Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Phòng bệnh do não mô cầu

Sau một thời gian tạm lắng, bệnh não mô cầu xuất hiện trở lại ở một số địa phương trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, số mắc do não mô cầu là 72 ca, trong đó đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch. Vì vậy, nhân viên y tế cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, đến cơ sở y tế khám khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.
Người lành mang vi khuẩn cũng là nguồn lây
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A, B, C và D, trong đó não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.
Phòng bệnh do não mô cầu
Tiêm vắc - xin là biện pháp phòng bệnh viêm não mô cầu hiệu quả.
Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi họng, từ đó lan tỏa vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc đến màng não gây viêm màng não mủ. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn Tại nước ta, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Sau khi virut não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể thì thường ủ bệnh từ 1-10 ngày. Người bị nhiễm não mô cầu thể viêm mũi họng thường bị sốt 38-39 độ C, tình trạng sốt kéo dài 1-7 ngày... kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, rát họng, chảy nước mũi.
Người bị nhiễm não mô cầu nặng hơn có thể nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân sẽ sốt rất cao, lên tới 40 - 41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da làm bong da...
Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh bị viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, một số người ngay khi khởi phát bệnh đã có những triệu chứng của viêm màng não. Những người nhiễm não mô cầu bị viêm màng não thường bị sốt đột ngột 39 - 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê. Trong trường hợp nhiễm bệnh thì 24 giờ đầu được xem là khoảng thời gian vàng trong điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Bệnh lý gây ra do não mô cầu thường diễn tiến nhanh và có thể đưa đến tử vong trong vòng 24 giờ sau khi phát bệnh.
Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.
Phòng bệnh do não mô cầu
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng. Chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế và phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy loại vắc-xin, có thể tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi hay lớn hơn, tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải đi đến vùng dịch, những người sống trong một cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm não mô cầu. Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mạn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao, đau đầu, đau họng, cổ cứng, nôn vọt cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh do não mô cầu hàng năm. Tăng cường giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao.
Phòng bệnh do não mô cầu
Khám cho bệnh nhân viêm não mô cầu tại BV Bệnh nhiệt đới TW.
Tại gia đình bệnh nhân và cộng đồng khu vực ổ dịch, nhân viên y tế thôn bản cần tăng cường tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống.
Thực hiện giám sát, báo cáo dịch hàng ngày theo đúng quy định. Giám sát cần chú trọng tại các khu vực tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...). Khi phát hiện trường hợp bệnh lâm sàng mới trong khu vực ổ dịch cần đưa người bệnh đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Hạn chế việc tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh.
Hướng dẫn gia đình bệnh nhân và người dân trong khu vực ổ dịch thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; giặt, rửa quần áo, dụng cụ, đồ vải... và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Thực hiện vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông thoáng khí cho phòng ở, nơi làm việc, học tập hàng ngày.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Sa sút trí tuệ ở bệnh nhân đột quỵ não ngày càng gia tăng

Đây là bệnh thường gặp đứng thứ 2 sau bệnh Alzheimer và là bệnh phổ biến nhất ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Vừa qua tại Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học của Hội Thần kinh học với chủ đề:"Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu não".
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
GS, TS. Lê Văn Thính, Chủ tịch Hội Thần kinh Hà Nội, Trưởng khoa Thần kinh BV Bạch Mai cho biết: Sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp ở tuổi dưới 65 và thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ; bệnh tăng lên theo độ tuổi; tỷ lệ mắc mới bệnh sa sút trị tuệ ở bệnh nhân đột quỵ cao. 
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc bệnh cao gấp 2,45 lần so với nữ giới; bệnh nhân bị nhồi máu diện vừa và nhỏ chiếm 71%; các triệu chứng thường gặp là đau đầu, chóng mặt, co giật, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng...

Các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ là giảm trí nhớ nặng, suy giảm ngôn ngữ, mất nhận biết đồ vật...

Nguyên nhân của bệnh mạch máu là do rối loạn máu não và yếu tố mạch máu nguy cơ dẫn đến nhồi máu não, teo não gây suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ.

PGS, TS. Trần Văn Tuấn, Giảng viên Trường Đại học Y dược Thái Nguyên nêu rõ, đột quỵ não là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não. Bệnh xuất hiện nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Vì vậy điều trị sớm sau khi mắc bệnh đóng vai trò rất quan trọng.



Cách sơ cứu người bị đột quỵ ai cũng cần biết

cách sơ cứu người bị đột quỵ
Hãy biết cách sơ cứu người bị đột quỵ
Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.
Phát hiện ra đột quỵ
Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút thông qua 1 hay nhiều triệu chứng sau:
- Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như "tay chân của người khác"), méo miệng.
- Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa
- Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt
- Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động
- Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chỗ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng.
Cách sơ cứu người bị đột quỵ
1. Hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.
2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.
3. Chích đến khi nào máu chảy ra.
4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.
5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.
7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu vội vàng chở đi bệnh nhân đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra.


Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những bệnh gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng

Suy giảm trí nhớ không chỉ là một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà còn là hệ quả của một quá trình cơ thể phải đối mặt với những trạng thái thể chất tiêu cực hoặc chất lượng cuộc sống kém.
Kết quả thống kê từ quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ đã giúp chỉ ra một số trạng thái thể chất sau cũng gây suy giảm trí nhớ một cách đáng kể.
Những bệnh gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng
Suy giảm hoạt động tuyến giáp làm giảm trí nhớ.
Suy nhược cơ thể
Nghiên cứu của GS. Majid Fotuhi - Giám đốc Viện Thần kinh Memosyn (Đan Mạch) cho biết: người thường xuyên trải qua tình trạng suy nhược cơ thể có nồng độ các chất truyền dẫn tín hiệu serotonin và nerepinephrine thấp hơn nhiều so với người có thể trạng bình thường. Khi nồng độ các chất serotonin và nerepinephrine trong não thấp sẽ dẫn tới năng lực tập trung và sự tỉnh táo của trí não bị giảm đáng kể trong một thời gian nhất định. Đây cũng là tình trạng thường thấy ở những người có vùng tuyến yên trong não nhỏ. Ngoài ra, các triệu chứng khác chẳng hạn như: mệt mỏi, dễ cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm hay những trạng thái thần kinh tiêu cực khác... cũng dẫn tới sự suy giảm trí nhớ. Khi tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài hoặc diễn ra nhiều lần trong đời sống của một người, thì tỉ lệ mắc bệnh trí nhớ kém, suy giảm trí nhớ của người đó cũng tăng lên so với người bình thường.
Suy giảm hoạt động tuyến giáp
Hormon tiết ra từ tuyến giáp có chức năng giúp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, lượng hormon tuyến giáp tiết ra ít, có thể kéo dài thời gian trao đổi chất đối với não bộ, từ đó khiến cho các hoạt động của não, trong đó có hoạt động tư duy, trí nhớ bị suy giảm.
Các triệu chứng đi kèm khi suy giảm hoạt động tuyến giáp là: tăng cân, mệt mỏi, da khô, rụng tóc, ớn lạnh... Khi đó, người bệnh thường phải điều trị bệnh về tuyến giáp trước khi nghĩ tới việc điều trị chứng suy giảm trí nhớ.
Ngủ ngáy hoặc khó thở khi ngủ
Khi phụ nữ ở vào tuổi 40 trở đi, trí nhớ thường bị suy giảm, mà một phần nguyên nhân rất phổ biến là do chứng mất ngủ và ngủ ngáy. TS. James Leverenz - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe não bộ Lou Ruvo bang Cleveland (Mỹ) cho biết: ngủ ngáy phản ánh tình trạng hô hấp kém trong khi ngủ, điều này thường gắn với tình trạng đường thở hẹp khiến cho lượng ôxy lên não thấp, hậu quả là các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng khi thức dậy, mất ngủ... Về lâu dài, tình trạng này làm giảm đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ.
Bệnh đường tiêu hóa

Không ít người tự hỏi liệu các chứng bệnh đường tiêu hóa có liên quan gì đến tình trạng suy giảm trí nhớ? Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia năm 2014 đã chỉ ra rằng: bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài luôn có tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng kém hơn người bình thường, chưa kể đến chế độ ăn chứa lượng gluten thấp sẽ dẫn tới sức khỏe não bộ kém. Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu kém của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe hệ thần kinh và ảnh hưởng tới năng lực ghi nhớ của não. Các triệu chứng đi kèm ở bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm: mệt mỏi, viêm khớp, đau nửa đầu, tiêu chảy... tình trạng này kéo dài hoặc thường xảy ra trong đời sống sẽ khiến nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ tăng cao.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng... Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau...


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons