắc đầu và nói: “Không” hoặc làm ngược lại.

Một số bé không biết gật đầu như người lớn vì đây có thể là cử chỉ khó. Lúc đấy, bé chỉ biết hạ người hoặc gù lưng xuống như khi được dạy “ạ” người lớn.

Nếu bé lắc đầu nhiều, cha mẹ cần quan tâm vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. Nếu bạn nghĩ bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai thì bạn nên đưa con đi khám. Bé thích lắc đầu vì tai trong bị đóng lại và làm như thế mang tới cho bé cảm giác dễ chịu.

Một số bé lắc đầu khi mệt mỏi. Có bé lắc đầu cho đến khi mệt quá ngủ thiếp đi. Một số bé khác coi lắc đầu như một trò chơi vì lắc đầu làm bé chóng mặt và bé yêu thích cảm giác này.


Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào về chứng tự kỷ và chuyện lắc – gật đầu ở bé. Các chuyên gia cho biết, chứng tự kỷ thường có dấu hiệu như sau:

- Trục trặc ngôn ngữ: chậm nói hoặc biết nói nhưng sau đó lại thôi.

- Khó tương tác: không nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện là triệu chứng tự kỷ điển hình. Bé không biểu lộ cảm xúc với người thân, không bám mẹ...

- Khó khăn khi vui chơi: bé mắc tự kỷ thường không biết sử dụng đồ chơi, chỉ cầm lên ném – đập hoặc chơi sai chức năng.

- Hành động lặp đi lặp lại: Bé tự kỷ thích những hành vi lặp đi lặp lại như vặn tay, vặn người...

Tất nhiên, nếu bé có bất thường về hành vi thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Để tạo phản xạ gật – lắc đầu cho con, phụ huynh nên dạy các bé từ sớm. Có thể đặt cho con một câu hỏi rồi gật – lắc đầu thích ứng với đáp án “có – không”. Hoặc sử dụng một con búp bê và chơi trò đóng kịch. Mẹ hỏi: “Bú pbê uống sữa không?” rồi đáp “có” thì dùng tay gật đầu búpbê xuống. Nếu đáp án là “không” thì mẹ vừa lắc đầu mình, vừa dùng tay lắc đầu búp bê.

Theo Mẹ & Bé

Phục hồi trí nhớ bằng sốc điện

Truyền một lượng điện năng nhỏ vào não có thể giúp phục hồi trí nhớ 11%.

 Bệnh nhân được yêu cầu cố nhớ tên của một người mà họ đã lãng quên. Bất thình lình, một dòng điện được tác động lên tế bào thần kinh để phục hồi trí nhớ. Nếu được phát triển ở mức cao hơn, phương pháp trị liệu này sẽ rất có lợi cho bệnh nhân bị đột quỵ, bị mất dần trí nhớ, thậm chí là do tuổi tác ngày càng lớn.


Nhà tâm lý học Ingrid Olson thuộc ĐH Temple (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Có nhiều nguyên nhân làm cho trí nhớ ngày càng tệ. Nhưng chúng ta lại biết quá ít cách phục hồi bộ nhớ. Phương pháp này hứa hẹn điều trị phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ hoặc những tổn thương thần kinh khác”.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuropsychologia, các nhà khoa học sử dụng dòng điện từ 1 – 2 miliampe truyền qua điện cực gắn trên da đầu của tình nguyện viên để kích thích thùy thái dương trước của não. Đây chính là phân vùng não được xác định là ghi nhớ tên của một người, với ký tự viết hoa phía trước tên hoặc nơi chốn.

Trước và sau quá trình thử nghiệm, tình nguyện viên được cho xem hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng. Việc nhận diện gương mặt nhưng lại không thể nhớ tên là hiện tượng khá phổ biến và đặc biệt tồi tệ đối với người bị rối loạn thần kinh. Thử nghiệm cho thấy sau 1 giờ điều trị thì trí nhớ được phục hồi 11%.


Theo Tuổi trẻ

Đối phó với chứng đau đầu

Nếu hiểu rõ những yếu tố khiến mình bị đau đầu, bạn có thể ngăn chặn trước khi nó xảy ra

 Trước tiên, bạn cần có 1 cuốn nhật ký ghi lại những thực phẩm bạn ăn, những điều làm bạn căng thẳng và kèm theo đó là trạng thái thần kinh của bạn (ghi thời điểm nó bắt đầu và kết thúc). Tiếp đó, tùy vào “thủ phạm” mà bạn có cách xử trí phù hợp:

Quản lý căng thẳng


Massage giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm đau đầu hiệu quả

Mặc dù bạn không thể tránh xa các sự kiện gây stress nhưng bạn có thể điều chỉnh cảm xúc, không để bị cuốn theo những sự kiện này. Bạn cần có các “vũ khí” như thuốc, massage, châm cứu…

Thư giãn đôi chân

Một trong những bài tập giúp giảm stress hiệu quả là thư giãn chân. Đi bộ là một trong những lựa chọn số 1 bởi vì nó giúp chống đau đầu rất hiệu quả. Khi bạn đi bộ, cánh tay đung đưa sẽ giúp các cơ ở vai và cổ được thư giãn, mạch máu được lưu thông, giúp trị tận gốc nguyên nhân gây đau đầu.

Ăn nhiều bữa

Chia nhiều bữa và dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp đường huyết luôn ổn định. Điều này có nghĩa sẽ không có các cơn đau đầu do đói.

Những bữa ăn chính và bữa phụ có cả protein và chất tinh bột - đường như bánh mỳ phết bơ lạc, cơm gạo lứt ức gà… đều giúp giảm đau đầu hiệu quả.

Uống đủ nước

Lưu ý uống đủ nước bởi tình trạng khử nước cũng là một trong những “thủ phạm” gây đau đầu.

Liệu pháp thể chất

Liệu pháp thể chất kết hợp giữa luyện tập và giáo dục sẽ giúp giảm đau và cải thiện được cảm xúc. Ở những người đau đầu dữ dội, liệu pháp thể chất có thể giúp thiết lập những thói quen mới giúp cơ thể có phong thái tốt hơn.

Thuốc

Các loại thuốc kháng viêm và không steroid như aspirin hay ibuprofen được coi là hiệu quả đối với nhiều loại đau đầu khác nhau. Nhưng tránh uống những loại thuốc này liên tục vì nó có thể gây ra đau đầu do thuốc. Đối với những người đau đầu thường xuyên, đặc biệt là đau nửa đầu, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc.


Theo Dân trí

Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra hội chứng Raynaud, các chứng ở đầu chi, bệnh cứng bì, phù nề thần kinh mạch...

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm tác động đến hệ tim mạch, hệ hô hấp… Hệ phó giao cảm thì ngược lại, làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tiết dịch vị…

Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật:

- Sự sai lệch điều chỉnh hệ thần kinh thực vật lúc còn nhỏ.

- Những tổn thương do biến đổi theo tuổi của hệ thần kinh thực vật hoặc ở trung tâm chỉ huy của não.

- Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường.

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra những chứng bệnh gì?

Hội chứng Raynaud

Sự thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, khiến ngón tay bỗng nhiên trắng bệch, lạnh, khó cử động, mất cảm giác kéo dài trong vài phút. Sau đó màu da sẽ trở nên tím xanh, lạnh, có cảm giác tê bì. Rồi chỉ vài phút sau ngón tay đỏ hồng trở lại.

Chứng xanh tím đầu chi

Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không thấy đau mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng. Đây là do rối loạn nội tiết nên phải điều trị bằng các nội tiết tố.

Chứng đỏ đầu chi

Những cơn giãn mạch máu khiến các ngón tay có những mảng da màu đỏ tím. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài nên thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường.

Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cơ bản mà chỉ giải quyết hậu quả bằng hydergine.


Chứng ngón tay và ngón chân chết

Biểu hiện chủ yếu của người bệnh là khi gặp lạnh thì các đầu ngón tay hay ngón chân bị lạnh ngắt, tái nhợt. Ở đây phương pháp điều trị chủ yếu là phòng chống lạnh, chân tay không nhúng vào nước lạnh, tay, dùng các bít tất chân và bao tay ấm.

Bệnh cứng bì

Bệnh cứng bì tương tự như bệnh Raynaud nên hai loại bệnh có thể kết hợp với nhau.

Phù nề thần kinh mạch

Đặc trưng của chứng phù Quincke là bắt đầu đột ngột phù ở một vùng nào đó trên cơ thể với những biểu hiện thường gặp nhất là ở mi mắt và mặt. Phù xuất hiện và biến đi nhanh chóng.

Điều trị:

Quan trọng nhất là dùng chế độ ăn uống hạn chế muối. Tiêm tĩnh mạch calcium và dùng các loại thuốc kháng histamin.

Trên đây chỉ là những biện pháp xử trí chung, sau khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa theo từng loại bệnh để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ từ tuần đầu tiên

Chậm phát triển tâm thần cần kiên trì điều trị lâu dài. Để bé khỏe mạnh, mẹ cần khám tổng quát trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

 Trẻ chậm phát triển tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện chung là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu khi hệ thần khinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.


Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như trẻ không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói, chậm mọc răng. Có trường hợp trẻ phát triển tốt về thể chất (đi đứng, ăn uống, phát triển cân nặng tốt nhưng trí tuệ kém phát triển đặc biệt hay quậy phá).

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu. Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện bệnh. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.

Về điều trị: Trừ vài loại bệnh gây chậm phát triển tâm thần, có thể điều trị tốt nếu phát hiện sớm, còn đa số nhất là các trường hợp nặng khó chữa khỏi. Có khi phải điều trị suốt đời, đó là một gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng.

Cần tránh các trường hợp sanh ngạt, sanh non tháng, các bệnh lý về não, nhiễm trùng nhiễm độc. Ngoài ra yếu tố di truyền, gia đình cũng cần được quan tâm.


Theo Sức khỏe & đời sống

Trị nhức đầu không cần dùng thuốc

Nhức đầu là tín hiệu báo động mạnh khi cơ thể bị "quá tải" về thể lực lẫn tinh thần. Có nhiều cách trị nhức đầu không cần dùng thuốc.

Nhức đầu đơn thuần: Thường nguyên nhân do stress, nhạy cảm với thời tiết hoặc các thay đổi áp suất trong bầu khí quyển, tăng huyết áp, sốt hoặc thiếu ôxy... khi đó đầu nhức như búa bổ, có tiếng ù nhẹ, có tiếng nhịp đập trong đầu...

Nhức đầu do căng thẳng: Thường do căng cơ hoặc dáng đi sai lệch. Đau giống như đang bị hành hạ ở thái dương, bắt đầu ở đằng sau đầu và cổ hoặc ở trán và lan tỏa ra khắp đầu.

Nhức đầu cụm: Đau như đâm chọc, nóng ran ở một bên đầu và luôn luôn cùng một chỗ, thường không rõ nguyên nhân.


Đau nhức nửa đầu: Chỉ đau ở một bên đầu mà thôi, thường hay kèm theo buồn nôn, nôn mửa và có các vấn đề về thị giác. Nguyên nhân thường do có yếu tố di truyền hoặc các rối loạn tuần hoàn não.

Cơn đau thường khởi phát do nhiều nguyên nhân, thông thường bắt đầu là các cơ đầu cổ căng thẳng. Nhức đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc uống quá nhiều rượu.

Hiện tượng co thắt hay giãn nở các mạch máu cũng như các thay đổi áp suất trong đầu (có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi) cũng có thể gây nhức đầu.

Cách bấm huyệt trị nhức đầu:

Dùng ngón cái và ngón trỏ bấm hai huyệt ở hai đầu trong của hai lông mày di theo cung lông mày đến hai huyệt thái dương, ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Sau đó khum 4 ngón tay chải tóc sát da đầu xuôi xuống mỗi lần 5 -1 0 phút, lực vừa phải.

Ngâm chân bằng nước ấm khoảng 37oC sẽ giúp luân chuyển máu từ chân lên đầu và ngược lại. Khoảng 5 phút sau lại chế thêm nước nóng cho đến khi nhiệt độ đạt tới 41 - 42oC, ngâm chân khoảng 15 phút sau đó lau sạch, nằm nghỉ 20 phút.


Các phương pháp đơn giản trị nhức đầu tự nhiên:

Khi nhức đầu, bạn có thể chườm nước đá. Đó là một trong những biện pháp điều trị nhức đầu không dùng thuốc hiệu quả nhất. Làm càng sớm càng tốt, ngoài việc áp túi đá vào chỗ đau nhức, bạn nên áp vào gáy trán, thái dương giúp tăng hiệu quả.

Một số người thì đỡ nhức đầu khi làm ngược lại, đó là tắm ngâm mình hoặc xịt nước nóng ấm vào đầu cổ gáy vai. Sau một ngày căng thẳng thật không có gì dễ chịu bằng được ngâm mình trong một làn nước ấm có pha một ít muối hoặc vẩy ít dầu thơm hoặc tinh dầu sả. Đôi khi nhiệt độ có thể làm giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu và thư giãn các cơ bắp.

Bạn cũng có thể đắp khăn lạnh, tắm hơi, xoa bóp bấm huyệt hay thư giãn. Nên tập thể dục thể thao vừa sức ở ngoài trời, không hút thuốc và uống rượu. Tránh tiếng ồn, ánh sáng chói, phòng ở thoáng đãng mát dịu, tắt đài, tivi, điện thoại... Nếu sống ở một nơi quá ồn có thể tìm cách bịt tai lại, việc thư giãn sẽ tốt hơn nếu tập yoga...

Chế độ dinh dưỡng thích hợp:

- Cần ăn đầy đủ chất, tăng cường ăn hoa quả tươi, rau tươi, thịt cá, giảm mỡ đường và các chất kích thích.

- Không được bỏ bữa, nếu bận quá bạn có thể chỉ cần ăn một miếng trái cây, hoặc một cốc sữa... là có thể chịu được.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần

Áp lực phát triển, môi trường ô nhiễm, cuộc sống căng thẳng khiến người bị bệnh tâm thần ngày càng nhiều.

Thế nào là bệnh tâm thần?

Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...

Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm giảm sút khả năng lao động, trí tuệ học tập, làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn hại cả về tinh thầnvà kinh tế.

Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời sẽ ngăn chặn được sự tiến triển nặng của bệnh.
 
Những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần
Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp, khó xác định:

- Bệnh tâm thần phát sinh do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não:

+ Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não, viêm não, nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp), các bệnh mạch máu não, các bệnh lý não khác (u não, teo não, tai biến mạch máu não...).

+ Các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin cũng ảnh hưởng đến não bộ.

- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:

+ Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress, rối loạn thích ứng.

+ Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.

+ Rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi.

+ Rối loạn ám ảnh, lo âu...

- Bệnh tâm thần phát sinh do các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.

- Một số nguyên nhân không rõ: Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần thường gặp là: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc nguyên phát, động kinh nguyên phát.

Các nhân tố dẫn đến bệnh tâm thần
+ Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu đều khỏe mạnh bình thường.

+ Yếu tố nhân cách: Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần, người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.

+ Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.

+ Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh... thường gặp ở nam giới ngược lại các bệnh rối loạn về trầm cảm, lo âu... hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kinh nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh.

+ Tình trạng sức khỏe toàn thân: Bệnh tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, lo lắng nhiều, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức... Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì chú ý nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Tóm lại bệnh tâm thần là gánh nặng cho gia đình và xã hội vì vậy cần cho người bệnh khám BS chuyên khoa tâm thần, kết hợp uống thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian điều trị để tránh tái phát.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Nguy cơ bị bệnh thần kinh ở người nghiện thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây ra cái chết của hàng triệu người mỗi năm mà còn dẫn đến nhiều bệnh thần kinh.


 
Nghiên cứu được công bố ngày 26/10 của các nhà khoa học Mỹ còn cho biết: Những người nghiện thuốc lá ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ bị bệnh alzheimer (mất trí nhớ) và bệnh loạn trí cao gấp đôi khi về già.

Qua khảo sát hơn 21.123 người ở tuổi 50 – 60 tham gia vào dự án, có khoảng 25% (5.367 người) trong số này có dấu hiệu của những dạng bệnh thần kinh khác nhau và 1.136 người có triệu chứng của bệnh alzheimer.

Trong khi đó, nếu so sánh với những người không hút thuốc, họ thấy rằng, những người hút hơn 2 bao thuốc một ngày sẽ làm nguy cơ của bệnh loạn trí tăng 114%, bệnh alzheimer tăng 157% và bệnh tâm thần phân liệt tăng 172%.

Đáng lo ngại là các triệu chứng của bệnh thần kinh không xuất hiện trong thời kỳ bệnh nhân nghiện nặng nhất.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 5 triệu người nghiện thuốc lá chết vì liên quan đến tim mạch, đột quỵ và ung thư. Bên cạnh đó, có 430.000 trẻ trưởng thành chết/năm vì phải hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc).

Theo Reuters

 

Mất ngủ có phải do suy nhược thần kinh?

Mất ngủ chỉ là hiện tượng không được ngủ về đêm hoặc sau khi tỉnh giấc không thể ngủ lại được nữa và không hẳn là do suy nhược thần kinh.

 Suy nhược thần kinh (SNTK) là một bệnh cơ năng hoạt động của thần kinh mất điều hòa, phần nhiều do hoạt động của thần kinh cao cấp căng thẳng quá độ gây nên. Có biểu hiện chủ yếu là đau đầu, ù tai, hay quên, mất ngủ, dễ hưng phấn, xúc động và dễ mệt mỏi v.v…

Dĩ nhiên mất ngủ là triệu chứng mà đại đa số những người SNTK đều có nhưng như thế không có nghĩa: chỉ cần mất ngủ là bị bệnh SNTK.

Gọi là SNTK thực ra không phải là chất lượng của thần kinh kém đôi chút, càng không phải là thần kinh đã bị hư hỏng. Cơ chế bệnh lí chủ yếu của nó là kết quả của việc mất điều hòa quan hệ cân bằng giữa hai lực lượng hưng phấn và ức chế trong tế bào vỏ đại não.

Rất nhiều người bị mất ngủ nghiêm trọng, nhưng không phải là bị SNTK. Do mất ngủ thường là một trong những triệu chứng chủ yếu của SNTK. Nếu không có nhận thức và thái độ đúng đắn, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh SNTK thực sự.

Cho nên, nếu bị mất ngủ cũng đừng quá lo lắng, chính những lo lắng thái quá này dẫn đến SNTK. Đương nhiên, cho dù có bệnh SNTK thực sự đi nữa, chỉ cần nhận thức và điều trị đúng cũng hoàn toàn chữa khỏi được.


Theo Tuổi Trẻ

Giận dữ: xấu và tốt

Những cơn tức giận có thể làm ảnh hưởng sức khỏe trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, tức giận không phải lúc nào cũng xấu.

Tức giận gây hại cho sức khỏe

Giận giữ là 1 quá trình tâm lý và sinh lý. Bằng chứng cho thấy khi người ta nổi giận thường xuyên thì đều tác động đến sức khỏe.

Sự im lặng, thụ động và xu hướng trấn áp và những cơn giận dữ bùng nổ hay âm ỉ đều có thể dẫn tới những bệnh tật và các biểu hiện khác: thường xuyên đau đầu, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ và tiêu hóa...

Sự thù địch gây đau tim

Thường xuyên giận dữ, lo lắng, đua tranh và gây gổ cũng gây hại cho sức khỏe trái tim. Cơn giận không được giải tỏa sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim cao gấp 5 lần và càng thù địch, bạn càng dễ bị bệnh tim.

Giận giữ và sự thù địch đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Và những bệnh nhân đã có sẵn bệnh tim thì sao? Sự giận dữ và thù địch có thể dẫn tới những tiên lượng xấu. Giận dữ ảnh hưởng tới sức khỏe tim ở cả nam và nữ giới, trong đó, nguy cơ này cao hơn ở nam giới.

Cau có làm tăng nguy cơ ung thư

Bạn biết rằng stress gần với ung thư và điều này không hề sai. Những người nhóm A, tức là dễ tức giận, thù địch mãn tính và dễ bị kích động thường có tham vọng, sự quả quyết và tập trung cao nhưng điều này lại gây quá tải cho hệ thần kinh mà có thể dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch và giảm khả năng chống chọi ung thư.

Hệ thống thần kinh cảm xúc hoạt động khi ai đó cảm thấy giận dữ hoặc thù địch, cơ thể sẽ ngập hoóc-môn căng thẳng, chủ yếu là adrenaline và noradrenaline. Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ sản xuất các hoóc-môn trung hòa các hoóc-môn stress, giúp cơ thể bình tĩnh trở lại.

Một phản ứng có lợi của hệ thống thần kinh giao cảm cho phép tim và các cơ quan khác trong cơ thể không bị làm việc quá tải. Tuy nhiên, ở những người nhóm A thì hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động rất chậm và hệ miễn dịch của họ cũng yếu hơn. Trong khi đó hệ miễn dịch đóng vai trò là chìa khóa của việc phòng chống ung thư bằng cách sản xuất “các chiến binh” tấn công các tế bào ác tính.

Giận dữ không hoàn toàn xấu

Tức giận có tính xây dựng là điều tốt:

Mặc dù giận dữ gây tổn thương cho sức khỏe nhưng không phải hoàn toàn xấu. Sự tức giận thường bị cho là xấu bởi vì nó liên quan với bạo lực mặc dù nó có thể dẫn tới những hành vi hung hăng chỉ khoảng 10%.

Bày tỏ sự giận dữ tích cực sẽ có lợi hơn là tức giận tiêu cực. Cách phân biệt sự tức giận tích cực và tiêu cực: Nếu sự tức giận là hợp lý và đáp ứng phù hợp, thường là sự hiểu lầm được sửa chữa thì nên đặt câu hỏi: "Tôi có nên bày tỏ sự tức giận hay tôi nên thôi nó?". Khi đặt ra câu hỏi như vậy tức là chúng ta đã tức giận tích cực.

Sự giận dữ có thể dẫn tới hiểu biết:

Sự tức giận có thể tốt hơn những lần kìm chế, đặc biệt là trong việc thiết lập quan hệ. Trong kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Clinical Psychology, 40% những người tham gia thử nghiệm cảm thấy tác dụng tích cực kéo dài sau khi giận dữ.

Tương tự, năm 1997, nghiên cứu đang tải trên tạp chí Social Behavior & Personality chỉ ra rằng gần 1/3 những người tham gia nghiên cứu nhận thấy sự giận dữ giúp họ nhận ra lỗi của mình.

Theo các chuyên gia tâm lý, sự quyết đoán luôn luôn thích hợp để biểu hiện sự tức giận và giận dữ có thể phục vụ một chức năng cảnh báo quan trọng dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn của người khác và các vấn đề liên quan.


Theo Sức khỏe

 

Làm thế nào để chấm dứt chóng mặt?

Rượu, ma túy, viêm tai giữa, bệnh Zona, rối loạn tiền đình, khối u… có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt thường xuyên.


Người bị chóng mặt thường mất thăng bằng, đi loạng choạng, cảm giác bồng bềnh như đang ngồi trên thuyền, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai, chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu, do đó bệnh nhân thường nằm im, mắt nhắm nghiền
Căng thẳng tâm lý là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt
Phân loại bệnh
Chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên:
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Chóng mặt xuất hiện đột ngột, khi thay đổi tư thế, không có dấu hiệu báo trước, kéo dài vài giây, xuất hiện sau khi cử động đầu. Chóng mặt xuất hiện do sự di chuyển những tinh thể nhỏ “sỏi tai”.
- Bệnh Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn): Đặc trưng là cơn chóng mặt kéo dài khoảng 5 phút - 5 giờ. Trước đó, người bệnh bị giảm thính lực và ù tai. Chóng mặt đột ngột kèm theo buồn nôn và nôn, cơn có thể tái phát dẫn đến mất dần thính lực.
Bệnh hay gặp ở người căng thẳng tâm lý. Nguyên nhân là do mất thăng bằng của áp lực dịch chứa trong tai trong. Mục tiêu điều trị là giảm áp lực dịch, phối hợp với thuốc chữa chóng mặt và liệu pháp thư giãn. Trường hợp đặc biệt có thể phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình.
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Viêm dây thần kinh do virus Zona, thủy đậu, quai bị, gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt đột ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere). Dấu hiệu rung giật nhãn cầu đánh ngang về bên lành.
Bệnh có thể tự khỏi, dần dần hệ thống thần kinh trung ương sẽ hình thành tình trạng điều hòa mới. Điều trị bằng các thuốc “kích thích não bộ” và tập phục hồi chức năng sớm giúp hồi phục tốt hơn.
- Một số bệnh cũng gây chóng mặt: Viêm tai giữa cấp và mạn, dị dạng tai trong; chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật; u dây thần kinh tiền đình – ốc tai; rối loạn thị giác: loạn thị, cận thị, viễn thị…; tác dụng phụ của thuốc; rượu, ma túy; say tàu xe; tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột sống cổ 2, cổ 3).
Chóng mặt có nguồn gốc trung ương: Thiểu năng tuần hoàn não, hạ huyết áp tư thế, hội chứng Wallenberg, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây chóng mặt: Nhức đầu Migraine, bệnh Parkinson, giang mai thần kinh…
Phương pháp điều trị như thế nào?
Các hoạt chất điều trị triệu chứng chóng mặt hay được sử dụng: Acetyl – DL – leucine, Metoclopramide HCL, Meclozine, Bétahistine, Trimetazidine, Flunarizine, Ginkgo biloba... Ngoài ra, còn có dẫn chất chất dihydroergotamin điều trị chóng mặt do hạ huyết áp tư thế hoặc nhức đầu Migraine. Tất cả các loại thuốc trên đều phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Thuốc an thần kinh cũng được sử dụng phối hợp trong vài ngày đầu để giảm triệu chứng lo lắng của bệnh nhân.
Tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân:
- Bỏ rượu, ma túy;
- Điều trị kháng sinh nếu do viêm tai giữa;
- Điều trị kháng sinh kháng virus nếu do Zona;
- Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối u…
Điều trị phục hồi chức năng phối hợp:
Nếu chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình hoặc chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, ngoài điều trị bằng thuốc nên kết hợp với điều trị phục hồi chức năng để giảm triệu chứng chóng mặt nhanh hơn.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà

Người bệnh tai biến mạch máu não nếu được chăm sóc tốt thì da hồng hào, không viêm loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN) có thể tự ăn hoặc được nuôi ăn qua ống xông. Để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng và luyện tập vô cùng quan trọng.
 
 Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà
 
- Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.

- Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.

- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.

Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với trước.

- Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.

- Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.

- Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Người bệnh TBMMN có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
 

Theo Thanh Niên

Tổn thương dây thần kinh do tiểu đường

Tiểu đường gây ra những rối loạn dây thần kinh bởi. Một số bệnh nhân không có triệu chứng, số khác bị đau nhức hay mất cảm giác ở tay và chân.

Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện bệnh tùy thuộc vị trí và mức độ tổn thương của dây thần kinh. Trên thực tế, một số bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh nhưng không có triệu chứng gì. Ngược lại, những người khác thì bị mất cảm giác, tê hay đau ở bàn chân.
Triệu chứng tổn thương dây thần kinh gồm: mất cảm giác, đau nhói hay đau ở các bộ phận tay và chân; teo bắp thịt ở bàn chân và bàn tay; khó tiêu, buồn nôn hay nôn; tiêu chảy hoặc táo bón; choáng váng hoặc ngất do tụt huyết áp tư thế; khó tiểu tiện; rối loạn cương dương và khô âm đạo; dấu hiệu kèm theo không phải do bệnh thần kinh là trầm cảm và sút cân

Tổn thương dây thần kinh mắt do tiểu đường.

Những thể bệnh thần kinh do tiểu đường
Khoảng 60 - 70% bệnh nhân tiểu đường bị một dạng nào đó của bệnh thần kinh. Tổn thương dây thần kinh xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, nhưng nguy cơ bệnh tăng cùng tuổi tác và thời gian bị tiểu đường.
Tỷ suất bị tổn thương dây thần kinh cao nhất ở những người bệnh tiểu đường từ 25 năm và gặp nhiều hơn ở bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát mức đường trong máu, rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp và béo phì.
Tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể phân chia thành các thể bệnh: ngoại vi, tự động, gần hoặc tiêu điểm. Mỗi thể bệnh tác động lên những bộ phận khác nhau của cơ thể như sau:
- Thể bệnh thần kinh ngoại vi: thường gặp nhất, gây đau hay mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay.
- Bệnh thần kinh tự động: gây rối loạn các chức năng tiêu hóa, chức năng bài tiết, rối loạn đáp ứng tình dục, rối loạn tuyến mồ hôi. Có thể có các rối loạn ở dây thần kinh ở tim, rối loạn kiểm soát huyết áp, tổn thương dây thần kinh ở phổi và mắt.
- Bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật làm cho bệnh nhân không ý thức được mức đường xuống quá thấp đến mức nguy hiểm.
- Thể bệnh thần kinh gần (proximal) gây đau ở mông, đùi và làm cho chân yếu đi.
- Thể bệnh thần kinh tiêu điểm gây yếu đột ngột một sợi hay một nhóm dây thần kinh, gây đau hoặc yếu cơ. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nặng.
Bệnh thần kinh ngoại vi còn gọi là bệnh thần kinh xa đối xứng, là tổn thương dây thần kinh ở cánh tay và chân. Chân thường bị tác hại trước tay. Dấu hiệu tổn thương có thể gồm: mất cảm giác đau hay nóng lạnh; cảm giác tê, rát hay ê buốt như dao đâm; mất thăng bằng và phối hợp động tác.
Các dấu hiệu thường nặng lên về ban đêm. Tổn thương thần kinh ngoại vi cũng làm cho yếu cơ và mất phản xạ, nhất là ở mắt cá, làm thay đổi dáng đi. Do bàn chân mất cảm giác nên dễ bị thương tích, nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn có thể lan vào xương dẫn đến phải cắt bỏ bàn chân.
Chữa trị như thế nào?
Bệnh nhân tiểu đường cần nghiêm túc thực hiện việc theo dõi mức đường huyết, kế hoạch các bữa ăn, tập thể dục vừa sức, dùng thuốc uống trị tiểu đường hay tiêm insulin nhằm kiểm soát mức đường huyết.
Để giảm đau trong bệnh đau nhức thần kinh do tiểu đường, có thể dùng một trong các thuốc: chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin, imipramin, desipramin; các thuốc chống trầm cảm khác. Thuốc giảm đau nhóm á phiện và tramadol, nhóm thuốc phiện. Thuốc giảm đau thoa ngoài da như kem capsaicin, miếng dán lidocain hay keo thuốc chống viêm không steroid.
Để phòng bệnh, phương pháp tốt nhất là giữ mức đường huyết gần mức bình thường . Nếu luôn giữ được mức glucose an toàn, có thể bảo vệ được thần kinh ở khắp cơ thể.

Theo
Sức khỏe & Đời sống

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons