Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Các bước giúp bà bầu thoát khỏi stress


Mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân stress để giải quyết. Nếu không biết rõ nguyên nhân, bạn sẽ không thoát khỏi tình trạng này.
 
Bạn có thể chủ động, tự làm mọi thứ trong quá trình mang thai nhưng các bác sĩ khuyên rằng thai phụ nên tìm sự giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ của chồng và các thành viên trong gia đình.
 
Nếu những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống khiến bạn bồn chồn, lo lắng, chị em không nên chịu đựng mà hãy giải tỏa bằng cách ra ngoài một vài ngày để thư giãn và cân bằng lại cuộc sống.
 
Đi bộ giúp chị em mang thai giảm stress rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất.
 
Nghe nhạc cũng giúp các mẹ bầu thư thái. Không nên dành cả ngày để làm việc này mà cần phân bố thời gian cho hợp lý.
 
Trong thời gian mang bầu, chị em cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tránh căng thẳng và trầm cảm.
 
Cuối cùng là hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên. Nếu tình trạng stress kéo dài, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Bệnh nhân đột quỵ nhập viện dồn dập!

Chỉ riêng Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ quốc tế (quận 2, TPHCM) trong 3 tháng gần đây, đã tiếp nhận cấp cứu hơn 120 trường hợp đột quỵ, trong đó 50% là những người trẻ.

Ca đột quỵ mới nhất được cứu sống là anh Ng.H.V. (22 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang). Trước ngày nhập viện vài tháng, chàng sinh viên năm cuối chuyên ngành thủy sản vốn không bia rượu, thuốc lá bỗng dưng nói ngọng, yếu tay chân bên phải. Được đưa vào BV Đại học Y Dược
TPHCM, các bác sĩ chụp động mạch não cho thấy bệnh nhân bị hẹp não giữa bên trái. Bệnh nhân V. được xử trí khơi thông động mạch não với sự góp sức của các chuyên gia, trong đó người trực tiếp thực hiện là TS.BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM. Sau khi được can thiệp, V. không còn bị liệt người và trở lại cuộc sống bình thường.
Khó cứu vì mất "thời gian vàng"
Không may mắn như V., sự ra đi quá đột ngột của anh N.X.T (42 tuổi; ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) cũng do đột quỵ cách đây không lâu khiến người thân, bạn bè chưa hết bàng hoàng. Còn độc thân, khỏe mạnh nhưng không ai tin rằng anh lại rời xa cuộc sống khi tuổi đời còn trẻ. Anh T. sống một mình tại một trang trại ở Đồng Nai, nuôi hàng trăm vật nuôi, trồng nhiều hoa quả. Cuộc sống của anh có thể là ước mơ của không ít người vì hằng ngày được vui thú điền viên, hít thở không khí trong lành.
Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vào giữa đêm khuya, khi chuẩn bị đi ngủ thì cơn đột quỵ bỗng xuất hiện khiến anh T. té sóng soài. Anh cố sức quơ lấy chiếc điện thoại và gọi cho người thân. Nhưng khi người thân đi ô tô từ Bình Dương xuống đưa anh lên BV Chợ Rẫy cấp cứu thì tình trạng đã trở nặng. 
Tại bệnh viện, kết quả chụp não cho thấy anh bị xuất huyết não trái nặng, lan tỏa qua phải, phù nề. Anh được cấp cứu tích cực sau 1 ngày đêm hôn mê, đến trưa hôm sau thì không qua khỏi.
Một trường hợp đột quỵ được cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ quốc tế
Một trường hợp đột quỵ được cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ quốc tế
Trường hợp ông T.Q.S (53 tuổi, ngụ TPHCM) được đưa vào cấp cứu tại BV Nhân dân 115 TPHCM mới đây cũng cho thấy sự chủ quan. Lâu nay, ông S. vẫn uống thuốc điều trị cao huyết áp, tiểu đường; tập luyện thể dục thường xuyên. Hai ngày trước đó, thuốc huyết áp hết nhưng ông không mua uống tiếp. 
Buổi tối trước ngày nhập viện, ông có biểu hiện tê yếu chân tay và nửa người bên trái nhưng chủ quan không vào viện sớm vì tưởng mỏi mệt do thời tiết thay đổi. Đến sáng hôm sau, tình trạng càng trở nặng, ông được người nhà đưa đi cấp cứu thì não đã xuất huyết nhẹ, liệt bên trái. Hiện ông đang được các bác sĩ Khoa Bệnh lý Mạch máu não BV Nhân dân 115 TPHCM theo dõi chặt chẽ.
Theo các chuyên gia về đột quỵ, những trường hợp trên cho thấy bệnh nhân đột quỵ đã không đến bệnh viện kịp với "thời gian vàng" (trong vòng 6 giờ) để được can thiệp. TS.BS Trần Chí Cường cho biết đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và người bệnh không thể biết được.
Bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ
Tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM như Nhân dân 115, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Quốc tế Phúc An Khang…, những ngày gần đây, số bệnh nhân đột quỵ không ngừng tăng, nhập viện dồn dập. Riêng BV Nhân dân 115 lúc nào cũng quá tải những ca bệnh loại này. Khoa Bệnh lý Mạch máu não của bệnh viện chỉ 130 giường nhưng hiện có từ 160-170 bệnh nhân nằm điều trị, chưa kể trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 30 ca trở lên.
"Đáng lưu ý là số người trẻ đột quỵ gần đây gia tăng, chiếm từ 10%-15% tổng số bệnh nhân điều trị" - TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch máu não BV Nhân dân 115, cảnh báo.
Trong khi đó, Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ quốc tế khoảng 3 tháng gần đây đã tiếp nhận cấp cứu hơn 120 trường hợp đột quỵ, trong đó 50% là những người trẻ. TS.BS Trần Chí Cường cho biết điều đáng báo động là hiện tượng bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ. Trong số những bệnh nhân mà ông xử trí, không ít người ở độ tuổi 35 - 40, thậm chí 18 - 22. Hiện nay, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam còn khá cao (30% - 40%) so với thế giới (20%).
Giới chuyên môn cảnh báo rằng đột quỵ không chừa một ai, nhất là những người có bệnh mạn tính. Ghi nhận cho thấy trong số nam giới đột quỵ được các bệnh viện tiếp nhận có 90% số người hút thuốc lá và 50% sử dụng rượu bia. Các bác sĩ khuyên những người có nguy cơ đột quỵ nên thay đổi lối sống, kiểm soát huyết áp, đường huyết, bổ sung thảo dược phòng chống gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông… 
Khi có các dấu hiệu đột quỵ, nên đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất; cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên bằng phương tiện an toàn để hạn chế sự xuất huyết não trầm trọng trên đường; đột quỵ phải được xử trí tức thời, người thân phải quyết đoán trong thời khắc sinh tử, không nên trì hoãn đưa đi cấp cứu vì sẽ làm mất "thời gian vàng"!
Những biểu hiện như đau đầu, choáng, tê liệt nửa người, giao tiếp ngọng nghịu… có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh đột quỵ.

Mất ngủ làm thay đổi gen đồng hồ sinh học

Nghiên cứu được thực hiện bởi 15 tình nguyện viên nam khỏe mạnh, lần lượt tham gia 2 lần thí nghiệm, mỗi lần ở lại phòng thí nghiệm 2 đêm.
Kết quả việc phân tích mẫu cho thấy, sau khi 1 đêm ngủ không ngon, việc kiểm soát và hoạt động gen đồng hồ sinh học đã có sự thay đổi, hoạt động di truyền bề mặt tăng, mức độ biểu đạt gen có phần thay đổi.
Nhóm nghiên cứu vui mừng cho biết: “Chúng tôi là những người đầu tiên chứng minh thay đổi di truyền bề mặt có thể phát sinh sau khi con người bị cướp đi giấc ngủ. Methyl hóa các gen này có thể thay đổi nhanh như vậy, chúng có thể xảy ra trên gen đồng hồ sinh học mà nhìn từ góc độ trao đổi chất, vô cùng quan trọng”.
Kết quả nghiên cứu trên đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thời gian ngủ và các bệnh liên quan đến trao đổi chất.
Hiện, các nhà nghiên cứu cũng chưa rõ tác dụng của việc thay đổi gen này sẽ kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng tất cả những ảnh hưởng tiêu cực đều không kéo dài lâu và sau khi ngủ ngon giấc các hoạt động của gen sẽ trở lại bình thường.

Tâm lý căng thẳng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Các nhà khoa học ĐH Colombia thuộc Hội Tim (Mỹ) cho thấy nguy cơ bịcơn đau tim và đột quỵ tăng cao ở những phụ nữ từng bị rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 49.978 phụ nữ, xem xét mối liên quan giữa những triệu chứng của PTSD với biến cố về tim mạch trong vòng 20 năm. Những phụ nữ có 4 triệu chứng PTSD hoặc nhiều hơn có tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 60% so với những người chưa từng có tiền sử bị chấn thương tâm lý. Tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn bình thường 45% ở những phụ nữ từng trải qua biến cố gây chấn thương nhưng không có triệu chứng PTSD.
TS. Jennifer Sumner khuyến cáo rằng: “PTSD thường được xem là bệnh về tâm lý nhưng phát hiện của chúng tôi cho thấy nó cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất, đặc biệt là nguy cơ tim mạch và có khả năng dẫn đến tử vong”.
PTSD là rối loạn lo âu, thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do bệnh nhân trải qua biến cố nặng như thiên tai, chiến tranh, bị tấn công, bị cưỡng bức...

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Chứng đãng trí - Không phải chuyện đùa

Chứng đãng trí, hay còn gọi là chứng hay quên, là những thuật ngữ chỉ hiện tượng con người bỗng dưng kém trí nhớ hoặc không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Tùy vào nguyên nhân mà chứngđãng trí có thể xuất hiện một c ách từ từ hoặc dồn dập, có thể tạm thời hoặc kéo dài.
Một số người đãng trí hay quên những sự kiện mới vừa diễn ra, số khác lại chỉ quên những ký ức xa xăm, nhưng cũng có những người quên cả hai. Tuổi càng cao, con người càng hay quên và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp thu và lưu giữ những thông tin hoặc kiến thức mới. Tuy nhiên, bản thân tuổi tác không phải là nguyên nhân dẫn đến chứng đãng trí, trừ phi có một căn bệnh kèm theo nào đó trực tiếp gây ra sự sa sút trí nhớ, chẳng hạn như chứng mất trí nhớ (dementia) hoặc bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của hiện tượng đãng trí ở người:
Dùng thuốc: một số loại thuốc có thành phần dược liệu có thể gây hiện tượng đãng trí ở người uống, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng (antihistamine), thuốc giãn cơ, thuốc ngủ, và vài loại thuốc giảm đau thường được kê đơn cho bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
Chứng đãng trí - Không phải chuyện đùa
Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích: từ lâu, đồ uống có cồn cũng như các loại chất kích thích đã được giới khoa học chứng minh là nguyên nhân gây ra tình trạng đãng trí hoặc mất trí nhớ ở người. Thuốc lá có thể gây sa sút trí nhớ của người hút bởi khả năng làm giảm lượng oxy lưu thông lên não.
Nhiều công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc lá đã cho thấy rằng những người nghiện hút thuốc lá gặp nhiều khó khăn hơn người bình thường trong việc nhớ tên và nhận diện khuôn mặt của người khác. Trong khi đó, nhiều loại chất kích thích đang được lưu hành trái phép trên thị trường có những thành phần độc hại có thể làm biến đổi các chất hóa học có trong não, gây khó khăn cho các hoạt động ghi nhớ hoặc hồi tưởng các sự kiện.
Thiếu ngủ: trung bình, con người cần ngủ 8 tiếng/ngày. Việc ngủ quá ít hoặc mất ngủ thường xuyên vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, gây khó khăn cho việc tiếp thu và củng cố thông tin dữ liệu trong não.
Trầm cảm và căng thẳng thần kinh: những người trầm cảm hoặc hay âu lo thường mất khả năng tập trung, kém linh hoạt trong việc để ý đến mọi việc xung quanh, dễ dẫn đến tình trạng đãng trí. Khi bạn đang bị stress hoặc căng thẳng, tâm trí của bạn bị phân tán do những kích thích quá mức cần thiết dẫn đến khả năng ghi nhớ bị chèn ép. Stress do sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân thường gặp của chứng đãng trí.
Thiếu dinh dưỡng: bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cụ thể ở đây là các loại đạm và chất béo. Sự thiếu hụt vitamin B1 và B12 cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ.
Chấn thương não: một cú va đập vào vùng đầu - chẳng hạn do ngã xe hoặc trượt té - làm chấn thương não có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Đột quỵ: các cơn đột quỵ thường gây mất trí nhớ ngắn hạn. Một người vừa bị đột quỵ có thể nhớ rất rõ về tuổi thơ xa xăm của mình nhưng lại chẳng nhớ nổi mình vừa ăn gì trong bữa trưa gần nhất.
Chứng mất trí nhớ (dementia): đây là tình trạng mất trí nhớ nghiêm trọng đến nỗi gây ảnh hưởng tiêu cực lên sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Mặc dù chứng mất trí nhớ có nhiều nguyên nhân - chẳng hạn như các bệnh về mạch máu, tình trạng lạm dụng thuốc hoặc đồ uống có cồn, và các loại chấn thương não - nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer là kết quả sự suy giảm số lượng tế bào não và những rối loạn khác ở não.
Các nguyên nhân khác: những nguyên nhân khác của chứng đãng trí gồm có rối loạn hạch tuyến giáp và các căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng lên não như HIV, lao phổi và giang mai.
Xác định nguyên nhân gây đãng trí
Nếu bạn cảm thấy tình trạng đãng trí của mình càng lúc càng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày, hãy tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị tốt nhất.
Để đánh giá tình trạng đãng trí, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn - bao gồm cả các bài kiểm tra liên quan đến hệ thần kinh. Họ cũng sẽ đặt nhiều câu hỏi cho bạn để xác định tình trạng sức khỏe tâm lý và tinh thần của bạn. Trong một số trường hợp cần thiết, người đãng trí cần phải trải qua thêm các cuộc kiểm tra khác như thử máu và nước tiểu và cả chụp hình não, chẳng hạn như chụp cắt lớp (CAT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Điều trị
Phần lớn các trường hợp đãng trí đều có thể được chữa trị hoặc khắc phục phần nào. Chẳng hạn, tình trạng đãng trí do dùng thuốc có thể được khắc phục bằng các loại thuốc khác phù hợp hơn. Đãng trí do thiếu chất có thể được cải thiện bằng chế độ ăn hằng ngày. Với những người đãng trí do trầm cảm thì giải pháp chính là chữa trị chứng trầm cảm. Đãng trí do đột quỵ cần đến các liệu pháp chuyên môn, giúp người bệnh nhớ lại cách thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như đi bộ hoặc buộc dây giày. Còn lại là các trường hợp đãng trí không quá nghiêm trọng, trí nhớ có thể tự hồi phục theo thời gian, hoặc người đãng trí có thể khắc phục bằng các mẹo vặt như ghi chú, đánh dấu sự kiện trên lịch hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân.
Các trường hợp đãng trí do các căn bệnh đặc thù như Alzheimer, chứng mất trí nhớ hoặc các bệnh về huyết áp thì cần đến các loại thuốc và liệu pháp chuyên môn và riêng biệt của mỗi loại bệnh đó.



Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Gần 47 triệu người trên thế giới bị sa sút trí tuệ


distraught20senior-7464-1440556323.jpg
Ảnh: wordpress.
Theo một nghiên cứu gần đây, hiện nay trên thế giới có gần 47 triệu người bị sa sút trí tuệ. Năm 2009, con số này là 35 triệu.
Báo cáo của Tổ chức Alzheimer Quốc tế cho biết 58% số người mắc hội chứng trên nằm ở các nước phát triển, nhưng đến năm 2050, cùng với xu hướng già hóa dân số, các quốc gia châu Á sẽ là nơi tập trung chủ yếu bệnh nhân mất trí. Số tiền để điều trị sa sút trí tuệ có thể lên tới một nghìn tỷ USD trong vòng 3 năm và chính phủ các nước sẽ buộc phải đương đầu để tìm ra phương án giải quyết.
Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể mà dùng để mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trí tuệ và xã hội, từ đó hạn chế hoạt động sống hàng ngày. Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng này, chiếm khoảng 60 - 80% tổng số ca mắc sa sút trí tuệ.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons