Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Test 3 phút phát hiện dạng sa sút trí tuệ khó chẩn đoán

Sau bệnh Alzheimer, bệnh thể Lewy (LBD) là dạng sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai. Giờ đây, nhờ một chuyên gia thần kinh ở ĐH Florida Atlantic (FAU), đã có một test 3 phút không chỉ phát hiện LBD mà còn chẩn đoán có hiệu quả sa sút trí tuệ trong bệnh Parkinson. Test này có độ chính xác 97% trong phân biệt giữa LBD và bệnh Alzheimer mà các bác sĩ hay nhầm lẫn.
TS James E. Galvin, GS về khoa học y sinh lâm sàng ở Trường Y Charles E. Schmidt, FAU cho biết hầu hết các bệnh nhân chưa từng được đánh giá bởi một bác sĩ thần kinh có chuyên môn về chẩn đoán LBD và chẩn đoán muộn hoặc chẩn đoán sai xảy ra ở phần lớn bệnh nhân bị bệnh này. Công cụ mới có thể mang đến một “bức tranh” rõ ràng và chính xác hơn cho những bệnh nhân không thể đi khám bác sĩ chuyên khoa, giúp họ nhận được chẩn đoán đúng, giảm áp lực và gánh nặng lên bệnh nhân và người chăm sóc.
“Điểm số nguy cơ tổng hợp thể Lewy” của Galvin gồm một đánh giá ngắn gọn có thể được bác sĩ hoàn thành để đánh giá nhanh chóng các triệu chứng phù hợp với LBD. Nếu người bệnh có đáng đi cứng nhắc hoặc lảo đảo, run khi nghỉ, cử động chậm hoặc yếu, tét Galvin có thể phát hiện LBD mà không cần phải đánh giá mức độ nặng của bệnh, điều khiến cho các tét trước đây mất nhiều thời gian thực hiện hơn với độ chính xác thấp hơn.
Test 3 phút phát hiện dạng sa sút trí tuệ khó chẩn đoán
Test này được dùng cho những bệnh nhân thực trong phòng khám thuộc mọi giới tính, trình độ học vấn và một loạt các triệu chứng tiến triển của bệnh. Khả năng phân biệt giữa LBD và bệnh Alzheimer là rất quan trọng vì hai tình trạng này có biểu hiện giống nhau và khó để bác sĩ phát hiện sớm. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 1,4 triệu người Mỹ và nhiều bác sĩ và nhân viên y tế không nắm được hết tất cả các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Có thể phải mất 1 tới 2 năm để các bác sĩ chẩn đoán LBD trong khi chẩn đoán sớm quyết định việc bệnh nhân được cải thiện chất lượng sống và sống độc lập hay là phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Giống như Alzheimer, LBD thường bắt đầu có các triệu chứng từ 50 tới 85 tuổi và trong một số trường hợp có thể sớm hơn nhiều. Theo Hội Sa sút trí tuệ thể Lewy, ban đầu, người bị LBD có thể đáp ứng tốt với các thuốc sa sút trí tuệ. Nhưng theo thời gian, những người này sẽ có đáp ứng kém và cuối cùng là tình trạng trầm trọng hơn những người bị Alzheimer và Parkinson và đôi khi để lại những tác dụng phụ nguy hiểm thậm chí kéo dài.
Phát hiện sớm sa sút trí tuệ thể Llewy rất quan trọng để có những can thiệp trong tương lai ở giai đoạn sớm nhất khi việc điều trị có hiệu quả nhất.

Người ta hi vọng những phát hiện này giúp cải thiện và đẩy nhanh các thử nghiệm lâm sàng cho các nghiên cứu trong tương lai về LBD và giúp tăng cường nghiên cứu các chỉ dấu sinh học LBD cho xét nghiệm gen.


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Phát hiện sớm suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến nhất với biểu hiện: đau đầu, hồi hộp, buồn phiền, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... Bệnh thường xảy ra ở những người người từ 18 – 45 tuổi, nếu không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề cho người bệnh.
Những dấu hiệu thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh trong đó có căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng, là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính kéo dài như những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài... khiến người ta suy nghĩ, lo lắng nhiều và sau đó rơi vào trạng thái stress...
Phát hiện sớm suy nhược thần kinh
Khi có biểu hiện bị suy nhược thần kinh cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Mệt mỏi, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Nếu mệt mỏi bình thường (do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi) thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Còn nếu mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí người bệnh cảm thấy cơ thể suy yếu. Bên cạnh biểu hiện mệt mỏi người bệnh luôn bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ. Ở một số trường hợp suy nhược cơ thể nặng, người bệnh thường nghi ngờ mắc bệnh gì đó, vì các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều.
Nhiều bệnh nhân suy nhược cơ thể mất ngủ kéo dài, cũng có một số người ngủ ít nhưng biểu hiện do suy nhược thần kinh thì ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không cải thiện đáng kể.
Những hệ lụy
Người bị suy nhược thần kinh thường không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh. Ngoài ra, suy nhược thần kinh nếu điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm dẫn đến trầm cảm lo âu. Các triệu chứng sẽ nặng thêm dễ dẫn đến tự tử, các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu ở nam giới và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
Cần làm gì khi bị suy nhược thần kinh?
Khi nghi ngờ có hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân cần đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể, không điều trị theo mách bảo.
Đối với bệnh nhân đã có tiền sử mắc, trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác. Vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc.
Phát hiện sớm suy nhược thần kinh
Hoa quả rất tốt cho người bệnh suy nhược thần kinh
Để phòng ngừa suy nhược thần kinh cần có lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích... Đối với người bệnh suy nhược thần kinh, chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp, tốt nhất là chia nhỏ bữa, ngoài bữa chính thêm 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam... Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.

Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipid ( thịt, cá, trứng...) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.


Thời gian vàng "3 giờ" cứu người đột quỵ não

BV Trung ương Huế cho biết trên 90% người bị đột quỵ não đến điều trị khi đã quá “thời gian vàng” (được tính là ba giờ).


Ông Nguyễn Văn Lạc (63 tuổi) bị đột quỵ đã được điều trị hồi phục hoàn toàn do người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu sớm - Ảnh: Nguyên LinhĐến bệnh viện điều trị muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật...
Theo TS.BS Tôn Thất Trí Dũng, phó trưởng khoa nội, phụ trách đơn vị đột quỵ của Trung tâm điều trị theo yêu cầu quốc tế - BV Trung ương Huế, nhiều bệnh nhân đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) đáng lẽ được cứu sống, nhưng do đến bệnh viện quá muộn hoặc nhầm tưởng bị trúng gió nên để ở nhà châm cứu dẫn đến chết oan uổng.
Sơ cứu... chết người
Ông T.T.H. (55 tuổi, ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đang làm ruộng thì bỗng dưng đau đầu, méo miệng, nói không rõ rồi ngất xỉu. Người nhà lầm tưởng ông H. bị trúng gió nên đưa về nhà cạo gió, xoa dầu, châm cứu.
Tuy nhiên, một ngày sau ông H. trở nặng, liệt nửa người và rơi vào hôn mê, lúc này người nhà mới đưa đi BV Trung ương Huế cấp cứu. Tại đây, kết quả các xét nghiệm và chụp hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não, giai đoạn muộn. Hậu quả ông H. phải chấp nhận đời sống thực vật.
Hay một bệnh nhân khác là ông P.H.T. (51 tuổi, trú ở Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) có tiền sử cao huyết áp. Sau khi đi ăn đám cưới về, ông T. kêu đau nhức đầu, người mệt, tay chân yếu nên người nhà xoa dầu, rồi đắp chăn cho ông nằm ngủ. Người nhà ông T. kể cứ nghĩ ông T. đi đám cưới có uống ít bia rượu nên bị mệt chứ không biết ông bị đột quỵ.
Đến bốn giờ sau, người nhà phát hiện ông T. nằm thiếp li bì, kêu không trả lời, liệt tay chân, sau đó mới đưa ông đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T. bị xuất huyết não chèn ép các dây thần kinh não gây hôn mê sâu, liệt nửa người. Do đến bệnh viện quá trễ, ông T. đã qua đời sau ba ngày nằm hồi sức cấp cứu.
Những nguy cơ bị đột quỵ não
BS Trí Dũng cho biết đột quỵ não có hai loại: nhồi máu não do tắc mạch máu nuôi não (chiếm đến 80%) và xuất huyết não do vỡ mạch máu não (chiếm 20%). Ở Việt Nam đột quỵ não là nguyên nhân tử vong cao nhất, vượt qua cả bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch. Mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ não, trong đó 110.000 người tử vong.
Bệnh đột quỵ não thường xảy ra ở người đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ, béo phì, đặc biệt là người hút nhiều thuốc lá và uống nhiều rượu bia rất dễ vỡ phình mạch máu não...
BS Dũng khuyến cáo phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì trong điều trị đột quỵ não, "thời gian là não - time is brain", nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.
"Thời gian vàng" là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị, không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.
Theo BS Dũng, cách tốt nhất hạn chế đột quỵ là mỗi người phải kiểm soát sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý (giảm chất béo, tăng rau xanh, trái cây), hạn chế rượu bia, thuốc lá; tích cực tập thể dục. Nếu có bệnh lý liên quan đến cao huyết áp hay đái tháo đường phải kiểm soát điều trị.


Thuốc tiêm mới điều trị tâm thần phân liệt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa chấp thuận Aristada (lauroxil aripiprazole) tiêm để điều trị cho người lớn bị tâm thần phân liệt. Aristada được chỉ định và sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa. Thuốc được dùng để tiêm ở cánh tay hoặc mông.
Aristada và thuốc chống loạn thần không điển hình khác được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt cần có một cảnh báo đóng khung để cảnh báo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về tăng nguy cơ tử vong liên quan với việc sử dụng không theo chi dẫn của các loại thuốc này để điều trị các vấn đề về hành vi ở những người lớn tuổi có rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ. Aristada phải được pha với một Hướng dẫn mô tả trong hướng dẫn dùng thuốc này. Bệnh nhân cần được thông tin về việc sử dụng thuốc cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo bởi người tham gia nhận Aristada trong thử nghiệm lâm sàng là cảm thấy sự thôi thúc để di chuyển liên tục (rối loạn di chuyển).


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Tiêm phòng vắc-xin cúm sớm, giảm nguy cơ đột quỵ

GS. Niro Siriwardena và cộng sự đã tham khảo dữ liệu của gần 18.000 bệnh nhân từng bị đột quỵ và có tiêm phòng bệnh cúm. Họ nhận thấy việc tiêm vắc-xin cúm có thể giúp kéo giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ trong vòng 2 tháng. Vì công hiệu của vắc-xin cúm chỉ kéo dài trong 6 tháng nên nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát khả năng tác dụng đối với đột quỵ trong thời gian này. Những phân tích cho thấy trong vòng 3 ngày, nguy cơ đột quỵ giảm 55%. Tác dụng như vậy vẫn còn nhưng kém dần, theo đó, nguy cơ đột quỵ giảm 36% sau từ 4 đến 7 ngày; giảm 30% từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14; giảm 24% từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 và giảm 17% sau từ 29 đến 59 ngày.
Nhóm nghiên cứu đồng thời ghi nhận những người tiêm phòng sớm có hiệu quả giảm đột quỵ nhiều hơn.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons