Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Nhận biết sớm cơn đột quỵ não

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một bệnh lý rất nguy hiểm: là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Tỷ lệ và mức độ di chứng nặng nề nhất trong các bệnh lý nội khoa; chi phí điều trị rất tốn kém; thời gian điều trị dai dẳng. Phát hiện và xử trí sớm đột quỵ não sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Não được tưới máu bởi hai hệ động mạch là hệ động mạch cảnh và hệ động mạch sống - nền.
Hệ động mạch cảnh: có 2 động mạch cảnh chạy hai bên phía trước cổ đi lên, cấp máu cho 2/3 não bộ. Có thể thấy động mạch cảnh đập dưới tay bằng cách sờ dọc từ hầu bệnh nhân sang hai bên tới vị trí hõm phía trước cổ. Khi động mạch cảnh bị chít hẹp (ví dụ do vữa xơ động mạch) sẽ gây cản trở tưới máu lên não, thậm chí gây đột quỵ não.
Hệ động mạch sống - nền: hai động mạch đốt sống chạy phía gáy, chui qua các lỗ mỏm ngang của đốt sống cổ. Khi qua đốt sống cổ trên cùng, chúng hợp nhất thành một động mạch gọi là động mạch thân nền. Động mạch thân nền đi vào hộp sọ cấp máu cho phần sau của bộ não. 
Do đường đi như vậy nên ở những người bị thoái hóa cột sống cổ có thể gây chít hẹp các lỗ mỏm ngang, gây chèn ép động mạch đốt sống. Khi đó bệnh nhân có những triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não.
Nhận biết sớm cơn đột quỵ nãoHai thể chính của đột quỵ não.
Vì sao bị đột quỵ não?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương khu trú của não, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Như vậy, đột quỵ não có 4 đặc điểm: Xảy ra đột ngột, có thể trong điều kiện bệnh nhân đang hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Ví dụ đang ngồi nghỉ, đang ngủ, đang ăn cơm...; Có biểu hiện tổn thương chức năng của não: liệt chân tay một bên, liệt mặt, tê bì nửa người, nói ngọng - nói khó, lú lẫn...; Triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ; Nguyên nhân do tổn thương mạch máu não, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Hai thể bệnh của đột quỵ não
Nhồi máu: do nghẽn/tắc động mạch não.
Chảy máu: do vỡ một điểm ở thành động mạch, máu tràn ra khỏi lòng mạch.
Đột quỵ não là một bệnh lý do nguyên nhân tổn thương mạch máu cấp máu cho não. Nên theo cơ chế tổn thương mạch máu thì đột quỵ não được chia 2 thể chính:
Đột quỵ nhồi máu não: do các nguyên nhân hẹp hoặc tắc động mạch não. Dẫn tới vùng não bị giảm hoặc ngừng cấp máu dẫn tới tổn thương.
Đột quỵ chảy máu não: do mạch máu bị vỡ ra, máu chảy tràn vào tổ chức não hoặc các khoang chứa dịch bao quanh tổ chức não.
Là nguyên nhân gây tử vong sau các bệnh tim mạch
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau các bệnh tim mạch và ung thư. Điều trị cũng đòi hỏi thời gian lâu dài, rất tốn kém.
Đột quỵ não là bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất trong các bệnh nội khoa.
Đột quỵ não mức độ nhẹ:
Để lại di chứng ít và nhẹ như liệt nửa người: thường bắt đầu hồi phục sau 2-4 tuần và kéo dài nhiều tháng tiếp sau; Co cứng cơ: sau khoảng 4-6 tuần thì chuyển sang giai đoạn liệt cứng (cơ vùng liệt tăng trương lực) gây vận động khó khăn, đau nhức cơ khớp. Đặc biệt hay gặp đau khớp vai.
Rối loạn ngôn ngữ: nói khó hơn bình thường hoặc không hiểu lời nói.
Các trường hợp đột quỵ mức độ nặng, di chứng nhiều và rất nặng nề:
Rối loạn ý thức: tri giác, trí nhớ suy giảm; Rối loạn tâm thần, trầm cảm; Suy dinh dưỡng; Viêm phổi: nguyên nhân do bệnh nhân nằm một chỗ do liệt, suy giảm sức đề kháng, dễ nuốt sặc...; Loét vùng tì đè: những vùng bị tì đè trực tiếp xuống mặt giường khi nằm rất dễ bị loét (gót chân, vùng xương cùng - cụt, vùng lưng, vùng chẩm...); Đại tiện - tiểu tiện không tự chủ; Một số hậu quả khác: co giật động kinh; huyết khối tĩnh mạch sâu; biến dạng tư thế; tăng huyết áp; loạn nhịp tim...
Đặc biệt, bệnh nhân đã bị đột quỵ não thì nguy cơ bị đột quỵ tái diễn rất cao so với người chưa từng bị đột quỵ.
Bộ não là cơ quan có chức năng điều khiển hoạt động chức năng của hầu hết cơ quan trong cơ thể. Não người trưởng thành nặng 1,3 - 2,4kg. Bộ não có khoảng 130 tỉ tế bào thần kinh và phân chia thành các phân khu đảm nhiệm các chức năng khác nhau: vận động, cảm giác, trí nhớ, tư duy... Do vậy, khi tổn thương các khu vực khác nhau thì triệu chứng biểu hiện rất khác nhau.
Não được nuôi dưỡng nhờ sự cấp máu của hệ thống mạch máu não. Mặc dù não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng não lại cần đến 20 - 25% tổng lượng máu của cơ thể để hoạt động bình thường. Tế bào thần kinh được gọi là tế bào "quý phái" do khả năng chịu đựng rất kém, nếu bị ngừng cấp máu trong thời gian ngắn (4 - 6 phút) đã bị tổn thương nặng nề và chết.
Theo BS Anh Tuấn - Sức khỏe và Đời sốn

Paracetamol làm thui chột cảm xúc

Các loại thuốc giảm đau không chỉ làm dịu cơn đau thể lý mà chúng còn có thể làm chai lỳ cảm xúc.

Chú thích ảnh trên: Các kết quả cho thấy những người tham gia có uống paracetamol đánh giá mọi hình ảnh ít cực đoan hơn những người chỉ uống thuốc vờ. Các nhà nghiên cứu không biết những thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin có cùng tác dụng hay không, mặc dầu họ có kế hoạch nghiên cứu vấn đề này.
Một nghiên cứu mới khẳng định rằng paracetamol - thành phần chính trong thuốc giảm đau bán tự do - có khả năng làm suy yếu cảm xúc vui và buồn.
Paracetamol được sử dụng hơn 70 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tác dụng phụ này của nó được khám phá. Nghiên cứu trước đó cho thấy paracetamol không chỉ có tác dụng đối với cơn đau thể lý, mà còn với cơn đau tâm lý.
Nghiên cứu này đạt được các kết quả xa hơn qua chứng minh rằng nó cũng làm cho người dùng giảm các cảm xúc tích cực đến mức độ nào, Geoffrey Durso, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học bang Ohio cho biết.
"Điều đó có nghĩa là paracetamol hoặc các sản phẩm tương đương có thể gây ra những hậu quả rộng hơn so với suy nghĩ trước đây," Durso nói. "Thay vì chỉ là thuốc giảm đau, paracetamol có thể được xem như là thuốc giảm mọi thứ cảm xúc."
Baldwin Way, giáo sư tâm lý học Đại học bang Ohio cho rằng những người trong nghiên cứu uống thuốc giảm đau không có vẻ như nhận ra họ đang phản ứng khác nhau.
"Hầu hết mọi người có lẽ không nhận thức rằng các cảm xúc của họ có thể bị tác động như thế nào khi họ uống paracetamol," ông nói.
Có hai nghiên cứu của các sinh viên đại học. Nghiên cứu thứ nhất gồm 82 người tham dự, một nửa trong số họ uống một liều cấp tính 1.000mg paracetamol và một nửa dùng một liều thuốc vờ (placebo).
Rồi họ chờ 60 phút để thuốc có tác dụng.
Những người tham gia sau đó xem 40 hình ảnh chọn từ một cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khắp thế giới để gợi ra những phản ứng cảm xúc. Các hình ảnh dao động từ cực kỳ khó chịu, cho đến trung tính và cực kỳ dễ chịu.
Sau khi xem mỗi bức ảnh, các người tham gia được hỏi bức ảnh dương tính hay âm tính trên một thang điểm -5 (cực kỳ âm tính) đến +5 (cực kỳ dương tính). Rồi họ được cho xem cũng bức ảnh ấy một lần nữa và được hỏi bức ảnh làm họ cảm thấy một phản ứng tình cảm mạnh bao nhiêu.
Các kết quả cho thấy rằng những người tham gia có uống paracetamol đánh giá toàn bộ các bức ảnh rất ít cực đoạn so với những người uống thuốc vờ. "Những người uống paracetamol không cảm thấy độ cao thấp tương tự những người uống thuốc vờ," Way nói.
Một khả năng là paracetamol làm thay đổi độ lớn của phán quyết của mọi người. Các nhà khoa học khẳng định paracetamol có thể làm cùn các phán đoán rộng hơn của các cá nhân đối với mọi thứ, chứ không chỉ những thứ mang nội dung cảm xúc.
Những nhà nghiên cứu làm một nghiên cứu thứ hai trong đó 85 người được xem cùng những bức ảnh và đưa ra cùng những phán đoán đánh giá và phản ứng cảm xúc như trong nghiên cứu thứ nhất. Những người tham gia trong nghiên cứu thứ hai cũng báo cáo lại họ cảm thấy xanh như thế nào đối với mỗi bức ảnh.
Một lần nữa, các cá nhân uống paracetamol có những cảm xúc đối với những bức ảnh âm tính và dương tính chai một cách đáng kể. Nhưng các phán đoán về nội dung màu xanh tương tự bất chấp họ có uống hay không uống paracetamol.
Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu không biết những thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin có cùng tác dụng hay không, mặc dầu họ có kế hoạch nghiên cứu vấn đề này. Paracetamol, không giống như các thuốc giảm đau khác, là một loại thuốc kháng viêm không steroid.
Có nghĩa rằng điều đó được nghĩ là nhằm kiểm soát viêm trong cơ thể. Liệu thực tế rằng bất kỳ sự liên quan đến hiệu ứng cảm xúc có thể có của thuốc vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ, các nhà nghiên cứu nói thêm.
"Đang có nhiều bằng chứng rằng một số người càng trở nên nhạy cảm hơn đối với các biến cố lớn đủ các kiểu trong đời sống, thay vì chỉ tổn thương đối với các biến cố tồi tệ," Durso nói.
Theo Khởi Thức - Thế giới tiếp thị
Nông thôn ngày nay

Khắc phục đau dây thần kinh sau zona

Đau dây thần kinh hậu zona là một biến chứng của bệnh zona, do virut thủy đậu (herpes zoster) gây ra.

Hầu hết các trường hợp bệnh zona khỏi trong vòng một vài tuần nhưng nếu đau kéo dài sau khi khỏi các tổn thương ban và bọng nước được gọi là đau thần kinh hậu zona.
Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể dễ dẫn đến đau dây thần kinh hậu zona bao gồm: cao tuổi (thường trên 50 tuổi). Giới nữ hay bị hơn nam; Có biểu hiện đau nhiều trong giai đoạn có tổn thương ban và bọng nước; Ban và bọng nước nặng và lan rộng; Có các biểu hiện tiền triệu (đau và dị cảm đau vùng dây thần kinh bị ảnh hưởng trước khi xuất hiện ban và bọng nước); 
Cơ thể suy giảm miễn dịch như đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, thuốc chống thải ghép ở những người ghép tạng, nhiễm HIV...; Một số yếu tố về mặt tâm lý xã hội cũng có thể thúc đẩy xuất hiện đau dây thần kinh hậu zona; 
Vị trí tổn thương: Nguy cơ là thấp nếu zona ở vùng cằm, cổ và thắt lưng. Nguy cơ trung bình ở vùng ngực. Nguy cơ cao nhất ở vùng chi phối của dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ não số V), đặc biệt là nhánh mắt (vùng mặt) và đám rối thần kinh cánh tay.
Khắc phục đau dây thần kinh sau zona
Tổn thương da trong bệnh zona do virut varicella - zoster.
Biểu hiện bệnh
Các biểu hiện của đau dây thần kinh hậu zona thường giới hạn ở những vùng da đầu tiên xảy ra bệnh zona và thường chỉ một bên cơ thể. Có thể bao gồm:
Đau. Đau vẫn tiếp tục dai dẳng vài tháng hoặc thậm chí hàng năm sau mặc dù tổn thương ban đầu đã giảm hoặc hết. Cảm giác đau nóng rát, giần giật, đau nhói trong sâu.
Nhạy cảm đau. Cảm giác đau xuất hiện khi có các kích thích mà bình thường không gây đau hoặc khó chịu như tiếp xúc nhẹ, kể cả tiếp xúc với quần áo, hơi nóng hoặc hơi lạnh.
Ngứa và tê. Ít gặp hơn. Hiếm gặp hơn có thể có biểu hiện yếu hoặc liệt cơ.
Các biểu hiện có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và thậm chí gây trầm cảm và cách biệt xã hội.
Nguyên nhân do đâu?
Trong thời gian bị nhiễm trùng ban đầu của bệnh thủy đậu, một số virut ở tế bào thần kinh của cơ thể trong trạng thái không hoạt động. Nhiều năm sau, virut có thể bị tái kích hoạt gây ra bệnh zona. Vì cơ thể đã có miễn dịch chống lại virut nên ban và bọng nước chỉ xuất hiện ở vùng da bị chi phối bởi dây thần kinh có virut tái hoạt động.
Đau dây thần kinh hậu zona xảy ra nếu các sợi thần kinh bị tổn thương trong đợt bùng phát của bệnh zona. Sợi thần kinh bị tổn thương không thể gửi tin nhắn từ da đến não bộ theo cách thông thường mà thay vào đó, các thông điệp trở nên rối loạn gây đau dai dẳng hàng tháng, thậm chí cả năm.
Điều trị thế nào?
Thăm khám vùng bị zona có sẹo, giảm cảm giác hoặc quá mẫn, thậm chí dị cảm. Trong hầu hết trường hợp, đau dây thần kinh hậu zona có thể được chẩn đoán dựa vào lâm sàng mà không cần làm xét nghiệm.
Bác sĩ cần giải thích cho người bệnh hiểu được bản chất của bệnh, bao gồm cả tính chất dai dẳng của triệu chứng và mục tiêu của điều trị; Khuyên người bệnh mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton sẽ giảm được kích thích lên vùng da nhạy cảm.
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp, có thể cần phải kết hợp các phương pháp điều trị để giảm đau. Thường kết hợp các thuốc giảm đau tại chỗ (miếng dán có chứa thuốc giảm đau hoặc bôi thuốc giảm đau) và thuốc giảm đau toàn thân, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau dạng thuốc phiện... 
Tuy nhiên, đau hoặc khó chịu đáp ứng kém với các thuốc giảm đau thông thường. Những trường hợp nặng hơn có thể cần dùng phương pháp thủy châm bằng các thuốc tăng cường dinh dưỡng, bổ thần kinh; phương pháp kích thích điện thần kinh qua da; tiêm thuốc phong bế dây thần kinh...
Vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona và đau dây thần kinh hậu zona ở người trưởng thành.
Bệnh zona thường đau trước khi phát ban. Nguy cơ phát triển đau dây thần kinh hậu zona giảm một nửa nếu bắt đầu dùng thuốc kháng virut trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện phát ban bệnh zona.
Ðau dây thần kinh hậu zona ảnh hưởng đến các dây thần kinh và da. Ðau có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống. Nguy cơ đau dây thần kinh hậu zona tăng theo tuổi tác, chủ yếu gặp ở những người trên 60 tuổi (chiếm khoảng 1/3 số người bị bệnh). 
Vùng da bị đau cũng khác nhau, nhưng zona ở phần trên của cơ thể, đặc biệt là vùng mặt có nguy cơ đau dây thần kinh hậu zona cao hơn rõ rệt các vùng khác. 
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng. Với hầu hết các trường hợp, đau có thể giảm dần theo thời gian. Biểu hiện đau thường giới hạn ở vùng da bị bệnh lúc đầu, chủ yếu là vùng chi phối của trục thần kinh và chỉ ở một bên của cơ thể.
Theo BS Yến Ngọc - Sức khỏe và Đời sống

15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson được coi là một căn bệnh thời đại bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để parkinson- căn bệnh do thoái hóa tế bào thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, con người sẽ đi đứng khó khăn, cử động chậm chạm, tay chân run cứng. Khi bệnh tiến triển, nó phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt dopamine, một chất truyền thần kinh có thể gửi tín hiệu lên não để điều khiển vận động. 
Hiện nay trên thế giới có khoảng 6,5 triệu người mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn so với nữ, bệnh khởi phát lúc 60 tuổi, và thường có những dấu hiệu sớm ở 50 tuổi, nhưng một vấn đề mới xuất hiện hiện nay là số người trẻ, trên 35 tuổi có dấu hiệu sớm của bệnh parkinson chiếm gần 10%. 
Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng tăng trương lực cơ (cứng cơ), run, không điều khiển được tay chân theo ý muốn, chậm vận động, đi lại khó khăn, mất các phản xạ tư thế…
Đây là căn bệnh hiện không có thuốc chữa để có thể giúp người bệnh từ mắc bệnh trở thành khỏi bệnh hoàn toàn, mà các thuốc điều trị hiện nay chỉ có thể giúp cho người bệnh trong những năm đầu, làm cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Theo TS Bobby, Trung tâm tư vấn thần kinh Aster Medcity cho biết, chính vì không thể chữa khỏi căn bệnh này nên việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động của mình. 
Dưới đây là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện sớm bệnh:
Tính cách thay đổi
Bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành xử, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống nhất định trong cuộc sống- tất cả hình thành nên tính cách của mỗi con người. Bất kỳ sự thay đổi trong tính cách nào cũng có thể là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson. Người mắc bệnh này hay xuất hiện tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi về tinh thần nhưng lại dễ bị bỏ qua.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Chậm chạm trong phối hợp các hoạt động
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất cứ những thay đổi tư thế nào như khi quay đầu, quay người lại, với, cài khuy, buộc dây giày... người bệnh thường làm với tốc độ chậm, không rõ ràng. 
Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của tuổi già, người bệnh thường phản ứng chậm với các hành động có mục đích. Nhưng thực tế nó cũng là dấu hiệu sớm của căn bệnh thoái hóa thần kinh này.
Giảm cảm giác về mùi
Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, nó thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người người. Trong các nghiên cứu về căn bệnh Parkinson, người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh không có khả năng phân biệt mùi dưa chua, mùi cay, hoặc các mùi thối....Họ không phân biệt được rõ ràng hoặc khứu giác ngày càng suy giảm khi bệnh nặng.
Hay xuất hiện các vấn đề đường ruột
Tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, nhưng cũng không nên bỏ qua, đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh Parkinson.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Đau vai
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đối với người già, việc loãng xương, mất xương càng dễ nghi ngờ là nguyên nhân hơn do bệnh Parkinson. Khi đau xương khớp do Parkinson kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc. Nếu người bệnh dùng thuốc mà không thấy đỡ cần phải nghi ngờ mình mắc bệnh Parkinson.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn mới có một giấc ngủ say, bạn cũng cần phải tìm nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi cho mình. Nếu mệt mỏi đi kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những đánh giá chính xác nhất.
Thay đổi chữ viết tay
Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson gặp các triệu chứng như cứng đờ cơ bắp, khó khăn khi cử động các ngón tay. Một sự thay đổi đột ngột dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi chữ viết tay, kể cả sự thay đổi chữ ký, đây là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Những con chữ sẽ đột nhiên nhỏ đi hoặc viết sít hơn....
Run nhẹ
Khi bệnh đã tiến triển, run thường xuất hiện, nó có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu.... Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng run nhẹ ở các ngón tay, ngón tay cái, cằm, môi.... Bên cạnh đó, bạn có thể gặp co giật nhẹ và run khi bạn cố gắng để ngồi hoặc co giật tay chân ...
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Gặp vấn đề khi di chuyển
Vì Parkinson ảnh hưởng đến vấn đề cử động của cơ thể, trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể bị cứng ở chân khi đi bộ chẳng hạn, đó là do khớp bị cứng lại. Tuy nhiên triệu chứng tê cứng sẽ dần mất đi khi bạn bắt đầu đi bộ, hoặc đôi khi người bệnh cảm thấy bất lực, như chân bị dính xuống sàn mà không thể nhấc lên. Các triệu chứng thoáng qua này chính là dấu hiệu ban đầu của Parkinson.
Rối loạn giấc ngủ
Người mắc nệnh parkinson cũng có những dấu hiệu về thần kinh như rối lọan giấc ngủ, trầm cảm, lo âu… Nếu gặp phải những bất thường này hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Mất đi sự cân bằng
Người mắc bệnh Parkinson có sự thay đổi tư thế như hay khom lưng hoặc nghiêng về phía trước là dấu hiệu phổ biến. Họ thường khom lưng khi di chuyển, thậm chí cả khi đứng, người bệnh thường đứng không vững.
Ngất xỉu
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi thức dậy, đây là triệu chứng cần phải nghĩ đến người bệnh đã mắc Parkinson.
Thay đổi trong giọng nói
Bất kỳ sự thay đổi trong giọng nói nào như khàn giọng hoặc giọng nói trở nên khác lạ chính là dấu hiệu đáng lo ngại. Thay đổi trong giọng nói rất phổ biến ở bệnh nhân Parkinson, ở giai đoạn nặng nhiều người bệnh còn bị mất đi giọng nói của họ.
Liệt cơ mặt
Người bệnh Parkinson thường không có biểu hiện cảm xúc nhiều, do các cơ vận động trên khuôn mặt bị ảnh hưởng. Họ gặp khó khăn cả trong khi cười, nói, hoặc chớp mắt.....
Tính khí thất thường
Đây là phổ biến đối với bệnh nhân Parkinson và cũng có thể coi là một triệu chứng sớm của bệnh. Trong trường hợp người bệnh thay đổi tâm trạng thường xuyên, tốt hơn là họ nên được đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đầy đủ.
Theo Bạch Dương - Sức khỏe và Đời sống

Vì sao nên trị đau đầu bằng châm cứu?

Nếu tìm một dấu hiệu bệnh lý thường gặp đến độ ai cũng biết thì đau đầu chắc chắn có mặt trong danh sách chung kết.

Theo công bố của ngành y, đau đầu là triệu chứng thông thường đến độ trẻ mới vào lớp 1 đã biết khổ vì đầu không bị gõ mà đau! Theo thống kê ở châu Âu, 4/5 số trẻ em ở lứa tuổi chưa xong bậc tiểu học đã từng có lần phải nghỉ học vì đau đầu. Khỏi nói dông dài cũng hiểu số trẻ em đau đầu ở nước mình khó mà thấp hơn khi nhiều trẻ bị ép học thêm thậm chí đến ngày chủ nhật cũng không được nghỉ!
Như hình với bóng
Có một điều chắc chắn là dù muốn hay không, đau đầu theo sát mỗi người như hình với bóng. Điều này không có gì khó hiểu vì đau đầu về mặt cơ chế là một loại phản ứng tất nhiên trong nhiều tình huống. 
Dù là do nguyên nhân thông thường như stress, khó tiêu, cảm cúm, dị ứng... hay với lý do phức tạp hơn như cao huyết áp, nhiễm trùng..., cơ thể đều phản ứng với triệu chứng đau đầu. Có khác chỉ khác về cường độ, tần số, vị trí và dấu hiệu đi kèm của cơn nhức đầu.
Nếu nói tóm lược về mặt cơ chế, đau đầu là hậu quả của tình trạng co giãn quá nhanh của mạng lưới mạch máu li ti trong não bộ. Hậu quả là áp lực trong não biến động liên hồi, vừa tăng lại giảm, chưa giảm hết lại tăng trở lại khiến đầu người như bị búa bổ.
Với cơ chế vừa mô tả, bên cạnh chuyện giải quyết nguyên nhân, muốn cắt cơn nhức đầu cần làm sao để mạng lưới mạch máu li ti trong não đừng co thắt thái quá. Khéo hơn nữa là làm thế nào để dòng máu lưu thông qua lại đừng đậm đặc. 
Thuốc đau đầu hiện nay có thừa. Thuốc có tác dụng nhanh nghĩa là gãi đúng chỗ ngứa của khách hàng cần gấp tình trạng đầu hết căng.
Éo le ở điểm thuốc trị đau đầu nào cũng gây lệ thuộc. Đáng lo hơn nữa là mối liên hệ đã được chứng minh giữa việc lạm dụng thuốc trị đau đầu và bệnh trầm uất, đột qụy dù không tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, cũng không tăng mỡ máu trước đó.
Lợi điểm khác của châm cứu là không có phản ứng phụ như với hóa chất tổng hợp Ảnh: Hoàng Triều
Lợi điểm khác của châm cứu là không có phản ứng phụ như với hóa chất tổng hợp. Ảnh: Hoàng Triều
Ưu tiên dùng châm cứu
Đáng tiếc vì nhiều người chưa biết châm cứu, nếu được áp dụng đúng cách, là phương tiện gia tốc phản ứng tổng hợp serotonin.
Dưới tác động trên trục tuyến yên - thần kinh giao cảm của châm cứu, cơ thể phóng thích endorphin, hoạt chất nội sinh với tác dụng giảm đau hơn hẳn các loại thuốc thông dụng. Châm cứu tất nhiên còn có thêm lợi điểm là không có phản ứng phụ như với hóa chất tổng hợp. 
Thầy thuốc tất nhiên phải chẩn đoán chính xác để loại bỏ những nguyên nhân gây đau đầu không thuộc chỉ định của châm cứu như ung bướu, bội nhiễm... trước khi áp dụng phương pháp này.
Y sĩ đoàn ở nhiều nước phương Tây, cụ thể là ở CHLB Đức, nơi chắc chắn không thiếu thuốc, ắt hẳn đã có cơ sở vững chắc khi khuyến khích thầy thuốc ưu tiên dùng châm cứu trị các trường hợp đau đầu do rối loạn vận mạch, thay vì chỉ chú trọng vào thuốc theo kiểu chữa cháy cầm canh, hết thuốc lại đau!
Không ai tránh khỏi đau đầu. Vấn đề là làm sao để cơn đau nếu phải đến cứ đến nhưng càng thưa càng tốt, càng nhẹ càng hay. Khéo hơn nữa là tìm được cách chữa bệnh sao cho an toàn khi dùng dài lâu vì đằng nào cũng phải dùng nhiều lần trong suốt cuộc đời. 
Biện pháp không dùng thuốc, như châm cứu, dưỡng sinh, vật lý trị liệu... vì thế nên được chú trọng hàng đầu thay vì khuynh hướng tự đầu độc với hóa chất vì giá phải trả quá đắt.
Theo BS Lương Lễ Hoàng - Người lao động

Zona thần kinh có phải kiêng gì, có lây không?

Khi mắc bệnh zona thần kinh tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên tổn thương da.

Zona là một bệnh do virut gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính. 

Tuy zona là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bệnh quá nặng thì virut sẽ tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. 

Ai dễ mắc bệnh zona? Tác nhân gây bệnh zona do cùng một loại virut gây bệnh thủy đậu là vacirella zoster virut gây nên, biểu hiện bằng các triệu chứng: sốt, đau rát da như phải bỏng tại chỗ bị virut xâm nhập và mụn nước.
Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người đang mắc một số bệnh có thể là yếu tố thuận lợi mắc zona như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), tiểu đường, ung thư, viêm não - màng não, suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu...
Nếu không chữa, bệnh zona nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
Biến chứng đáng ngại của bệnh
Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.

Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị sai bệnh zona thần kinh.

Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì zona có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona có thể gây hại cho thai nhi.
Cách điều trị bệnh và những lưu ý cần thiết
Điều trị zona tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều.
Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị.

Liệu pháp đầy đủ trị bệnh zona thần kinh gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virut.

Thuốc kháng virut cần dùng càng sớm càng tốt từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona để đạt hiệu quả điều trị cao. Uống thuốc kháng virut như: acyclovir, valacyclovir và famciclovir, có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau sau tổn thương.Thuốc có tác dụng phụ như nôn hoặc tiêu chảy ở khoảng 3-4% các trường hợp. Bệnh nhân suy giảm chức năng thận thì phải chỉnh liều cho phù hợp.

Dùng thuốc giảm đau như: acetaminophen và ibuprofen, naproxen... Nếu bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như: gabapentin hoặc pregabalin trong thời gian từ 1-3 tuần.

Uống thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat...), có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.

Các corticoid đường uống và bôi có thể được dùng để giảm viêm.

Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh. Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban. Có thể chiếu laser He-Ne một đợt để góp phần giảm viêm, giảm đau và hạn chế sẹo.

Thuốc chủng ngừa varicella-zoster có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona ở người trên 60 tuổi, đã bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nó không nhằm để chữa trị cho những người đang có bệnh.
Lời khuyên dành cho người bệnh
Trong khi đang bị bệnh, bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường, giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ khô ráo. Mặc quần áo rộng để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan.
Tránh tiếp xúc da - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo.

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm. Ngưng sử dụng băng ép khi tổn thương da đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên tổn thương da. Làm như vậy không chữa được bệnh mà còn gây tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da...
Cần uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Khi thấy những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo DS Thanh Lâm - Sức khỏe và Đời sống

Cách khắc phục hiện tượng đau đầu cho mẹ bầu

Khi mang thai các bà bầu luôn thận trọng và hạn chế dùng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

Nếu bị đau đầu và không muốn dùng thuốc, mẹ bầu có thể tham khảo những cách dưới đây.
Theo các chuyên gia, đau đầu là một hiện tượng phổ biến ở thai phụ. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó, căng thẳng, mất ngủ, lượng đường trong máu thấp, mất nước, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt... cũng là những thủ phạm gây ra tình trạng trên. Để khắc phục, mẹ bầu có thể:
Chườm nóng hoặc lạnh
Khi bị đau đầu do viêm xoang, mẹ bầu nên đặt một túi chườm ấm quanh mắt và mũi. Chườm lạnh ở cổ sẽ rất hiệu quả đối với những trường hợp đau đầu do căng thẳng, stress… Mẹ bầu có thể cho túi chườm vào lò vi sóng hoặc tủ lạnh trước khi sử dụng để làm ấm và làm mát.
Cách khắc phục hiện tượng đau đầu cho mẹ bầu.Cách khắc phục hiện tượng đau đầu cho mẹ bầu.
Tắm hoa sen
Đối với một vài người chịu những cơn đau nửa đầu, họ thường đi tắm. Việc tắm có thể tạm thời làm cho đỡ đau nhức. Nếu như mẹ bầu không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho những mẹ bầu bị đau nhức cả đầu.
Quan tâm đến chế độ ăn uống
Các bác sĩ khuyên rằng khi mang bầu, mẹ bầu nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước (có thể thấy qua màu nước tiểu, màu nước tiểu càng đậm, vàng thì càng thiếu nước) nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu. 
Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn và mang theo các loại snack như hoa quả khô, các loại hạt trong túi để có thể "ứng phó" với mọi hoàn cảnh. Giảm dần và hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein hay chất cồn là cách giúp mẹ bầu tránh xa những cơn đau như muốn nổ tung đầu.
Theo dõi lượng đường trong máu
Khoa học đã chứng minh khi lượng đường trong máu quá thấp, nhức đầu sẽ là một tác dụng phụ thường xảy ra. Chính vì thế mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu nhất là khi cơ thể mẹ đang nuôi dưỡng một sinh linh bé bỏng thì lượng thức ăn thông thường sẽ không đủ yêu cầu. Mẹ bầu bị đau đầu sẽ cần ăn lượng thức ăn nhiều hơn cũng như chia làm nhiều bữa trong ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Biến chứng đáng ngại của bệnh zona thần kinh

Zona là một bệnh do virut gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính.

Ai dễ mắc bệnh zona?
Tác nhân gây bệnh zona do cùng một loại virut gây bệnh thủy đậu là vacirella zoster virut gây nên, biểu hiện bằng các triệu chứng: sốt, đau rát da như phải bỏng tại chỗ bị virut xâm nhập và mụn nước.
Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. 
Người đang mắc một số bệnh có thể là yếu tố thuận lợi mắc zona như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), tiểu đường, ung thư, viêm não - màng não, suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu...
Nếu không chữa, bệnh zona nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng
Biến chứng đáng ngại của bệnh
Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.
Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị sai bệnh zona thần kinh.
Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì zona có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona có thể gây hại cho thai nhi.
Cách điều trị bệnh và những lưu ý cần thiết
Điều trị zona tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều. Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị.
Liệu pháp đầy đủ trị bệnh zona thần kinh gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virut.
Thuốc kháng virut cần dùng càng sớm càng tốt từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona để đạt hiệu quả điều trị cao. Uống thuốc kháng virut như: acyclovir, valacyclovir và famciclovir, có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau sau tổn thương.
Thuốc có tác dụng phụ như nôn hoặc tiêu chảy ở khoảng 3 - 4% các trường hợp. Bệnh nhân suy giảm chức năng thận thì phải chỉnh liều cho phù hợp.
Người bị zona thần kinh có biểu hiện đau rát da như phải bỏng tại chỗ bị virut xâm nhập và mụn nước. Hình minh họa
Dùng thuốc giảm đau như: acetaminophen và ibuprofen, naproxen... Nếu bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như: gabapentin hoặc pregabalin trong thời gian từ 1 - 3 tuần.
Uống thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat...), có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.
Các corticoid đường uống và bôi có thể được dùng để giảm viêm.
Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh. Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban. Có thể chiếu laser He-Ne một đợt để góp phần giảm viêm, giảm đau và hạn chế sẹo.
Thuốc chủng ngừa varicella-zoster có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona ở người trên 60 tuổi, đã bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nó không nhằm để chữa trị cho những người đang có bệnh.
Lời khuyên dành cho người bệnh
Trong khi đang bị bệnh, bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường, giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ khô ráo. Mặc quần áo rộng để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan. Tránh tiếp xúc da - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo.
Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm. Ngưng sử dụng băng ép khi tổn thương da đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
Tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên tổn thương da. Làm như vậy không chữa được bệnh mà còn gây tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da... 
Cần uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Khi thấy những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo DS Thanh Lâm - Sức khỏe và Đời sống

Mẹo loại bỏ đau đầu, căng thẳng khi trời nóng

Chườm đá
giảm đau đầu
Chườm đá lạnh sẽ giảm đau đầu, căng thẳng.
Nằm xuống với chiếc khăn lạnh hoặc gạc lạnh áp lên trán hay mắt có thể hạ nhiệt tạm thời cơn đau đầu bùng phát, và thậm chí có thể giúp nó biến mất hoàn toàn, TS Loder khuyến cáo.
Cũng có thể dùng những viên đá nhỏ cuộn vào khăn chà xát lên trán chừng 10 phút để giảm bớt cơn đau. Theo TS Loder, bộ não sẽ bị cái lạnh kích thích và không còn chú ý đến sự đau đớn.
Chăm sóc giấc ngủ
Thiếu ngủ làm cho cơ thể mệt mỏi, không đủ sức lực cho một ngày làm việc mới. Thế mới biết giấc ngủ quan trọng như thế nào, nó giúp tái tạo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, ngủ tốt mới có thể đưa ra các quyết định sáng suốt.
Ngủ tốt cũng xua tan cơn mệt mỏi sau một chuyến bay dài.
Ăn uống để tránh đau đầu, căng thẳng
Những người thường xuyên đau đầu cũng có thể do cơ thể nhạy cảm với thức ăn: uống cà phê, rượu, hút nhiều thuốc lá. Nên ăn nhiều chất đạm động thực vật, giúp giảm cơn đau khá hiệu quả.
Tập hít thở sâu
Những bài tập về hít thở sẽ giúp giảm căng thẳng. Thư giãn tất cả mọi bắp cơ. Hít vào chậm và sâu. Tập trung chú ý vào việc hít thở. Nín thở trong vài giây rồi thở ra từ từ toàn bộ thể tích khí trong phổi. Lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo Thu Thu - Khỏe và Đẹp

Khó khăn khi lái xe phản ánh nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ cảm thấy khó khăn trong việc nghĩ và di chuyển cùng lúc, chẳng hạn như khi điều khiển phương tiện có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Trong khi tiến hành nghiên cứu hình ảnh não gần đây nhất của họ trên những phụ nữ có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu từ Đại học York ở Canada đã tìm thấy sự suy giảm trong những đường chịu trách nhiệm truyền tín hiệu giữa các vùng não khác nhau, cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày như lái xe hoặc làm việc trên một máy tính.
Khó khăn khi lái xe phản ánh nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.Khó khăn khi lái xe phản ánh nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó,và khó khăn khi giao tiếp giữa các vùng não khác nhau, vùng quản lý đồng thời suy nghĩ và chuyển động.
Chúng tôi quan sát thấy có mối liên hệ giữa sự xuống cấp của hệ thống dây điện não và hiệu suất của họ, khi thực hiện các nhiệm vụ mà chúng tôi yêu cầu họ phải tư duy và đồng thời chuyển động, kết quả những gì mà chúng tôi thấy ở đây đó là sự thất bại trong giao tiếp", Giáo sư Lauren Sergio nói.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người tham gia thử nghiệm, thực hiện những nhiệm vụ đơn giản trên máy vi tính cũng có thể là một bài kiểm tra tiềm năng cho những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, để chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một cách cụ thể, bệnh Alzheimer có liên quan đến mất trí nhớ, nhận thức và các khía cạnh khác của chức năng nhận thức, khi không có khả năng để thực hiện các động tác phức tạp, thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn nhiều.
Nghiên cứu trên 30 phụ nữ, với 10 phụ nữ ở giữa độ tuổi đôi mươi, còn lại là ở độ tuổi 50 trở lên, với 50% những người tham gia có nguy cơcao đối với bệnh Alzheimer.
"Chúng tôi quét não của những người tham gia, nhằm xem hiệu suất vận động nhận thức bị suy giảm trong các nhóm nguy cơ cao có liên quan đến sự thay đổi não nhiều hơn và trên những thay đổi lão hóa tiêu chuẩn", nhà nghiên cứu Kara Hawkins nói.
Các nghiên cứu chỉ tập trung vào phụ nữ, đã được công bố trên Tạp chí "Bệnh Alzheimer".
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Nhức nửa đầu: Dùng thuốc gì?

Migraine xảy ra không thường xuyên, chỉ kéo dài trong khoảng một vài giờ, một vài ngày, có cơn đau dữ dộị, kèm theo nôn, lại không chữa khỏi, có khi kéo dài hàng chục năm.

Do đó, làm cho năng suất lao động kém, chất lượng cuộc sống giảm sút, chi phí chữa bệnh khá lớn.
Nhức nửa đầu, từ thời cổ được Galien mô tả, gọi tên là Hermicranie có nghĩa là nhức một nửa sọ. Từ thế kỷ 17 đổi thành tên migraine. Migraine chiếm khoảng 30% trong tổng số nhức đầu chung. Nước ta chưa có thống kê, nhưng ở Pháp có khoảng 12% số người mắc trong đó có 5% là trẻ em, 10 - 15% ở nam, 20 - 30% ở nữ. Bệnh xuất hiện lần đầu ở tuổi 20, có khi ở trẻ 3 tuổi nhưng rất hiếm, không thấy xuất hiện lần đầu ở tuổi 50.
Nhức nửa đầu và bệnh sinh
Hiệp hội Nhức đầu Quốc tế (HIS= International Headache Society), chia ra 2 loại:
Migraine không có các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc dưới, trước gọi là migraine chung (common migraine), nay gọi là migraine không có aura. Loại này có tiền chứng (mệt mỏi, cáu gắt..) song tiền chứng này cũng chỉ gặp trong số 20% người bệnh. 
Sau đó là cơn nhức đầu dữ dội; thường xảy ra vào ban đêm hay lúc sáng sớm mới ngủ dậy, ít khi xảy ra vào ban ngày; thường tăng đến mức độ tối đa trong vòng vài giờ. 
Thoạt đầu nhức một bên, ở thái dương hay trán - thái dương. Sau đó có thể lan ra toàn đầu và kết thúc cơn ở phía đối diện (gặp trong khoảng 25% trường hợp). Cơn đau giật giật theo nhịp đập ở mạch máu thái dương (do động mạch thái dương giãn). 
Khi làm việc động mạch thái dương đập nhanh mạnh hơn thì cơn đau cũng cũng giật giật nhanh mạnh theo. Người bệnh sợ tiếng động buộc phải nằm chỗ tối, yên tĩnh. Đau thường đi kèm với cảm giác buồn nôn, cảm thấy nặng nề, khó chịu, không ăn được, gầy.
Trong khi đang cơn, người bệnh có sắc mặt xanh nhợt, toàn thân lạnh, mạch nhanh (cũng có thể chậm nhưng ít hơn). Có người bệnh còn rất nhạy cảm với mùi. Sau một vài giờ hay vài ngày (72 giờ), cơn đau tự chấm dứt, thường vào ban đêm, sáng ra chỉ còn thấy nặng đầu âm ỉ.
Migraine có có các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc ở dưới, trước đây gọi là migraine cổ điển (clasic migraine), nay gọi là migraine có aura: loại này khởi đầu bằng các rối loạn chức năng khu trú ở vỏ não hay thân não trước khi có cơn khoảng 4 phút kéo dài 5 - 20 phút, có khi dài hơn song không quá 60 phút. Sau đó là cơn nhức đầu dữ dội, nôn, sợ tiếng động, ánh sáng. Cơn đau thường ngắn hơn loại trên. Sau vài giờ hay đến 24h, cơn đau tự chấm dứt.
Theo HIS, rối loạn chức năng của vỏ não hay ở dưới (aura) gồm: rối loạn thị giác (ám điểm lóe sáng mạnh, đom đóm mắt, nhìn mờ hay bán manh…), rối loạn cảm giác (dị cảm môi miệng…), rối loạn ngôn ngữ (không vận ngôn được, nói lắp, loạn ngôn, loạn viết…), rối loạn tâm thần (suy nghĩ chậm chạp, lú lẫn, mộng mị...), rối loạn nghe ngửi. 
Rối loạn thường gặp nhất trước lúc có cơn là rối loạn thị giác (hoa mắt, nhìn mờ...) sau đó là rối loạn cảm giác, ngôn ngữ, cuối cùng là nhức đầu, rối loạn tâm thần. Các biểu hiện đó không xuất hiện đầy đủ, cơn đau đến rất nhanh, khó nhận ra và nhớ hết. Thông thường, người bệnh thấy hoa mắt, giảm thị lực, nhức mắt rồi cơn đau đến khu trú ở nửa đầu
Cơn đau mỗi tháng có thể chỉ một lần, có thể dày 2 - 4 lần. Khi lên cơn không đi khám được. Khi khỏi cơn khám không thấy triệu chứng. Cần ghi nhớ biểu hiện khi có cơn, trình bày lại đầy đủ; thầy thuốc kết hợp với khám với nghe kể sẽ chẩn đoán, cho thuốc thích hợp.
Bênh sinh nhức nửa đầu
Tuy còn tranh luận song các thuyết dưới đây lại đặt cơ sở cho việc dùng thuốc:
Thuyết mạch máu thể dịch: do các rối loạn chức năng nên có sự co mạch trong não; sau đó giãn mạch ngoài não gây ra cơn nhức đầu. Sau khi tìm ra serotonin (1967), thuyết này cắt nghĩa thêm: serotonin chứa trong các mạch, các tiểu cầu, các tế bào matocyte. Khi serotonin được giải phóng sẽ gây co mạch ở trong não (hệ cảnh trong) và giãn mạch ngoài ngoài não (hệ cảnh ngoài) gây ra nhức nửa đầu.
Thuyết neuron mạch máu: theo đó, migraine chủ yếu là do rối loạn thoáng qua của chức năng các neuron. Khởi đầu có sự kích thích tế bào não bởi một cơn sóng gọi là sóng "suy sụp lan tỏa", phát sinh đầu tại vùng chẩm, sau đó lan dần ra phía trước não (với tốc độ khoảng 2mm/phút) kèm theo sự giảm hoạt động điện não, giảm tưới máu não (khoảng 20%) do sự co mạch máu. 
Sóng "suy sụp lan tỏa" xâm lấn vào các vùng vỏ não mới, gây ra các rối loạn chức năng; xâm lấn vào vùng thân não có trung tâm vận mạch, gây ra co mạch (hệ cảnh trong) và giãn mạch (hệ cảnh ngoài). 
Sự co mạch trong não (hệ cảnh trong) sự giảm chuyển hóa các neuron làm chậm tốc độ dòng máu não, tạo ra sự rối loạn chức năng (aura) và sự giãn mạch ngoài não (hệ cảnh ngoài), gây kích thích các tận cùng thần kinh quanh mạch máu tạo ra cơn nhức nửa đầu. 
Như vậy, cuối cùng thuyết này vẫn lấy sự co giãn mạch để giải thích sự tạo thành migraine, dù coi đó nguyên nhân thứ phát.
Thuyết neuron mạch máu: theo đó, sự kích thích các tận cùng thần kinh quanh mạch máu vùng đầu hoạt hóa hệ thống tam thoa (dây thần kinh số V) dẫn truyền đau và phát động sự giải phóng tại chỗ các peptid thần kinh.
Sự giải phóng trực tiếp (hướng tâm xuôi dòng) hoặc gián tiếp (ly tâm ngược dòng) gây ra viêm nguồn gốc thần kinh, kèm sự giãn mạch, tăng hoạt hóa các thụ thể đau của màng nuôi.Thuyết này thực chất là thuyết mạch máu cộng thêm vai trò của hệ thống tam thoa.
Thuốc nhức đầu thễ hệ cũ
Thuốc thế hệ cũ được chia làm 3 loại:
Loại chữa triệu chứng: dùng các kháng viêm không steroid (NSAIDs) thế hệ cũ, phổ biến nhất là aspirin, paracetamol, ibuprofen, naproxen. Áp đủng cho người cơ cơn đau thưa.
NSAIDs ức chế cyclo-oxygenase-2 (COX-2), giảm tiết ra prostaglandin gây đau nên làm giảm đau. Mặt khác, NSAIDs là ức chế cyclo-oxygenase-1 (COX-1), giảm tiết ra loại prostaglandin có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột (các chất keo, chất kiềm natribicarbonat) nên gây viêm loét dạ dày - ruột. 
Vì chỉ dùng chữa triệu chứng nhức nửa đầu trong thời gian rất ngắn nên NSAIDs không gây hại cho người bình thường. Với người có tiền sử hay đang bị viêm đau dạ dày - ruột không được dùng và cần chuyển sang dùng NSAIDs thế hệ mới (hầu như rất ít ức chế COX-1 nên không gây tác dụng phụ như NSAIDs thế hệ cũ). 
Vì cơn migraine gây nhức đầu rất dữ dội, tốt nhất lúc đầu với người bình thường nên dùng loại NSAIDs thông thường (phóng thích nhanh).
Một vài lưu ý: không dùng hai NSAIDs cùng một lúc. Không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi, naproxen, flurbiprofen cho trẻ dưới 15 tuổi. Thuốc kéo dài thời gian chảy máu, cần theo dõi chức năng gan (nếu dùng nhiều lần với người có nhiều cơn). 
Thận trọng với người suy thận, người già giảm liều dùng). Không dùng cho người có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và trước khi đẻ). Thận trọng với người cho con bú. 
Không dùng cùng lúc với các thuốc làm tan cục máu đông (heaprin) vì có thể tăng nguy cơ chảy máu. Thận trong khi phải phối hợp với thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển (vì gây mất nước),chẹn beta (vì làm chậm nhịp tim, hạ HA).
Loại phòng xảy ra cơn đau:
Nhóm này có: ergotamin, dihydroergotamin. Chúng tác dụng đến quá trình bệnh lý đau. Khi mới có biểu hiện ban đầu (hoa mắt, giảm thị lực, nhức mắt), dùng thuốc này ngay sẽ làm cho cơn đau không xảy ra nên gọi là phòng xảy ra cơn đau, chứ không phải là thuốc phòng bệnh. Chúng gây co mạch, dùng phòng bệnh kéo dài sẽ gây ra hoại thư.
Cách dùng: đặt dưới lưỡi (1 - 2mg) cho đến khi tan hết (không nhai, nuốt, hút thuốc lá). Nếu chưa hết đau, dùng 1 - 2 lần nữa, khoảng cách giữa các lần dùng ít nhất là 30 phút (kể từ khi thuốc lần trước tan hết). 
Liều mỗi ngày của người lớn không quá 6mg trẻ em không quá 3mg; đều không dùng quá 2 đợt trong một tuần. Khoảng cách giữa các đợt ít nhất là 5 ngày. Chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi khi không có thuốc thay thế.
Thận trọng dùng ergotamin trong bệnh cường giáp (vì làm nặng thêm các triệu chứng tim). Không dùng cho người có thai (vì gây sảy thai). Không dùng cho người cho con bú (vì bài tiết qua sữa gây hại cho trẻ). 
Không dùng cùng lúc với propanolol, erythromycin, tetraoleandomycin (vì gây tương tác co mạch ngoại vi nặng, giống như ngộ độc nấm cựa gà). Kèm theo dùng ergotamin cần dùng thuốc chống nôn metoclopramid.
Loại phòng ngừa cơn đau:
Trong nhóm này có flumarizin, pizotifen. Các thuốc này có tác dụng trực tiếp đến các yếu tố tạo thành cơn đau. Flumarizin ngăn sự tích tụ Ca++ trong tế bào thần kinh. Pizotifen chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học. Áp dụng cho người có cơn đau dày, để phòng cơn tái phát.
Flunarizin, thỉnh thoảng có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi nhưng chỉ thoáng qua.Hiếm gặp hơn, sự mệt mỏi có thể tiến triển, sự lãnh đạm trì trệ cũng tăng. Trường hợp có sự suy kiệt, có hội chứng Parkinson quá mức (vận động chậm, không linh hoạt, loạn vận động mặt - miệng hay rùng mình), phải ngừng điều trị. 
Sau đó, có thể cho người bệnh làm quen trở lại thuốc với liều dùng thấp hơn. Dùng trong thời gian dài (trên 3 tuần) hay dùng liều cao (20 - 40mg/ngày), flunarizin có thể gây ra các rối loạn thần kinh, tương tự như các thuốc an thần kinh gây ra bao gồm các hội chứng chứng Parkinson (như nói trên).
Pizotifen gây buồn ngủ, tăng cân, nặng hơn có thể gây ngoại tháp.
Thuốc nhức nửa đầu thế hệ mới
Gần đây nghiên cứu sâu hơn, thấy: bình thường các kênh ion trong các nhân aminergic ở cuống não có chức năng điều hòa các luồng thần kinh vào não, tác động lên mạch máu não. Khi chức năng các kênh ion bị rối loạn, thì thông qua tác động của thần kinh, mạch máu não cũng rối loạn theo, dẫn đến cơn đau nửa đầu. Từ đó đưa ra một họ thuốc mới có tính chọn lọc trên thụ thể serotonin gọi là nhóm triptan.
Triptan làm co thắt mạch máu ở não, ức chế thần kinh ngoại biên, ức chế dẫn truyền qua neuron thứ hai, do cơ chế này mà kiểm soát được các cơn nhức nửa đầu.
Nhóm triptan có nhiều biệt dược: sumatriptan, rizatriptan, naratriptan, zolmitriptan, almotriptan, eletriptan.
Với một biệt dược cụ thể như sumatriptan, chất tìm ra đầu tiên, phân tích kết quả tim ra trên 24.089 người dùng, rút ra kết luận: ở liều 100mg/ngày, có 59% số người dùng chuyển từ đau nặng, vừa sang đau nhẹ hoặc không đau trong 2 giờ; 20% không còn đau trong 2h, kéo dài tới 24h không phải dùng thuốc giảm đau; có 6% bị tác dụng phụ ở thần kinh trung ương; có 1,9% bị tác dụng phụ ở hệ tim mạch. 
Các triptan khác được tìm ra sau này, phần lớn đều cho kết quả khá hơn: thường được dùng với liều thấp (eletriptan 40mg/ngày; zolmitrptan 25mg/ngày; rizatritan 5mg/ngày cũng cho kết quả tương tự như sumatriptan). Tuy nhiên, mỗi thuốc có độ dung nạp và sự thích hợp với người bệnh khác nhau.
Các triptan có các dạng bào chế tiêm, uống, ngậm, khí dung. Đa số người điều trị tại nhà thích dùng dạng uống.
Các triptan đều có tác dụng trên tim mạch. Thí dụ: một loại thuốc như rizatriptan có các chống chỉ định sau: không dùng trong thiếu máu cơ tim cục bộ, có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ thầm lặng có bằng chứng; co thắt động mạch vành; huyết áp cao không kiểm soát được; các bệnh tim mạch đáng kể khác; nhức nửa đầu ở đáy sọ của người liệt nửa người. Không dùng cho người mới dùng thuốc chủ vận 5HT1, chế phẩm từ nấm cựa gà, đang dùng hoặc ngưng dùng thuốc trầm cảm IMAO chưa đủ 14 ngày. 
Phải thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thẩm phân, thai nghén, cho con bú. Phải thận trọng khi dùng chung với thuốc trầm cảm SSRI. Các thuốc khác cũng có các tác dụng phụ tương tự nhưng mức độ khác nhau (phần lớn các thuốc tìm ra sau ít có tác dụng phụ hơn) nên tùy trường hợp các nhà sản xuất hướng dẫn phải thận trọng hay không được dùng khi người bệnh nhức nửa đầu có kèm theo các bệnh trên.
Theo đó, muốn dùng các triptan cần phải khám trước, hoặc khi cần dùng đợt khác phải tái khám để xem có bị kèm các bệnh khác đặc biệt là các bệnh tim mạch không? Người cao tuổi (nam trên tuổi 40, nữ tuổi mãn kinh), béo phì, bị đái tháo đường, rối loạn lipid máu, nghiện thuốc lá, rất có thể không được dùng hay phải dùng rất thận trọng với một triptan nào đó.
Tất cả các thuyết đều có điểm giống nhau là migraine có liên quan đến sự co mạch trong não, giãn mạch ngoài não, sự tích lũy Ca++ trong các tế bào thần kinh mạch máu, sự phóng thích serotonin. Đây là cơ sở để nghiên cứu ra thuốc điều trị.
​Theo DS.CKII Bùi Văn Uy - Sức khỏe và Đời sống

Làm thế nào để nhận biết trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý?

Phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị cho rằng nghịch ngợm quá mức và sống tắc trách chứ không được hiểu rằng các em bị bệnh.

"Trẻ chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè, hoặc quá hiếu động, kém tập trung… nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng" - BS cao cấp Lý Trần Tình, Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội chia sẻ với PV về bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.

Vậy phải dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đó là rối loạn tăng động giảm chú ý thưa bác sĩ?
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) thường có biểu hiện như: hay mơ màng; không tuân theo các chỉ dẫn và không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động có tính tổ chức; dễ dàng bị phân tâm và hay cựa quậy tay chân; thường nói quá nhiều, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác; gặp khó khăn trong việc chờ đợi. 
ADHD thường gặp ở nam giới hơn ở nữ giới, các biểu hiện hành vi cũng có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ, các bé trai có thể có hiếu động quá mức trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ.
Hầu hết bệnh được phát hiện ở những năm đầu trẻ đến trường vì lúc đó phải tiếp xúc với những môi trường mới có những quy tắc, nề nếp nhất định. Quá trình tiến triển của ADHD rất phong phú. Các triệu chứng biểu hiện dai dẳng, có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Cho đến nay, phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý không được công nhận là đang bị bệnh. Thay vào đó, người ta cho rằng trẻ nghịch ngợm quá mức và sống tắc trách. Chúng không được điều trị theo phương pháp thích hợp và dẫn tới hậu quả xấu.
Khi trẻ mắc bệnh này thì cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào?
ADHD khiến trẻ có thể phải đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng, thành tích học tập ở trường kém và gặp rắc rối trong các mối quan hệ khiến cuộc sống của trẻ gặp khó khăn. 
Ví dụ, trong lớp, có thể dẫn đến thành tích học tập kém và chịu sự chế giễu hay trách mắng từ bạn học và người lớn. Chính vì sự tăng động nên trẻ dễ bị tai nạn và thương tích nhiều hơn so với trẻ khác. 
ADHD khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao trở nên lạm dụng rượu và ma túy cũng như các hành vi phạm pháp khác.
Để điều trị bệnh lý này phải áp dụng như thế nào, thưa bác sĩ?
Điều trị thường bao gồm thuốc và những can thiệp về hành vi. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong kết quả điều trị bệnh.
Cha mẹ bệnh nhân được bác sĩ tư vấn

Ông có lời khuyên gì đối với cha mẹ bệnh nhân ADHD?
Việc phòng bệnh ADHD không đơn giản vì nguyên nhân chưa rõ ràng và có yếu tố di truyền nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ như đảm bảo an toàn sinh nở, phòng chống những bệnh gây tổn thương não bộ, không hút thuốc uống rượu khi mang thai, tránh tiếp xúc với các chất kim loại nặng, thuốc trừ sâu, không sử dụng các phẩm màu thực phẩm gây độc hại. 
Hạn chế trẻtiếp xúc nhiều với màn ảnh. Không cho trẻ em xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử quá nhiều trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
Khi trẻ mắc ADHD, cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa nhi và chuyên khoa tâm thần. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ thiệt thòi cho đứa trẻ sau này.
Cảm ơn ông!
Theo Lưu Hường - VOV

5 bí quyết đối phó với cơn đau đầu

Nếu mệt mỏi với việc uống thuốc, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.

5 bí quyết đối phó với cơn đau đầu
Chườm lạnh

Nhiều người phát hiện rằng cơn đau đầu của họ sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu sử dụng gói chườm lạnh. Bạn có thể thử cách này bằng cách quấn một cục đá lạnh hoặc đặt một loại rau củ đông lạnh trong một chiếc khăn khô rồi chườm lên trán và thái dương. Để túi lạnh trên đầu khoảng 15 phút, sau đó để cơ thể thư giãn 15 phút sau nếu muốn tiếp tục chườm lạnh.

Làm ấm

Nhiệt độ ấm áp cũng có tác dụng ngăn chặn cơn đau đầu, đặc biệt là đau đầu liên quan đến vùng cổ và da đầu. Đặt gói chườm ấm lên cổ và phía sau gáy hoặc bước vào vòi sen ấm cho nước chảy xuống lưng và cổ. Hãy chắc rằng nhiệt độ của nước không quá nóng vì điều này có thể khiến bạn thêm khó chịu, thậm chí bỏng da.

Massage

Việc massage nhẹ nhàng có thể xua tan cơn đau đầu nhanh chóng. Sử dụng các ngón tay chà nhẹ vào phía sau cổ, thái dương và vai bạn để làm dịu những cơn đau thắt ở vùng này góp phần gây đau đầu. Để hiệu quả hơn, bạn nên nhờ người khác massage để đẩy lùi các cơn đau đầu.

5 bí quyết đối phó với cơn đau đầu
Ngủ

Giấc ngủ có thể làm tan biến cơn đau đầu và khi tỉnh dậy, bạn có thể thấy rằng sự khó chịu đã giảm đi rất nhiều. Đặc biệt, giấc ngủ thực sự hữu ích với chứng đau nửa đầu. Hãy tìm một nơi yên tĩnh, ít ánh sáng để ngả lưng. Nếu bạn không ngủ được, chỉ cần cố nhắm mắt nghỉ ngơi vẫn rất hiệu quả.

Thử các kỹ thuật thư giãn

Căng thẳng và lo lắng có thể khiến cơn đau đầu bùng lên, và các bài tập thư giãn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng này. Hãy thử một trong những kỹ thuật thư giãn dưới đây để khiến cơn đau đầu của bạn tan biến:

- Nằm ngửa trong phòng tối, yên tĩnh, gồng căng bắp chân, sau đó thả lỏng. Thực hiện tương tự với các cơ ở cẳng chân, đùi của bạn. Sau đó, bạn gồng các cơ bắp phía trên rồi thả lỏng.

- Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất, nhắm mắt lại và tưởng tượng những hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng như một đồng cỏ ấm áp hoặc bãi biển vắng vẻ. Tiếp đó, hãy tưởng tượng cảm giác gió luồn qua da và mùi vị xung quanh bạn. Trong khi sử dụng trí tưởng tượng, bạn hãy hít thở sâu và cảm nhận luồng hơi thở đang lưu thông trong cơ thể mình.

Theo H. Nhiên - Người lao đông

Đau nửa đầu dễ nhầm với bệnh gì?

Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh. Trong đó, đau nửa đầu (còn gọi là bệnh Migraine) là "thủ phạm" gây nhiều phiền toái.

Biểu hiện của đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một hội chứng thần kinh bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn của hệ thống mạch máu não. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như mệt mỏi, stress, căng thẳng, thay đổi nồng độ hoóc môn, ăn uống không đầy đủ, thất thường... 
Bên cạnh đó, vấn đề thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân quan trọng, góp phần làm gia tăng tình trạng đau nửa đầu ở các bệnh nhân. Khi thời tiết thay đổi thất thường cũng là lúc xuất hiện những cơn nửa đầu.
Những triệu chứng điển hình: Cơn đau xảy ra ở 1 bên đầu, có thể là bên trái hoặc bên phải, hiếm khi cố định một bên. Đau thường khu trú ở vùng thái dương, trán. Đau vùng chẩm (sau gáy) thường hiếm hơn. Cơn đau kéo dài từ 4 - 72h; mức độ đau từ vừa tới nặng. Đau tăng khi vận động (có thể)… 
Ngoài ra người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn hoặc sợ ánh sáng, sợ tiếng động, lạnh chân tay, có khi thấy các triệu chứng thoáng báo (nhìn thấy đường zích zắc, ảo giác thị giác hoặc mất thị giác tạm thời)
Đau nửa đầu dễ nhầm với bệnh gì?
Ai dễ mắc bệnh đau nửa đầu?
Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ dưới 45 tuổi cao gấp 3 lần nam giới do cơn đau nhức nửa đầu có liên hệ mật thiết đến sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể mà cụ thể là sự thay đổi lượng hormone sinh dục nữ estrogen. 
Có đến 27,43 % số phụ nữ mắc đau nhức nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau dễ xuất hiện vào thời kỳ đầu tuổi dậy thì, cuối chu kỳ kinh nguyệt hay thời kì tiền mãn kinh. Bệnh giảm dần một cách rõ rệt khi mang thai và sau 60 tuổi.
Đau nửa đầu là bệnh có tính chất di truyền. Những người có cha mẹ, người thân trực hệ có triệu chứng nhức nửa đầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang
Chứng viêm xoang, đặc biệt chứng viêm xoang trán thường bị nhầm lẫn với đau nửa đầu do có nhiều biểu hiện khá giống nhau. Điển hình là tình trạng đau đầu cục bộ, kèm theo do mệt mỏi kéo dài.
Tuy nhiên, có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách xác định vị trí của cơn đau.
Về vị trí đau, bệnh nhân đau đầu Migraine bị đau dọc 1 bên đầu, có thể là bên trái hoặc bên phải, đặt tay vào thái dương có cảm giác đau giật giật, đau theo từng nhịp mạch trong tuần hoàn máu. Trong khi đó, người bị viêm xoang đau nửa đầu thường đau ở vị trí của các xoang.
Ngoài ra, đau nửa đầu có biểu hiện đau dưới dạng là đau theo từng cơn, mỗi cơn có thể kéo dài từ 4 - 72h, cường độ đau từ trung bình cho đến nặng. Tại thái dương như có mạch máu đập dưới da. Cơn đau cũng có thể tăng lên khi vận động, nhưng sau khi cơn đau qua đi người bệnh thấy nhẹ nhõm.
Trong khi đó, nếu là cơn đau do ảnh hưởng từ triệu chứng của viêm xoang thì người bệnh không đau theo cơn. Người mắc chứng viêm xoang có cơn đau kéo dài.
Điều trị đau nửa đầu thế nào cho đúng?
Để điều trị đau nửa đầu đạt được hiệu quả cao, khi cơn đau đến, cần thật bình tĩnh và thực hiện những biện pháp xử lý phù hợp. Trước hết cần giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng đi kèm; sau đó tìm cách ngăn chặn cơn đau tái phát.
Với cơn đau nhẹ: Những cơn đau này không quá mạnh và để giảm cường độ cơn đau, có thể dùng túi đá hoặc khăn ướt chườm lạnh lên vùng đau, chỗ động mạch đập (thái dương hoặc gáy).
Với cơn đau đầu nâng cao: Trong một số trường hợp, cường độ cơn đau quá mạnh khiến người bệnh không thể chịu đựng được, lúc này có thể sử dụng thuốc. Người bệnh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc trong trong cách điều trị đau nửa đầu của mình. 
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau như một cách trị đau đầu, điều này để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra như suy gan, suy thận. 
Để nâng cao hiệu quả điều trị đau nửa đầu, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh và hít thở đều, có thể mang băng che mắt hoặc nút tai. Một giấc ngủ sâu đôi khi là cách trị đau đầu tuyệt vời nhất.
Phòng bệnh đau nửa đầu hiệu quả
Tránh yếu tố khởi phát: Nhiều nghiên cứu cho thấy, có hàng trăm yếu tố gây ra cơn đau, những yếu tố gây đau này nếu được phòng ngừa hiệu quả sẽ có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển.
Có thể kể đến một số yếu tố khởi phát cơn đau thường gặp như: rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… Một số thực phẩm có khả năng gây phát cơn như sôcôla, phomat, mì chính… Tùy theo cơ địa và kinh nghiệm của từng bệnh nhân mà tránh những loại thức ăn cụ thể và không phù hợp với quá trình phòng bệnh.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Một lối sống tốt không những là biện pháp phòng ngừa bệnh mà còn có tác dụng tốt trong giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác.
Không nên làm việc quá căng thẳng, nghỉ ngơi khi cần và tốt nhất là nên rèn luyện vận động thường xuyên sẽ là cách phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả cao.
Giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh hiệu quả. Một giấc ngủ sẽ giúp các tế bào trong cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng và cân bằng nội tiết tố. Để phòng bệnh, nên duy trì một thời gian ngủ hàng ngày hợp lý và có giờ giấc cụ thể. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và ăn uống điều độ đúng giờ giấc cũng sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả.
Theo BS Phương Thảo - Sức khỏe và Đời sống

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons