Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Rối loạn giấc ngủ, dễ suy nhược

Một số người có thói quen uống chút rượu trước lúc ngủ, khi ngưng đột ngột cũng có thể gây mất ngủ.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài, quá trình khôi phục sức khỏe không được đầy đủ làm cho người ta thường xuyên mệt nhọc, yếu đuối và những triệu chứng khác như bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn… Rối loạn giấc ngủ kéo dài thì sẽ suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
 
2 dạng rối loạn giấc ngủ
 
Ở người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ thường gặp ở 2 dạng sau đây:
 
Mất ngủ: Biểu hiện là giấc ngủ trong đêm ngắn dưới 4 giờ. Thời gian ngủ không đủ, khó đi vào giấc ngủ nên ngủ rất khuya hay đi vào giấc ngủ dễ nhưng thức giấc rất sớm rồi trằn trọc đến sáng. Ban ngày, người mệt mỏi, lừ đừ, không muốn làm bất cứ việc gì. Nguyên nhân của rối loạn dạng này thường là do các nguyên nhân sau:  
 

Tập dưỡng sinh cũng là một biện pháp rất tốt để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ - Ảnh: Hồng Thúy
 
 
- Môi trường xung quanh không yên tĩnh.
 
- Dùng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ (trà, cà phê hay một số loại thuốc như Amphetamin, Methylphenidate…). Một số người có thói quen uống chút rượu trước lúc ngủ, khi ngưng đột ngột cũng có thể gây mất ngủ. Tình trạng này cũng dễ gặp ở những trường hợp dùng thuốc an thần lâu ngày mà ngưng đột ngột.
 
- Đau mãn tính ở khớp hay cột sống, dị ứng về đêm, khó thở khi ngủ, chứng co giật chân khi ngủ, rối loạn nhịp tim, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần, có các bệnh nội tiết như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng…
 
- Do tác dụng phụ của thuốc trị các chứng bệnh khác, như thuốc trị cao huyết áp nhóm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, nhóm ức chế thụ thể bêta tan trong mỡ hay các thuốc trị trầm cảm…
 
- Người trung niên và cao tuổi bị trầm cảm cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, nhất là lúc gần sáng.
 
- Tình trạng lo âu mãn tính kéo dài ngoài việc gây mất ngủ còn có thể bị những cơn ác mộng xảy ra trong giấc ngủ.
 
- Lười vận động thể lực, không tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên.
 
Đảo lộn giấc ngủ: Là hiện tượng không ngủ được vào ban đêm mà ngủ vào ban ngày. Đảo lộn giấc ngủ khác với mất ngủ là người ta không ngủ được vào ban đêm, thay vào đó là ngủ ban ngày; còn ban đêm thì rất tỉnh táo, cơ thể làm việc bình thường.
 
Tình trạng đảo lộn giấc ngủ hay gặp ở người lớn tuổi  do rối loạn chức năng hoạt động tại não trong quá trình lão hóa hoặc xảy ra sau tai biến mạch máu não, sau một cơn bệnh nặng…
 
8 biện pháp phòng ngừa
 
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, để tránh rối loạn giấc ngủ, chúng ta cần thực hành những việc sau đây:
 
- Tập thể dục, chơi thể thao vào buổi sáng, cân bằng giữa lao động trí óc và lao động tay chân, thư giãn hoặc giải trí hợp lý.
 
- Tạo môi trường yên tĩnh, không có ánh sáng khi ngủ.
 
- Dùng những yếu tố vật lý có thể gây ngủ như tiếng động đều đều, tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc, tiếng hát ru…
 
- Không suy nghĩ miên man và tập trung vào nhịp thở; đếm số 1, 2, 3 để tự gây ức chế ở vỏ não.
 
- Không dùng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ (như trà, cà phê, sô-cô-la…), không ăn uống no trước khi ngủ.
 
- Ngừng các loại thuốc có thể gây mất ngủ (như Amphetamin, Methylphenidate…).
 
- Điều trị các bệnh như đau nhức, dị ứng, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
 
- Tạo giấc ngủ bằng thuốc an thần. Lưu ý là dùng đúng liều lượng và loại mà bác sĩ chỉ định, nếu tự sử dụng sẽ dễ dẫn đến cơ thể bị nghiện, thậm chí ngộ độc thuốc ngủ.
 
Giấc ngủ chính là một quá trình ức chế lan tỏa có tác dụng bảo vệ vỏ não giúp cơ thể phục hồi sức lực, tăng cường thu nạp các chất dinh dưỡng, khôi phục sức khỏe bị hao tổn trong lúc thức vận động làm việc. Người bệnh và người mệt nhọc rất cần giấc ngủ yên tĩnh để phục hồi sức lực.
 


Theo 
ThS-BS Phan Hữu Phước - Người Lao động

Bệnh mới: Đãng trí do 'hội chứng bận bịu'


Hội chứng này được đặt tên là "hội chứng bận rộn” hay “lối sống công việc”. Căn bệnh này khiến người nhiễm bệnh có bộ nhớ trở nên yếu kém.

Căn bệnh này đang tấn công những người làm việc quá sức

Tạp chí khoa học phổ thông Italia Psicologia e Salute cho biết, căn bệnh này đang tấn công những người làm việc quá sức, có lối sống quá năng động, và trải qua tình trạng thiếu ngủ kinh niên.

Các nhà tâm lý học Scotland khẳng định, "lối sống bận bịu" gây rối loạn bộ nhớ đột ngột và hội chứng hay quên này thường diễn ra ở những người năng động, có độ tuổi còn trẻ (từ 25 đến 40 tuổi).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do bộ não con người hiện đại được nghỉ ngơi quá ngắn. Não mệt mỏi gây giảm khả năng ghi nhớ và theo dõi sự việc.
Các chuyên gia cho biết thêm: chứng hay quên khi tuổi còn trẻ thực sự là không trực tiếp liên quan đến sức khỏe não bộ mà do sự căng thẳng gây ra. Nếu ai đó quên mất 1/10 các sự kiện, diễn biến của đời sống hàng ngày, chắc chắn cuộc sống siêu năng động sẽ làm "bệnh quên” này trở nên trầm trọng hơn trong tương lai.

Theo Lyli - Khoa học & Đời sống

Thiếu ngủ có thể gây bệnh ADHD ở trẻ

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ ở trẻ nhỏ có thể góp phần thúc đẩy căn bệnh rối loạn tăng động và rối loạn thiếu chú ý (ADHD).

Đây là kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu SRI International ở Menlo Park, California (Mỹ). Họ đã tiến hành nghiên cứu 6.860 trẻ em ở độ tuổi trước khi tới trường.
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian ngủ không đầy đủ có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh ADHD ở trẻ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Erika Gaylor, một nhà nghiên cứu cấp cao của SRI International, cho biết: “Những trẻ em ngủ ít hơn trong thời kỳ trước khi đi học thường hiếu động hơn và ít chú ý so với các bạn bè đồng trang lứa. Những phát hiện này cho thấy không được ngủ đủ giấc, trẻ có thể có nguy cơ phát triển căn bệnh ADHD."
Theo các tác giả, căn bệnh ADHD này thường không được chuẩn đoán cho đến khi trẻ đi học tiểu học. Tuy nhiên, những dấu hiệu của nó thường thấy ở độ tuổi trước đó. Và những vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ, thường xuyên được báo cáo ở những trẻ em và thanh niên bị bệnh ADHD.
Trước đó, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng khi trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá và nhiễm chì trong thời thơ ấu thường đối mặt với một nguy cơ cao với căn bệnh ADHD.
Theo Minh Trâm - Khoa học & Đời sống

Bộ não con người ngày càng tinh gọn

Nghiên cứu mới được công bố của Đại học Cambridge (Anh) cho rằng, con người hiện đại thấp bé hơn 10% so với tổ tiên ở thời kỳ săn bắn hái lượm.

Bộ não chúng ta không phát triển lớn hơn mà đang nhỏ đi
 
Khác với quan điểm truyền thống cho rằng con người ngày càng cao lớn, một nghiên cứu mới được công bố của Đại học Cambridge (Anh) lại cho rằng, con người hiện đại thấp bé hơn 10% so với tổ tiên của chúng ta ở thời kỳ săn bắn hái lượm.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, bộ não chúng ta không phát triển lớn hơn mà đang nhỏ đi. Khoảng 20.000 năm trước, não đàn ông có kích thước 1.500cm3, nhưng não đàn ông ngày nay chỉ còn khoảng 1.350cm3, phần nhỏ đi tương đương một trái bóng tennis.
 
Quá trình suy giảm đã diễn ra trong 10.000 năm qua, chủ yếu dưới tác động của sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là loài người kém thông minh hơn, mà chỉ cho thấy chúng ta biết sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực. Bộ não người hiện đại nhỏ hơn, nhưng hoạt động hiệu quả hơn.
 

Theo T. Thủy - Khoa học & Đời sống

Già sớm 7 năm nếu ngủ quá ít

Nam giới hay nữ giới ngủ ít hơn 6-8 tiếng mỗi đêm có thể già sớm đi từ 4-7 năm.

Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu dữ liệu của 5.431 tình nguyện viên.

Các chuyên gia nhận thấy, mất ngủ và thiếu ngủ gây ra tác dụng phụ lên khả năng tập trung, chú ý ở các tình nguyện viên. “Những thay đổi xấu trong thời gian ngủ dường như liên quan tới chức năng nhận thức kém hơn ở tuổi trung niên”, hãng tin ANI dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Jane Ferrie cho hay.
 
Nhóm nghiên cứu cũng đúc kết rằng, ngủ đủ và ngủ ngon giấc giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
 

Theo M.Duyên - Thanh Niên

Bệnh Parkinson và khối u hắc tố có liên quan

Nguy cơ bị khối u hắc tố ở đàn ông mắc bệnh Parkinson cao gấp đôi so với người bình thường, còn ở nữ giới tỷ lệ này là 1,5 lần.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra mối liên hệ hai chiều giữa bệnh Parkinson và khối u hắc tố, theo trang tin Health Day. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ tin rằng, không chỉ bệnh nhân Parkinson dễ mắc khối u ác tính, mà những người có khối u ác tính cũng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson tăng cao.
 
 
Bệnh nhân Parkinson cần chú ý bảo vệ da - Ảnh: Medical Daily
Nhóm chuyên gia đã phân tích số liệu của 12 nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện từ năm 1965 đến năm 2010.
Kết quả cho thấy, nguy cơ bị khối u hắc tố ở những người đàn ông mắc bệnh Parkinson cao gấp đôi so với những người bình thường, còn ở nữ giới tỷ lệ này là 1,5 lần.
Theo các chuyên gia, do bệnh Parkinson và khối u hắc tố là những bệnh tương đối hiếm gặp, nên tỷ lệ mắc đồng thời hai căn bệnh này lại càng thấp, vì vậy mọi người không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, bệnh nhân Parkinson được khuyến cáo chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ da.
Các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân của mối liên quan mật thiết giữa bệnh Parkinson và khối u hắc tố, nhưng họ khẳng định điều này không liên quan đến thuốc điều trị bệnh Parkinson.
Parkinson là bệnh rối loạn thần kinh thường gặp ở người già, với các triệu chứng chủ yếu là bị run, co thắt cơ và cử động khó khăn. Trong khi đó, khối u hắc tố là loại bệnh ung thư da nguy hiểm nhất.
Nghiên cứu trên được đăng trên chuyên san Neurology.


Theo 
Quyên Quân - Thanh Niên

Cảnh giác với cơn đau đầu dữ dội, bất thường

Huyết áp càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn. Nguy cơ chảy máu não nhiều hơn nếu tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường không được kiểm soát

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng phòng C4, Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, những cơn đau đầu dữ dội bất chợt xảy ra mà không giải thích được cần phải nghĩ đến tình trạng những đoạn mạch não bị phình vỡ, chảy máu vào khoang dưới màng nhện.
 
Tại thời điểm nứt vỡ phình mạch với xuất huyết dưới màng nhện lớn thì áp suất nội sọ đột nhiên tăng cao. Co thắt mạch toàn thân, nghiêm trọng, kịch phát có thể xảy ra nhất thời. Mặc dù đau đầu đột ngột mà không có những dấu hiệu thần kinh khu trú là dấu hiệu của nứt vỡ phình mạch, song những thiếu hụt thần kinh khu trú vẫn có thể xảy ra.
 
Những thiếu hụt thường thấy là liệt nhẹ nửa người, mất ngôn ngữ và mất ý thức. Đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong của nhiều trường hợp do phát hiện bệnh muộn và xử trí không kịp thời.
 
Tăng huyết áp là một nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ, huyết áp càng tăng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn. Nguy cơ chảy máu não nhiều hơn, nặng hơn nếu tăng huyết áp kết hợp với đái tháo đường không được kiểm soát.
 
Theo BS. Nguyễn Văn Tuấn, nguyên nhân xuất huyết dưới màng nhện thường là do vỡ phình động mạch não (85%), đây là một bệnh hết sức nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao từ 40 - 50%, số tử vong trước khi tới bệnh viện khoảng 10 - 15%. Nhưng đáng tiếc là người bệnh hay chủ quan vì đôi khi chỉ có đau đầu, dễ bị chẩn đoán nhầm, khi phát hiện đúng bệnh thì mạch não đã bị vỡ, não bị tổn thương nặng và phức tạp. Túi phình mạch máu não có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.
 
Ở những nước phát triển, người ta chụp mạch máu não kiểm tra định kỳ, phát hiện được phình mạch chưa vỡ. Ở Việt Nam, việc phát hiện ra phình mạch đa phần đã bị vỡ, nhiều trường hợp đã chảy máu tái phát nhiều lần, việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
 
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh, tất cả bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát bệnh tốt. Khi có dấu hiệu đau đầu bất thường cần được đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
 
Chảy máu não do vỡ phình mạch não là bệnh rất dễ tái phát, khoảng 40 - 50% trong vòng 4 tuần đầu và tỉ lệ tử vong cao do chảy máu tái phát hoặc để lại di chứng nặng nề.       
Thời gian chảy máu và mức độ tự cầm máu của mạch não phụ thuộc vào huyết áp (huyết áp càng cao thì chảy máu càng nhanh), thành mạch (thành mạch càng yếu thì càng dễ vỡ) và các bệnh rối loạn đông máu. 
Nứt vỡ phình mạch gây xuất huyết dưới màng nhện và kéo theo 60% đột tử hoặc để lại các di chứng thần kinh nặng nề. Phẫu thuật sửa chữa phình mạch sớm sẽ ngăn chặn được xuất huyết về sau và giúp áp dụng an toàn những kỹ thuật nhằm làm cải thiện tuần hoàn não.
 
Bệnh nhân không thích hợp cho phẫu thuật thì cần được điều trị bằng thuốc để giảm thiểu các biến chứng, chảy máu tái phát, co thắt mạch và tràn dịch não. Những kỹ thuật mới như đặt các cuộn (coil) trong phình mạch não hiện đang được đánh giá cao ở những trường hợp này.

Theo Lê Hảo - Sức khỏe & Đời sống

Ngủ sâu, ăn đủ để có trí nhớ tốt

Giấc ngủ sâu là liều thuốc tốt nhất giúp não bộ hồi phục khả năng làm việc. Ăn uống đủ chất cung cấp thêm vitamin và khoáng chất để não khỏe mạnh.

1. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho não thông qua việc ăn uống. Ăn các chất dễ tiêu, nhiều ca lo, hoa quả tươi, sữa… để cung cấp thêm nguồn vitamin và khoáng chất cho não.

Có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể qua nhiều bữa ăn phụ như uống thêm sữa, nước hoa quả. Không nên ăn quá no vì khi đó hệ tuần hoàn sẽ tăng tưới máu cho dạ dày, ruột, tụy… để tiêu hóa thức ăn nên làm cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ, mất tập trung.
 
Để có một cơ thể khỏe mạnh và trí óc minh mẫn, “thần dược” tốt nhất
vẫn là chế độ dinh dưỡng, học tập, nghỉ ngơi hợp lý - Ảnh: internet 
 
2. Tạo sự phấn khích, đam mê trong việc học hành. Có thể nói, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để tăng khả năng làm việc cho não bộ. Nếu không có thích thú và ham mê, sẽ dễ mệt mỏi, chán nản thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm, loạn thần nếu bị thúc ép học tập quá sức .

3. Có chế độ làm việc khoa học, hợp lý. Làm việc xen kẽ nghỉ ngơi đủ thời gian cho não bộ không phải làm việc gắng sức. Tuyệt đối tránh thức quá khuya “ngủ ngày, cày đêm” rất nhanh làm cơ thể suy nhược do trái nhịp sinh học. Một giấc ngủ sâu, đầy đủ sẽ là liều thuốc tốt nhất giúp não bộ hồi phục khả năng làm việc. Nên xây dựng cho mình một phương pháp ghi nhận và xử lý thông tin dễ hiểu, dễ nhớ.

4. Các bậc cha mẹ, người thân không nên ép con em mình học quá sức, tránh sự thể hiện kỳ vọng, tạo sức ép đối với con cái gây tâm trạng lo lắng, ảnh hưởng đến sự tập trung của các em khi học ôn thi.


Theo Hà Giang - Sức khỏe & Đời sống

Testosterone suy giảm, trí nhớ cũng nhạt phai

Càng lớn tuổi nồng độ testosterone trong não càng giảm là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ.

Chúng ta cứ tưởng testosterone tác động vào hệ sinh dục, không ngờ nó tác dụng hầu khắp các cơ quan, bao gồm cả lông, tóc, móng, da và nội tạng.
 
Chương trình nghiên cứu sức khỏe thuộc Đại học Monash (Australia) đã nghiên cứu bổ sung testosterone nhằm cải thiện chức năng não và phục hồi trí nhớ cho những người thiếu hụt testosterone. Nghiên cứu nhận thấy rằng: testosterone giúp bảo vệ các neuron thần kinh và làm tăng cường oxy cho não. 
 
Các nhà khoa học tại Đại học Hồng Kông nghiên cứu tình trạng trí nhớ của 153 người tình nguyện thì thấy : những người trí nhớ giảm và sa sút trí tuệ (Alzheimer) đều có nồng độ testosterone trong máu thấp. Vậy bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ testosterone ở nam giới trưởng thành từ 260-1.000 mg/dL. Đây là thời điểm testosterone bài tiết nhiều nhất khiến các chàng trai mới lớn khoái yêu đương và luôn muốn tiến tới cái đích tình dục. Sau 20 tuổi mỗi năm hàm lượng testosterone giảm 1-2%.
 
Ở bất kỳ độ tuổi nào nếu hàm lượng testosterone giảm< 200 mg/dL thì ham muốn tình dục giảm cùng với tình trạng buồn bã, khí sắc không còn tươi tắn, mất ngủ và phản ứng chậm trong mọi tình huống. Khi bà xã yêu cầu “sinh hoạt” thì “cậu nhỏ” cũng “khó đứng lên” làm việc.
 
Có anh vội vã dùng các loại thuốc ức chế men PDE5 (alpha reductase) lại không hiệu quả mà chỉ có thể dùng testosterone. Tất nhiên phải xét nghiệm và có sự theo dõi của bác sĩ nam khoa. Nếu tự ý dùng quá liều (giống như coi thường lãnh đạo) thì “hai ông đạo diễn tinh hoàn” sẽ lì ra không làm việc nữa.
Đương nhiên muốn bổ sung cần phải định lượng xem thiếu bao nhiêu, khám tổng quát rồi mới quyết định liều lượng theo kiểu nhỏ giọt chứ không thể uống hay chích ào ào được.
Vậy các chàng trai dưới 30 tuổi than chán đời, động chút là bỏ việc, tìm lãng quên trong những chất kích thích phải chăng do thiếu hụt testosterone? Vụ này có nhiều nguyên nhân như gia đình bất hòa, thất bại trong công việc, trong tình yêu… Tình cảm ảnh hưởng đến hệ nội tiết khiến testosterone tạm thời sụt xuống.
 
Nếu tự thân họ vượt qua được stress thì testosterone sẽ hồi phục. Nhưng một số trường hợp không thể vượt qua bèn sa đà vào ma túy chẳng hạn. Hễ có ma túy thì họ hưng phấn tình dục, hết ma túy lại rơi vào buồn chán. Vì thế cai nghiện cùng lúc phải định lượng testosterone để dùng những tác nhân kích thích tế bào Leydig hoạt động và bài tiết testosterone trở lại. Đó là cách vẹn toàn khôi phục ý chí và bản lĩnh đàn ông cùng trí nhớ đã bị ma túy làm cho lu mờ đi.
 
Giữ gìn trí nhớ là việc mà ai cũng mong muốn. Có hai cách giữ gìn: Giữ gìn tiêu cực: là dựa trên tri thức lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, thụ động những tài liệu cần ghi nhớ. Giữ gìn tích cực : bằng cách lặp lại trong óc những tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác tài liệu đó.
 
Theo thời gian các neuron thần kinh sẽ bị thoái hóa dần, nếu bổ sung testosterone giống như sâm của neuron giúp chúng vẫn nhanh nhạy và giữ được trí nhớ thì đó là giải pháp mà mọi người đều mong muốn. Hy vọng các nhà khoa học sẽ có những công bố rõ ràng hơn trong những năm gần đây.
 


Theo 
TS.BS Lê Thúy Tươi - Dân trí

Đoán tâm trạng trẻ qua tiếng khóc

Nếu một đứa trẻ 3 tháng tuổi hay khóc không rõ nguyên nhân, trước hết có thể đó là dấu hiệu của hội chứng thờ ơ với mọi việc và hiếu động.

Trong việc nuôi nấng một đứa trẻ cần để ý đến tiếng khóc của nó
vì qua đó có thể thấy được một số vấn đề về sức khoẻ của trẻ
  
Khi đã quá 3 tháng tuổi mà trẻ khóc thường xuyên, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý. Đây là một bệnh rối nhiễu tâm lý - thần kinh phổ biến nhất ở trẻ. Những đứa trẻ mắc hội chứng này có thể sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh và khó khăn trong học tập.
Các bác sĩ nhi khoa và tâm lý trẻ em ở Anh nhấn mạnh rằng, tiếng khóc của đứa trẻ là hiện tượng bình thường nhưng lại là điều cần chú ý, đặc biệt khi chúng đã quá 3 tháng tuổi. Chúng khóc thường là có nguyên nhân chẳng hạn chúng đói, lạnh, đau ở một bộ phân nào đó, bị sốt… thậm chí vì thấy không được quan tâm.
Nhà tư vấn nhi khoa tại Bệnh viện nhi Jane Valent (Anh) khuyên: “Thấy chúng khóc, các bậc cha mẹ không nên sợ hãi song cần tìm hiểu xem vì sao chúng khóc để đáp ứng nhu cầu của chúng. Thấy chúng khóc nhiều mà chưa tìm ra nguyên nhân cần xem lại chế độ ăn và ngủ của chúng. Nếu thấy chúng có những biểu hiện khác thường so sánh với những trẻ cùng lứa tuổi thì nên tìm đến bác sĩ để được những lời tư vấn cần thiết”.
Theo Bảo Châu - VietNamNet

Tự kỷ là do gen?

Theo các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ và Canada, trong bộ não của người tự kỷ có những chất khác biệt so với người bình thường.

  
Các nhà khoa học ở Anh, Mỹ và Canada đã so sánh mẫu của 19 bệnh nhân và 17 người khoẻ mạnh. Họ nhận thấy rằng có 209 gen liên quan đến cách thức hoạt động và trao đổi của các tế bào não và những gen này hoạt động rất kém trong não của các bệnh nhân. Trong khi đó, 235 gen có liên quan đến hệ miễn dịch và các phản ứng kích thích lại hoạt động trên mức bình thường. Các nhà nghiên cứu cho biết rất nhiều gen trong số này có mối liên hệ đến bệnh tự kỷ.

Họ cũng cho biết sự khác nhau về gen ở vùng não trước và thái dương đã không còn nữa mà gần giống như nhau. Và dù thuộc chủng tộc, màu da nào thì những người mắc bệnh tự kỷ đều có chung một kiểu gen như nhau.

GS Daniel Geschwind, làm việc tại ĐH California, Los Angeles, cho biết: “Nếu chọn ngẫu nhiên 20 bệnh nhân, ta sẽ thấy mỗi người sẽ có 1 nguyên nhân gây bệnh riêng. Tuy nhiên khi kiểm tra cách thức gen và protein tương tác với nhau trong bộ não của những người mắc chứng bệnh này, chúng ta sẽ thấy những hình thức kết hợp rất rõ ràng. Đây có thể là chìa khóa để xác định nguồn gốc của chứng bệnh này”.

Chứng rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm hội chứng Asperger, rất phổ biến và hiện ở Anh có hơn 500.000 bệnh nhân bị ảnh hưởng. Nguyên nhân được cho là do di truyền kết hợp với môi trường sống.

Theo Quang Vinh - Dân trí

Vì sao phụ nữ ngủ ít hơn?

Nhiều lúc bạn không rõ vì sao phụ nữ lại hay dễ tỉnh giấc và ngủ ít hơn nam giới. Giờ thì thắc mắc đó đã được giải đáp.

Các chuyên gia thuộc trường Y Harvard tiến hành khảo sát trên 52 nữ và 105 nam kéo dài từ 2 - 6 tuần.
Nhóm đã theo dõi nhiệt độ cơ thể, hàm lượng hormone melatonin - vốn được cho là 2 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chu trình tỉnh - thức trong lúc ngủ, trên các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy có đến 35% phụ nữ tham gia ngủ ít hơn so với chu kỳ 24 tiếng mỗi ngày, trong khi con số này ở nam là 14%.
Đáng chú ý là phụ nữ dễ thức giấc sớm hơn đến 30 phút so với nam giới. Sở dĩ như thế, theo các nhà chuyên gia lý giải, là do sự khác nhau ở lượng hormone estrogen, dẫn đến “đồng hồ sinh học” giữa nam và nữ cũng khác nhau. (LiveScience


Theo 
Nhật Vân - Thanh Niên

Tuổi càng cao, con người càng thông minh

Mọi người nghĩ, càng lớn tuổi, não không còn làm việc tốt như thời trẻ. Thực tế, ở tuổi trung niên, bộ não càng làm việc tối đa.

Có những điều giúp con người càng lớn tuổi càng thông minh hơn
 
Đó là những gì mà cuốn sách "The Secret Life of the Grown-Up Brain: The Surprising Talents of the Middle-Aged Mind" (tạm dịch: “Bí quyết cuộc sống qua sự phát triển của não bộ: Tài năng kinh ngạc ở độ tuổi trung niên”) của Barbara Strauch tiết lộ. Dưới đây là 3 lý giải cho chuyện "tuổi cao trí càng cao" :
1. Não phát triển
Có một giả định rằng một người sẽ mất hàng ngàn tế bào não song song với quá trình lão hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, nghiên cứu cho thấy não liên tục phát triển cho đến tuổi trung niên, tức là từ 40 đến 68 tuổi. Điều này xảy ra chủ yếu ở lớp tế bào thần kinh, được gọi là myelin. Myelin có chức năng xây dựng các kết nối trong não để giúp bạn hiểu rõ môi trường xung quanh.
Để cải thiện hiệu suất của bộ não, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Bất kỳ hình thức tập thể dục nào, đặc biệt là aerobic, đều giúp cho quá trình phát triển tế bào thần kinh trở nên hiệu quả hơn. Quá trình bài tiết mồ hôi do luyện tập thể thao cũng tăng lưu lượng máu đến não, kết hợp với sự tái tạo của tế bào ở khu vực nếp cuốn não răng cưa (khu vực quan trọng đối với trí nhớ và việc học hành), cũng như các tế bào thần kinh khác.
2. Sử dụng não trái và não phải thường xuyên hơn
Người ta có thái độ ứng xử khôn ngoan hơn khi bước vào tuổi trung niên không chỉ vì họ lớn tuổi, có kinh nghiệm hơn, mà còn vì có sự thay đổi trong não.
Những người trẻ tuổi có xu hướng chỉ sử dụng một bên não của mình. Trong khi một người bước vào tuổi trung niên, theo các kết quả chụp não, có xu hướng sử dụng cả hai phần não phải và não trái. Chính điều này giúp bạn có khả năng đánh giá một tình huống tốt hơn và nhanh hơn.
Nghiên cứu cho thấy nồng độ đường cao có mối quan hệ với quá trình lão hóa. Điều này có thể gây hại đối với khu vực nếp cuốn não răng cưa, góp phần làm suy giảm nhận thức. Để tư duy vẫn sắc sảo, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm ngọt.
3. Càng suy nghĩ sáng tạo hơn
Chức năng của thùy trán ở não có mối liên hệ với khả năng tập trung, nó có thể giảm sút song song với tuổi tác. Điều này làm cho ta dễ bị phân tâm hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp thu thông tin, chẳng hạn như ghi nhớ tên một người nào đó.
Tuy nhiên, trong một phạm vi rộng hơn, với việc tập trung chú ý vào ít đối tượng hơn cũng có lợi ích của nó -  khiến bạn tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn cho một vấn đề.
Nghiên cứu cho thấy suy nghĩ thiếu sự tập trung có thể khiến bạn sáng tạo hơn, bởi vì có nhiều khả năng bạn tìm thấy mối quan hệ giữa các ý tưởng dường như không liên quan.
Hãy thử làm những việc mà theo bạn là rất khó khăn, ít nhất mỗi tuần một lần để giữ cho não vẫn hoạt động. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc xử lý thông tin, chẳng hạn như học piano hay học một ngôn ngữ mới, nguy cơ bệnh Alzheimer có thể giảm.

Theo Lyli Báo Khoa học & Đời sống Online

Vì sao càng già ghi nhớ càng kém?

Khi tuổi đã cao, người ta phải đối mặt với một thực tế, đó là việc ghi nhớ ngày càng trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, một câu hỏi không phải ai cũng trả lời cho rành rẽ rằng, vì sao, càng già trí nhớ con người ta càng kém như vậy?
Mỗi buổi sáng chúng ta có thể để xe dừng ở một bãi đỗ, nhưng trừ khi mỗi lần chúng ta đều đỗ tại một vị trí nhất định, nếu không sau 8 tiếng chúng ta sẽ phải rất mất thời gian mới nhớ ra được rằng chúng ta đặt nó ở hàng số 2 hay hàng số 5.
Hoặc trong một hội nghị, chúng ta được giới thiệu những người cộng sự mới, có điều trước khi bắt tay chúng ta gần như đã quên mất tên của người đó rồi. Đối với việc này chúng ta chỉ đành bất lực nhún vai và an ủi bản thân mình: Ổ cứng trong đầu mình đã chứa gần đầy rồi, không có cách nào tiếp nhận những tư liệu mới dồn dập tới như thế.
Ở người già, việc tiếp nhận thông tin mới trở nên khó khăn

Các nhà khoa học của khoa Thần kinh BV Johns Hopkins phát hiện ra rằng, vấn đề chính là đại não của chúng ta không ngừng lão hóa và gần như không đưa những tin tức này thành những tin tức mới. Bởi vì con đường tới vùng hippocampus (vùng lưu trữ của trí nhớ trong não) đã bị lão hóa. Kết quả là não không còn chính xác trong việc ghi nhớ các dữ kiện mới, dẫn tới sự hỗn loạn.
Trợ lí giáo sư Michael Yassa của khoa Khoa học và Nghệ thuật Johns Hopkins’ Krieger nói rằng: “Chúng tôi khi sử dụng kỹ thuật bản đồ não để tiến hành nghiên cứu về tính năng và kết cấu hoàn chỉnh của đại não và chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi độ tuổi càng tăng thì sự giảm sút của vùng Hippocampus cũng tăng theo, đồng thời cũng phát hiện ra rằng việc truyền tín hiệu giữa các vùng ở trong đại não cũng giảm thiểu”.
“Chúng ta càng già thì dễ chịu sự tác động của ký ức cũ. Nói một cách khác, khi gặp những hoàn cảnh có phần tương đồng với những kinh nghiệm của quá khứ, ví dụ đỗ xe, não của chúng ta thường ghi nhớ lại những hình ảnh trong ký ức mà không hề đưa vào những thông tin mới. Kết quả thì sao? Chúng ta không thể ghi nhớ được là xe đã đỗ ở đâu, và sẽ phải đi đi lại lại trong bãi đỗ xe để tìm”.
Yassa còn nói điều này có một phần là do càng về già người ta càng muốn nhớ lại những ký ức trong quá khứ, bởi vì so với việc ghi nhớ những kiến thức mới thì nhớ lại ký ức nhanh chóng hơn nhiều.
Yassa và nhóm cộng sự của mình đã sử dụng hạt từ trường để quét não của 40 người trong đó có sinh viên đại học và người già (có độ tuổi từ 60 – 80). Khi quét thì họ yêu cầu mỗi người xem các bức hình của các đồ vật thường dùng, như củ cải, ống nghiệm, máy kéo và đem chúng phân loại thành các vật phẩm “trong nhà” và “ở ngoài”.
Kết quả cho thấy, đối với những người già hình ảnh hoàn toàn khác biệt thì mới có thể phân loại một cách chính xác, đồ vật càng giống nhau thì việc hoàn thành công việc phân loại này đối với vùng hyppocampus càng trở nên khó khăn. Những người trẻ tuổi thì vùng hyppocampus đều đưa các hình ảnh đó thành tin tức mới để tiến hành xử lý.
Yassa và các đồng sự của mình cũng cho rằng việc thiếu năng lực phân biệt các thông tin “tương tự” của người già có liên quan tới “đường mũi khoan”. “Đường mũi khoan” có tác dụng đem các tin tức từ các khu vực khác truyền tới vùng hypocampus. Khi người ta về già thì con đường này cũng trở nên chậm chạp và vùng hypocampus càng khó đưa những sự vật tương tự phân tách ra mà lưu trữ trong não.
Kết quả này sẽ có tác dụng lớn đối với việc chữa trị bệnh sút giảm trí nhớ ở người già (Alzheimer). Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu chính là việc phán đoán phương pháp sử dụng thuốc để chữa trị thực nghiệm lâm sàng cho bệnh Alzheimer các bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu.
Ông nói về cơ bản chúng ta sẽ sử dụng thuốc để tác động một cách toàn diện tới các đường truyền thông tin tới vùng hypocampus. Nếu việc sử dụng thuốc có thể kéo dài việc lão hóa đường truyền và giảm bớt việc suy giảm năng lực của vùng hypocampus thì việc này có thể kéo dài việc phát bệnh Alzheimer đối với người già từ 5 tới 10 năm.
 
Theo Phan Khôi - VietNamNet

Những nỗi sợ hãi kỳ lạ

Có bệnh nhân mắc bệnh sợ… người khác bỏ côn trùng vào đồ lót của mình. Sau khi khách ra về, cô thường lục tung hết đồ lót để… kiểm tra.

Ám ảnh sợ vì từng bị sốc
Làm giám đốc của một doanh nghiệp thương mại nên việc đi máy bay đối với chị Đinh Thúy K., ngụ tại quận 10, TP.HCM bình thường như cơm bữa.
Thế nhưng, chỉ sau lần máy bay bị trục trặc kỹ thuật phải hạ cánh khẩn cấp ở một sân bay địa phương đã làm chị K. mắc bệnh…sợ.
“Từ đó, mỗi lần đi máy bay đối với tôi như cực hình. Lúc bước lên máy bay là tôi ngồi im re, không dám ăn uống cũng như xem chương trình giải trí trên ti vi, mắt nhắm chặt. Hai tay tôi toát mồ hôi, tim đập nhanh. Máy bay chỉ cần điều chỉnh độ cao hoặc hơi sóc một chút là tôi muốn xỉu” - chị K. kể.
 
Sợ quá thành ám ảnh cần được bác sĩ tư vấn và điều trị - Ảnh minh họa
Có lần chị K. đi máy bay cùng chồng, vì sợ quá mà bấu chặt vào tay ông xã. Đến khi máy bay hạ cánh thì cổ tay của chồng chị bị đỏ bầm. Dù chồng chị nhiều lần giải thích, động viên để vợ không sợ hãi khi đi máy bay nhưng không có kết quả. Ông xã chị K. nói đùa: “Khổ lắm, chắc mỗi lần trước khi đi máy bay tôi phải cho bà ấy uống thuốc ngủ để khỏi…sợ!”.
Tương tự trường hợp của chị K., anh T., 41 tuổi, quê Long An từng bị tai nạn xe khách. May mắn trong chuyến xe đó không ai thiệt mạng, chỉ vài người bị thương. Chuyện xảy ra đã 5 năm nhưng anh T. vẫn chưa thể nào quên được.
“Có những lần mắc công chuyện phải đi xe khách từ TP.HCM lên Đà Lạt là tôi thức trắng cả đêm. Mỗi khi xe leo đèo là tim tôi như rớt ra khỏi lồng ngực. Nó làm thần kinh tôi căng thẳng và mệt mỏi” - anh T. chia sẻ.
Sợ quá làm khổ mình, khổ người
Là con người, ai cũng có nỗi sợ. Nhưng sợ một cách thái quá đến mức ám ảnh thì chẳng những gây khổ sở, nguy hại cho bản thân mà còn khiến mọi người xung quanh bị phiền phức” - ThS.BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM nói.
Trong quãng thời gian gắn bó với công tác điều trị tâm lý, tâm thần, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang từng chứng kiến rất nhiều bệnh nhân có những nỗi sợ hết sức…ngô nghê và kỳ quặc. Có người sợ vi trùng, tối ngày đi tắm và rửa tay, người lại sợ ma, người sợ mắc bệnh dại (sau khi bị chó liếm chân về thì ám ảnh), người sợ bị ăn trộm (đi đâu cũng lo ngay ngáy, phải quay về để kiểm tra khóa cửa)…
Đặc biệt, có một bệnh nhân mắc bệnh sợ…người khác bỏ đồ bẩn hay côn trùng vào đồ lót của mình. Sau khi có người lạ đến chơi, cô bệnh nhân này thường lục tung hết đồ lót để…kiểm tra…
Anh Trần Văn A., giảng viên đại học, có vợ mắc chứng sợ kỳ lạ: “Tôi chẳng hiểu tại sao tự nhiên cô ấy lại luôn sợ…cháy nhà. Mỗi lần đi đâu là cô ấy liên tục gọi điện thoại về hỏi tôi đã tắt bếp ga, cắt cầu giao chưa. Nhiều khi vợ chồng con cái mua vé đi xem phim. Ra khỏi nhà rồi cô ấy lại nằng nặc đòi quay về vì…hình như quên chưa tắt bếp. Tôi thấy cứ như vậy mệt mỏi quá, chẳng biết có chịu nổi nữa không!”.
Theo bác sĩ Quang, những trường hợp nêu trên mắc chứng rối loạn ám ảnh sợ. Sợ là bình thường, nhưng sợ quá thì là bệnh lý. Thông thường, những người mắc bệnh này biết mình sợ như thế là vô lý nhưng không cách nào kiềm chế được. Sợ độ cao, sợ máy bay, ô tô thường do bị sốc. Từ đó cơ thể hình thành một phản xạ có điều kiện, hễ cứ leo cao hoặc đi máy bay, ô tô thì sợ.
Những người mắc triệu chứng như trên nếu không được điều trị tâm lý, tư vấn kịp thời sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp… Thông thường, đối với những bệnh nhân này bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp hành vi và nhận thức. Điều trị chứng ám ảnh sợ phải rất kiên trì.
Điều lo ngại nhất ở đây là khả năng bệnh nhân bị mắc chứng chuyển di, tức là hết sợ cái này lại chuyển sang sợ cái khác. Không chỉ bản thân người bệnh cảm thấy khổ sở mà những người thân sống cùng cũng rất mệt mỏi.
Bác sĩ Quang khuyên: “Khi cảm thấy sợ quá bạn hãy tập thư giãn, thả lỏng, cố gắng thở đều và hướng suy nghĩ của mình đến việc khác”.

Theo Thanh Huyền - VietNamNet

Những nỗi sợ hãi kỳ lạ

Có bệnh nhân mắc bệnh sợ… người khác bỏ côn trùng vào đồ lót của mình. Sau khi khách ra về, cô thường lục tung hết đồ lót để… kiểm tra.

Ám ảnh sợ vì từng bị sốc
Làm giám đốc của một doanh nghiệp thương mại nên việc đi máy bay đối với chị Đinh Thúy K., ngụ tại quận 10, TP.HCM bình thường như cơm bữa.
Thế nhưng, chỉ sau lần máy bay bị trục trặc kỹ thuật phải hạ cánh khẩn cấp ở một sân bay địa phương đã làm chị K. mắc bệnh…sợ.
“Từ đó, mỗi lần đi máy bay đối với tôi như cực hình. Lúc bước lên máy bay là tôi ngồi im re, không dám ăn uống cũng như xem chương trình giải trí trên ti vi, mắt nhắm chặt. Hai tay tôi toát mồ hôi, tim đập nhanh. Máy bay chỉ cần điều chỉnh độ cao hoặc hơi sóc một chút là tôi muốn xỉu” - chị K. kể.
 
Sợ quá thành ám ảnh cần được bác sĩ tư vấn và điều trị - Ảnh minh họa
Có lần chị K. đi máy bay cùng chồng, vì sợ quá mà bấu chặt vào tay ông xã. Đến khi máy bay hạ cánh thì cổ tay của chồng chị bị đỏ bầm. Dù chồng chị nhiều lần giải thích, động viên để vợ không sợ hãi khi đi máy bay nhưng không có kết quả. Ông xã chị K. nói đùa: “Khổ lắm, chắc mỗi lần trước khi đi máy bay tôi phải cho bà ấy uống thuốc ngủ để khỏi…sợ!”.
Tương tự trường hợp của chị K., anh T., 41 tuổi, quê Long An từng bị tai nạn xe khách. May mắn trong chuyến xe đó không ai thiệt mạng, chỉ vài người bị thương. Chuyện xảy ra đã 5 năm nhưng anh T. vẫn chưa thể nào quên được.
“Có những lần mắc công chuyện phải đi xe khách từ TP.HCM lên Đà Lạt là tôi thức trắng cả đêm. Mỗi khi xe leo đèo là tim tôi như rớt ra khỏi lồng ngực. Nó làm thần kinh tôi căng thẳng và mệt mỏi” - anh T. chia sẻ.
Sợ quá làm khổ mình, khổ người
Là con người, ai cũng có nỗi sợ. Nhưng sợ một cách thái quá đến mức ám ảnh thì chẳng những gây khổ sở, nguy hại cho bản thân mà còn khiến mọi người xung quanh bị phiền phức” - ThS.BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM nói.
Trong quãng thời gian gắn bó với công tác điều trị tâm lý, tâm thần, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang từng chứng kiến rất nhiều bệnh nhân có những nỗi sợ hết sức…ngô nghê và kỳ quặc. Có người sợ vi trùng, tối ngày đi tắm và rửa tay, người lại sợ ma, người sợ mắc bệnh dại (sau khi bị chó liếm chân về thì ám ảnh), người sợ bị ăn trộm (đi đâu cũng lo ngay ngáy, phải quay về để kiểm tra khóa cửa)…
Đặc biệt, có một bệnh nhân mắc bệnh sợ…người khác bỏ đồ bẩn hay côn trùng vào đồ lót của mình. Sau khi có người lạ đến chơi, cô bệnh nhân này thường lục tung hết đồ lót để…kiểm tra…
Anh Trần Văn A., giảng viên đại học, có vợ mắc chứng sợ kỳ lạ: “Tôi chẳng hiểu tại sao tự nhiên cô ấy lại luôn sợ…cháy nhà. Mỗi lần đi đâu là cô ấy liên tục gọi điện thoại về hỏi tôi đã tắt bếp ga, cắt cầu giao chưa. Nhiều khi vợ chồng con cái mua vé đi xem phim. Ra khỏi nhà rồi cô ấy lại nằng nặc đòi quay về vì…hình như quên chưa tắt bếp. Tôi thấy cứ như vậy mệt mỏi quá, chẳng biết có chịu nổi nữa không!”.
Theo bác sĩ Quang, những trường hợp nêu trên mắc chứng rối loạn ám ảnh sợ. Sợ là bình thường, nhưng sợ quá thì là bệnh lý. Thông thường, những người mắc bệnh này biết mình sợ như thế là vô lý nhưng không cách nào kiềm chế được. Sợ độ cao, sợ máy bay, ô tô thường do bị sốc. Từ đó cơ thể hình thành một phản xạ có điều kiện, hễ cứ leo cao hoặc đi máy bay, ô tô thì sợ.
Những người mắc triệu chứng như trên nếu không được điều trị tâm lý, tư vấn kịp thời sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp… Thông thường, đối với những bệnh nhân này bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp hành vi và nhận thức. Điều trị chứng ám ảnh sợ phải rất kiên trì.
Điều lo ngại nhất ở đây là khả năng bệnh nhân bị mắc chứng chuyển di, tức là hết sợ cái này lại chuyển sang sợ cái khác. Không chỉ bản thân người bệnh cảm thấy khổ sở mà những người thân sống cùng cũng rất mệt mỏi.
Bác sĩ Quang khuyên: “Khi cảm thấy sợ quá bạn hãy tập thư giãn, thả lỏng, cố gắng thở đều và hướng suy nghĩ của mình đến việc khác”.

Theo Thanh Huyền - VietNamNet

Than phiền có lợi cho sức khỏe?

Nếu vấn đề nghiêm trọng và cảm xúc của bạn đã lên đỉnh điểm, không có gì là thái quá khi bạn càu nhàu, than phiền để giải tỏa căng thẳng.

Nhưng làm theo cách nào để nó có thể mang lại những điều tích cực cho bạn. Robin Kowalski, Tiến sĩ, một nhà tâm lý học từ trường Đại học Clemson, Hoa Kỳ tiết lộ cho bạn biết một vài biện pháp đúng đắn để có thể bảo vệ được cảm xúc của bạn và bạn thoát ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề trong tâm trí.
Tìm người thích hợp để than phiền là điều rất quan trọng và cần thiết 
Thiết lập các chiến lược phù hợp 
 
Hãy kể về những vấn đề bạn phải đối mặt với những người thực sự quan tâm lắng nghe câu chuyện của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn kể chuyện đó đúng người có trách nhiệm với câu chuyện và vấn đề bạn mắc phải. Nếu không, người đó có thể nghĩ rằng bạn là chúa càu nhàu, và người đó sẽ không giúp bạn giải thoát khỏi những muộn phiền, những rắc rối.
Truyền đạt rõ ràng những gì khiến bạn thất vọng
 
Có thể truyền đạt sự thất vọng của bạn cho người khác, nhưng chắc chắn rằng nội dung của thông điệp phải rõ ràng, chứ không phải bạn chỉ giận dữ, thất vọng vì lý do không đâu. Tuy nhiên, nếu chúng ta có ý định thay đổi tình hình, hãy cố gắng làm một cái gì đó thay vì chỉ phàn nàn thôi. 
 
Sử dụng những câu nói tích cực  
Hãy khách quan phân tích tình hình bằng những câu nói tích cực. Thay vì nói, "Mẹ tôi chẳng bao giờ có thể chịu thỏa hiệp", bằng những từ như "Mẹ tôi thiếu linh hoạt". Sử dụng những câu tích cực để than phiền, bạn sẽ cải thiện được tâm trạng của bản thân và người khác hơn là những câu phê phán, tiêu cực. 
 
Chọn thời điểm thích hợp 
 
Phàn nàn không đúng thời điểm sẽ khiến chúng ta gặp phiền toái. Bạn có thể phàn nàn, nhưng cũng vẫn cần phải nén lại, tìm kiếm cơ hội phù hợp để phàn nàn.
 

Theo ĐH - VTC News (Vivanews)

Ngưng thở khi ngủ có thể gây đột tử

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi, nam nhiều hơn nữ.

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm,
 có thể gây đột tử - Ảnh: internet
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn khoảng 10 - 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm do luồng khí thở qua đường hô hấp trên bị ngừng lại vì bị tắc nghẽn ở đây…
Khi ngủ say, các cơ vận động vùng hầu họng có nhiệm vụ nâng đỡ các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở trên (lưỡi, amidan, vòm miệng mềm, lưỡi gà) giãn ra làm hẹp đường thở gây ra tiếng ngáy, đôi khi làm tắc đường thở, gây ngừng thở.
 
Khi ngừng thở vì tắc nghẽn, nồng độ ôxy trong máu giảm xuống, nồng độ khí carbonic tăng lên, kích thích não gây phản xạ thở trở lại. Khi đó bệnh nhân sẽ tỉnh ngủ chốc lát, các cơ ở họng được kích thích co cơ làm đường thở nới rộng ra và đường thở lại được lưu thông. Sau một khoảng thời gian, giấc ngủ sâu hơn, các cơ lại giãn và lại gây hẹp đường thở, xuất hiện tiếng ngáy rồi lại bị ngưng thở. Cứ thế quy trình lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ.
Phần lớn người bị hội chứng này không biết là mình mắc bệnh, thường chỉ có người thân ngủ chung nói cho họ biết là khi ngủ họ đã ngáy to và thỉnh thoảng lại ngừng thở rồi lại thấy thở lại. Vì vậy để nhận biết nên theo dõi: Về ban đêm thường ngáy to khi ngủ, ngưng thở về đêm, giấc ngủ không yên, vã mồ hôi trong đêm, bật dậy trong đêm vì cảm giác ngộp thở, tiểu đêm nhiều lần, giảm ham muốn tình dục. Trong khi ban ngày hay nhức đầu về sáng, buồn ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc, trầm cảm, tính tình thay đổi như dễ bị kích thích.
Bệnh nhân mắc hội chứng này không thể ngủ ngon bình thường, vì não bộ bị đánh thức lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, khiến họ buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, nhiều khi ngủ thiếp đi trong lúc đang lái xe, rất dễ gây tai nạn.
Ngoài ra, mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ làm giảm đột ngột lượng oxy trong máu, làm tăng khí carbonic gây nên tăng huyết áp và tạo gánh nặng cho hệ tim mạch. Tình trạng thiếu khí oxy, thừa khí carbonic trong đêm do những đợt ngưng thở khiến cho ban đêm, hệ thần kinh của người bệnh bị xáo trộn, huyết áp của họ bị tăng giảm liên tục, nhịp tim bị rối loạn... làm gia tăng nguy cơ đột tử trong đêm.
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở lúc ngủ, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bất thường của đường hô hấp và bệnh lý phối hợp.
Trước tiên, hãy thực hiện phương pháp tác động thay đổi lối sống. Biện pháp này đơn giản nhưng cần sự kiên trì và tỉ mỉ. Người có thể trạng béo phì cần thực hiện chế độ giảm cân nghiêm túc để duy trì cân nặng lý tưởng. Tránh các loại thức uống cồn, rượu trong vòng 4 giờ trước khi ngủ. Tránh uống thuốc ngủ. Nằm nghiêng khi ngủ. Để kiểm soát được việc nằm nghiêng, nên đính một quả bóng tennis vào chính giữa lưng áo ngủ để lúc ngủ say cũng không nằm ngửa được do vướng. Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm bớt chứng nghẹt mũi.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong miệng (giúp đưa hàm ra trước và nâng khẩu cái hoặc dụng cụ giữ lưỡi) là biện pháp điều trị hiệu quả ở các trường hợp bệnh nhân có bất thường giải phẫu vùng hàm như: hàm nhỏ, hàm đưa ra sau và lưỡi dày, tụt ra sau.
Ngoài ra, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cũng góp đường thở mở rộng, hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ. Dùng máy thở áp lực dương liên tục mang lại hiệu quả, cải thiện được 95 - 98% trường hợp.

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ (nam:4%, nữ:2%). Người có nguy cơ cao bị mắc hội chứng ngừng thở lúc ngủ tắc nghẽn là những người béo phì; người có bất thường về đường hô hấp trên như: amidan quá phát, khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn, lưỡi lớn và dày, hàm nhỏ, hàm ra sau, xương móng thấp hơn bình thường; người có tiền sử nghiện rượu, dùng thuốc an thần, thuốc gây nghiện, trong gia đình có người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ; người mắc bệnh đái tháo đường, suy giáp…
 

Theo BS Thu Trang Tiền Phong

Ngủ kém làm bệnh thêm nặng

Những ai bị tiểu đường mà ngủ kém sẽ có hàm lượng đường glucose trong máu cao và càng khó kiểm soát bệnh tật hơn.

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Chicago (Mỹ), theo trang tin healthday.com.
 
 
Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia so sánh 40 người bị tiểu đường tuýp 2 với 531 người không mắc bệnh tiểu đường. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa chất lượng giấc ngủ, hàm lượng đường glucose trong máu với các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường. “Chúng tôi thấy rằng ở những ai bị tiểu đường, có mối liên hệ giữa giấc ngủ kém và việc kiểm soát lượng đường glucose kém. Chúng tôi không phát hiện điều này ở người khỏe mạnh”, trưởng nhóm nghiên cứu Kristen Knutson nói.


Mai Duyên

Ngủ mở mắt: Nhân tướng hay bệnh lý?

Một số người có đặc điểm khá kỳ lạ là khi ngủ mắt vẫn mở, có thể mở một phần hoặc mở to mắt.

Về tướng số, người xưa cho rằng như vậy là một biểu hiện của tướng yểu. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe cơ thể người lại đưa ra cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Ngủ mà tưởng đang thức
Anh Trần Hòa An (42 tuổi, ở  số 315 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) mắc tật ngủ không nhắm mắt. Tật này đã bám theo anh từ  lâu, mà anh cũng chẳng nhớ nổi nguyên do đâu và  từ khi nào. Chỉ biết mỗi sáng thức dậy, anh đều thấy mắt rất mỏi và khô, nhưng chỉ cần chớp chớp mắt một lúc là "đâu lại vào đấy". Anh tâm sự khi mới lấy nhau, vợ anh không biết cứ tưởng anh vẫn thức, mãi một lúc nói chuyện không thấy anh trả lời mới biết chồng đã ngủ. Các con anh khi nhỏ cũng cứ thắc mắc tại sao bố ngủ mà không nhắm mắt, ban đầu chúng sợ nhưng rồi mãi cũng quen.
Trường hợp chị Mai Thi (xòm Chùa, Tây Hồ, Hà Nội) cũng mở mắt khi ngủ  nhưng chỉ mở khoảng 1/3 mí mắt, trông như  đang chơi trò "ti hí" của trẻ nhỏ. Bản thân chị Mai Thi cho biết, khi ngủ thường rất hay mơ, nhưng cũng không thấy có gì bất thường về sức khỏe, cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Không nhắm mắt khi ngủ, bụi bẩn rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng, viêm kết mạc, giác mạc...
Theo ông Nguyễn Lâm Chính, một nhà nghiên cứu nhân tướng học, người xưa thường cho rằng ngủ không nhắm mắt là một biểu hiện của tướng yểu. Tuy nhiên, chỉ riêng đặc điểm này không thể kết luận gì về mặt tướng số. Để kết luận một người có yểu tướng hay không còn phải phụ thuộc nhiều đặc điểm nhân dạng, từ những đặc điểm của khuôn mặt, sắc thái da, dáng người, cũng như tướng đi đứng... Cũng có người cho rằng ngủ không nhắm mắt thể hiện tính khí nóng nảy như Trương Phi, bởi nhân vật Tam Quốc này cũng có đặc điểm mở mắt trừng trừng khi ngủ. Ông Chính cho rằng, lập luận này là không có căn cứ về mặt nhân tướng và không phải ai tính nóng như lửa thì khi ngủ cũng mở mắt.
Cẩn trọng với bệnh mắt
Thông thường khi ngủ mọi người đều phải nhắm mắt, hiện tượng ngủ mở  mắt không phải là phổ biến. Theo ThS Trần Thế  Hưng, khoa Mắt, BV Đại học y Hà Nội, ngủ mở mắt chắc chắn là biểu hiện bệnh lý. Các trường hợp ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não... Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u... Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt.
 
Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.
 
ThS Trần Thế Hưng khẳng định, trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý  chứ không phải là hiện tượng lạ như  nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt.
 
Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt. Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô. Khi ngủ mắt không nhắm - nghĩa là không có hiện tượng chớp - cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực. Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc...
BS Đào Bá Vy, nguyên trưởng khoa Vật lý trị liệu, BV 345 cho biết, một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3 - là dây thân kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt.
Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

 Theo Thu Na - Báo Khoa học và Đời Sống Online

4 chiếc chìa khóa giúp giải nhiệt căng thẳng

Con người ngày càng dễ bị căng thẳng do bị tác động của cuộc sống. Nhưng tìm ra chìa khóa giải nhiệt cho bản thân thì không phải ai cũng làm được.

Phân tích công việc

Việc đầu tiên chúng ta phải làm là cân bằn cuộc sống một cách tối đa có thể. Hãy lập danh sách các hoạt động theo mức độ ưu tiên và rạch ròi thời gian dành cho công việc, cho gia đình, cho bạn bè và cho chính bản thân bạn.
Hãy suy nghĩ về những việc sẽ khiến bạn hài lòng và những việc làm cho bạn phải bận tâm. Đừng đặt ra những yêu cầu quá cao đối với những việc mà bạn không có hứng thú làm, những việc mà bạn bắt buộc phải làm. Hãy xem chúng quan trọng đến đâu trong cuộc sống của bạn. Nếu việc gì nhất thiết cần tiến hành thì đừng tiếp tục lảng tránh hay trì hoãn nó, tạo cho bản thân hứng thú để bắt tay vào việc thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ xóa bỏ hết tâm trạng nặng nề của bạn trước đó.
Hãy tạo cho mình khả năng chấp nhận hoặc từ chối những việc “từ trên trời rơi xuống” mà không hề mảy may khó chịu hoặc áy náy. Bạn cần có một danh sách các công việc chưa hoàn thành để luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với nó. Nếu có một ý tưởng thú vị chợt lướt qua trong đầu, hãy ghi lại trên giấy nhắn, trên điện thoai, trên e-mail... để công việc không cuốn phăng mất sự thú vị đó đi.
Giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do stress gây ra - ảnh minh họa
 
Sống gọn gàng, ngăn nắp

Bạn hãy cố gắng sắp xếp các đồ vật luôn luôn theo một cách thức và vị trí nhất định nhằm mục đích tìm lại một cách dễ dàng nhất. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn thế nữa tránh những căng thẳng không cần thiết khi cố sức tìm kiếm các đồ vật mà mình đang cần sử dụng ngay. Vận dụng những sản phẩm thông minh như điện thoại, máy tính và các đồ điện tử xách tay khác để lưu các kế hoạch cho các hoạt động của mình.
 
"Chuyền bóng" cho người khác

Đừng nghĩ rằng bạn là số 1, là người không thể thay thế. Hãy ủy thác công việc cho những người bạn tin tưởng và những người có mong muốn giúp đỡ bạn mỗi khi có thể. Khi cảm thấy áp lực cuộc sống trong bạn đã sắp đến điểm tới hạn, hãy tìm cho mình một khoảng thời gian nghỉ hợp lí để thực hiện các hoạt động mà bạn yêu thích như tập thể thao, đọc sách báo, xem phim hay đi du lịch.
Khi làm việc quá căng thẳng bạn hãy dừng lại một vài phút, nhắm mắt lại và hít thở thật sâu và có thể nghe những bản nhạc mà bạn yêu thích. Hãy học cách để cho đầu óc thư thái.
Nếu bạn cảm thấy không được khỏe, đừng ngại tâm sự với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để họ biết được nguyên nhân dẫn đến những hành động có thể quá khích của bạn. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm lý và hơn thế, có thể họ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể tìm một nơi kín đáo để khóc. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khóc có thể làm giảm đau đớn và căng thẳng.
Chơi thể thao và ăn đủ chất

Hoạt động nay không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn là một phương pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do stress gây ra. Một số môn thể thao tốc độ sẽ giúp chuyển hướng sự tập trung của bạn ra khỏi những rắc rối, khó xử trong cuộc sống. Thực tế cho thấy người chơi thể thao thường xuyên không chỉ có thể lực tốt mà còn kiểm soát cảm xúc tốt, cũng như suy nghĩ rõ ràng hơn trong mọi công việc. Tất cả tác dụng trên sẽ giúp nâng cao ngưỡng đề kháng với stress cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của stress.
Khi bị stress, cơ thể bạn sẽ bị gia tăng những loại hormon gây ra stress như tăng lượng đường huyết và cholesterol, gia tăng nhịp tim và huyết áp, hệ miễn dịch suy yếu... Vì vậy khi có dấu hiệu và triệu chứng stress, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Người bị stress nên ăn những loại ngũ cốc như gạo lứt, bắp, hạt kê… Đặc biệt khi bị stress, bạn sẽ bị sụt giảm lượng chất kẽm, sắt, selenium dẫn tới những triệu chứng căng thẳng, lo sợ hoặc suy giảm trí nhớ. Uống chè xanh không chỉ có tác dụng làm giảm những căng thẳng mà theo các nghiên cứu khoa học còn chứng minh chè xanh còn giúp bạn tỉnh táo, kích thích tiêu hóa, điều hòa khí huyết.

Theo Thành Nam Phụ nữ & Đời sống ( ABC Feminin)

Buồn, vui thất thường

Người bệnh có biểu hiện bệnh lúc vui, lúc buồn quá mức có thể dẫn đến nguy cơ tự sát nếu không được phát hiện và điều trị.

Tháng nào phòng khám tâm thể Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng tiếp nhận vài bệnh nhân có biểu hiện bệnh lúc vui, lúc buồn quá mức. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự sát nếu không được phát hiện và điều trị.
 
Bệnh buồn vui thất thường là cách nói nôm na của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, được định nghĩa là một rối loạn khí sắc mãn tính. Bệnh có biểu hiện bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.
Bệnh đa dạng
TS.BS Ngô Tích Linh - phó chủ nhiệm bộ môn tâm thần Đại học Y dược TP.HCM - cho biết một bệnh nhân 14 tuổi có biểu hiện rất phấn khích và cậu bé tuyên bố đang thực hiện một dự án sẽ giải quyết vấn đề khủng hoảng nhiên liệu. Cậu bé nói không ngừng về kế hoạch và còn cho rằng cuộc sống của mình có thể gặp nguy hiểm do tính chất quan trọng của công việc đang làm. Vài tuần trước khi có những biểu hiện này cậu bé đã đọc sách say sưa và ngủ rất ít nhưng vẫn thể hiện tràn đầy sinh lực... Bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm đơn độc với biểu hiện loạn thần.
Một bệnh nhân nam 27 tuổi được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm tái phát. Bệnh nhân này được các bạn ở cùng phòng đưa đến khoa cấp cứu vì ngủ rất ít từ 3-4 tuần nay, uống nhiều rượu trong hai tuần trước đó dù bình thường không uống như vậy. Bệnh nhân thức suốt đêm để dọn dẹp phòng và mua sắm nhiều đồ đạc không cần thiết, luôn tỏ ra rất bực bội và dễ gây gổ. Ngoài ra, bệnh nhân còn khoe đã ngủ với ba cô gái trong một tuần. Bạn thân của bệnh nhân cho biết bệnh nhân từng bị tương tự cách đây hai năm và đang phải uống thuốc điều trị.
Khi khám tâm thần, bác sĩ ghi nhận cảm xúc bệnh nhân này thay đổi từ bực bội đến hưng phấn. Cách ăn mặc cũng không giống ai: áo màu cam, quần màu đỏ cùng hai chiếc vớ không cùng loại. Ở phòng khám, bệnh nhân nói lớn tiếng, nói rất nhanh, khó ngắt lời, cứ đi tới đi lui trong phòng, không chịu ngồi khi được yêu cầu. Bệnh nhân cho rằng bạn bè cố ép mình đến đây chỉ vì họ ganh tị anh đã quá thành công trong việc chinh phục phụ nữ!
25-50% người bệnh toan tính tự tử
 
Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 21. Nguyên nhân của bệnh đến nay chưa rõ và mang tính chất nội sinh, đồng thời còn có yếu tố di truyền. Đặc trưng của bệnh là sự tái diễn hoặc luân phiên của các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm, xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm.
 
Theo y văn, những người mắc rối loạn lưỡng cực có tỉ lệ ly dị cao gấp hai đến ba lần, và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người không mắc. Đáng lo ngại hơn, những bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực có nguy cơ tự tử rất cao. Ước tính 25-50% số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có toan tính tự tử ít nhất một lần trong đời.
Khi triệu chứng hưng cảm bộc phát, bệnh nhân có hành vi thiếu kiềm chế như tiêu xài phung phí, cờ bạc, tăng tình dục, tăng cường lĩnh vực hành động, thích xen vào chuyện người khác, dễ nổi nóng. Ngoài ra còn có những triệu chứng thần kinh thực vật khác như sụt cân, chán ăn, mất ngủ, cảm thấy dồi dào sức khỏe, y phục màu mè, lòe loẹt, có khi kệch cỡm dị hợm,  có lúc tỏ ra rất mến khách, có lúc lại hung hăng, kích động. Cảm xúc thường không ổn định, lúc vui vẻ, lúc bực bội cáu gắt...
Ngược lại, khi triệu chứng trầm cảm xuất hiện, bệnh nhân chán nản, thu rút, cảm thấy không còn động cơ thúc đẩy, chán ăn hoặc ăn nhiều, mệt mỏi... Ngoài ra còn có biểu hiện táo bón, khô miệng, đau đầu, chậm hoặc kích động, giao tiếp bằng mắt kém, chảy nước mắt, cảm xúc buồn rầu, có ý tưởng chết chóc, ảo giác, đãng trí, trí nhớ kém.
Phần lớn bị chẩn đoán sai
Tình trạng chẩn đoán sai bệnh rối loạn lưỡng cực không chỉ có ở VN mà còn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Thống kê cho thấy có đến 69% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bị chẩn đoán sai. Trong đó, 70% bị chẩn đoán sai 1-3 lần, 30% bị chẩn đoán sai từ bốn lần trở lên.
Theo TS Ngô Tích Linh, thực tế cho thấy nếu bệnh nhân đến bác sĩ tâm thần khám thì 47,9% được chẩn đoán chính xác, 44% bị chẩn đoán nhầm và 8,1% không phát hiện bệnh. Lý do chẩn đoán nhầm trong rối loạn lưỡng cực từ phía thầy thuốc là do trầm cảm lưỡng cực có triệu chứng giống với trầm cảm đơn cực; rối loạn lưỡng cực thường thể hiện dưới hình thức trầm cảm; khi sử dụng các test sàng lọc bị thất bại; bác sĩ hỏi sơ sài về tiền sử hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm. Về phía bệnh nhân cũng ít khai báo các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ của mình, và họ cũng không phân biệt được trầm cảm lưỡng cực với trầm cảm đơn cực.
Để phát hiện rối loạn lưỡng cực, BS phải theo dõi quá trình bệnh của bệnh nhân bởi các triệu chứng như: khởi phát sớm, cơn trầm cảm nặng tái diễn liên tục, cơn trầm cảm nặng nhưng ngắn (dưới ba tháng), tiền sử có cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, có lo âu và lạm dụng chất gây nghiện (rượu, thuốc lắc...) đi kèm, công việc không ổn định và có tiền sử rối loạn nhân cách.
 
Theo Lê Thanh Hà Tuổi Trẻ

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons