Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Giờ ngủ và nguy cơ đột quỵ não ở người cao huyết áp

Số giờ ngủ quá nhiều hay quá ít có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ não (tai biến mạch máu não) ở người bị cao huyết áp. Đó là kết quả rút ra từ một nghiên cứu tại Mỹ.

cao huyết áp 1
TS Oluwaseun Akinseye tại BV Mount Sinai, New York (Hoa Kỳ), và cộng sự đã phân tích gần 204.000 người lớn bị cao huyết áp bằng cách sử dụng dữ liệu của một cuộc điều tra sức khỏe quốc gia tại nước này.
Họ khám phá rằng nguy cơ đột quỵ não thấp nhất ở người cao huyết áp có số giờ ngủ đều đặn từ 7 – 8 giờ/ đêm. Đây được xem là “những người ngủ lành mạnh” và nguy cơ đột quỵ não của họ chỉ là 5%.
Nhưng ở người cao huyết áp ngủ nhiều hơn 8 giờ/đêm, nguy cơ đột quỵ não tăng lên 14%. Trong khi đó, người ngủ không đủ, dưới 5 giờ/đêm, nguy cơ đột quỵ não là 11%.
Một nhóm ngủ ít khác, từ 5 – 6 giờ/đêm thì có nguy cơ đột quỵ não là 6%.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ đột quỵ não trong những người ngủ quá nhiều và ngủ quá ít với “người ngủ lành mạnh”. So sánh cho thấy người ngủ không đủ và người ngủ nhiều có nguy cơ đột quỵ não lần lượt tăng 83% và 74% so với “người ngủ lành mạnh”.
Những phát hiện này được trình bày tại hội nghị của Hội cao huyết áp Hoa Kỳ diễn ra ở New York cuối tuần qua.
Cao huyết áp là căn bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Những người này có nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và chết sớm.
Những người này được khuyên thay đổi lối sống, ăn ít muối, giảm cân, giảm rượu bia, ăn nhiều trái cây và thực vật, tập luyện nhiều.
Các nhà nghiên cứu gợi ý ngủ 7,5 giờ/đêm là lý tưởng để có sức khỏe tốt, vì ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe.
Một vài nghiên cứu trước đây cũng cho thấy số giờ ngủ ảnh hưởng lên sức khỏe. Chẳng hạn nghiên cứu của đại học Cambridge thấy rằng người nào ngủ nhiều hơn 8 giờ/ngày sẽ tăng 46% nguy cơ đột quỵ não.
Trong khi đó, các nhà khoa học của đại học Surrey thấy rằng một tuần ít ngủ có thể làm xáo trộn hàng trăm gen liên quan đến stress, miễn dịch và hiện tượng viêm.
Muối có hại cho sức khỏe? Gien chịu trách nhiệm chuyện này!
TS Yang Wang, ĐH Jiatong (Trung Quốc) và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 334 người thuộc 124 gia đình khác nhau. Họ cho những người này ăn ít muối trong một tuần, rồi ăn nhiều muối tuần kế tiếp, và cuối cùng ăn nhiều muối + nhiều potassium cũng trong một tuần. 
Kết quả cho thấy những biến dị trong một gien có tên Renalese phối hợp với những đáp ứng huyết áp khi sử dụng muối. Điều này cho thấy di truyền đóng vai trò quyết định về sự nhạy cảm của huyết áp một người đối với việc ăn mặn.

Người cao tuổi dễ bị đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Đột quỵ rất dễ xảy ra ở người cao tuổi vì ở đối tượng này, các cơ quan chức năng của cơ thể đã bị suy giảm rất nhiều, trong đó có hệ tim mạch, huyết áp.
Đột quỵ não có hai thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Những dấu hiệu báo trước của đột quỵ não thường là đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, nói khó, bị yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay, chân… 
Bệnh xảy ra nhanh và để lại hậu quả nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời như: hôn mê, liệt, thậm chí là tử vong. Trong đó, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ đặc biệt ở người cao tuổi.
Người cao tuổi dễ bị đột quỵẢnh minh họa
Theo thống kê, có khoảng 22% dân số mắc bệnh tăng huyết áp . Tuy vậy, nhiều người không quan tâm đến bệnh này hoặc do chủ quan cho rằng bệnh tăng huyết áp là bệnh của người già, ai cũng có thể bị, hoặc không có điều kiện để tìm hiểu về căn bệnh được coi như là "bệnh giết người thầm lặng". 
Đó là chưa kể đến ở người cao tuổi, sức đề kháng và chức năng các cơ quan của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh đã giảm sút đáng kể. Hơn nữa, người cao tuổi còn mắc một số bệnh mạn tính về tim mạch, đái tháo đường , béo phì, bệnh rối loạn chuyển hóa... Tất cả những điều này, đều lý giải vì sao người cao tuổi dễ mắc độc quỵ não.
Người cao tuổi dễ bị đột quỵẢnh minh họa
Đối với người cao tuổi, việc phòng bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người cao tuổi cần được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Khi có bệnh về tim mạch, họ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng thuốc.
Khi có bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc bị đái tháo đường, người cao tuổi cần kiểm tra huyết áp, mỡ máu và đường máu định kỳ. Tuyệt đối không tự mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác để điều trị cho mình.
Người cao tuổi nên uống đủ lượng nước cần thiết và không chờ đợi khi có biểu hiện khát mới uống, đặc biệt vào mùa hè. Nếu nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần hạn chế và tốt nhất là bỏ hẳn. Những người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không nên uống bia, rượu. Nên uống nước cam, chanh và quả tươi để tăng cường sức đề kháng, vận động cơ thể một cách hợp lý.
Theo Tú An - Sức khỏe và Đời sống

Xơ vữa động mạch cảnh - bệnh chết người bác sĩ dễ quên

25% - 30% tai biến mạch máu não là do hẹp động mạch cảnh, tuy nhiên, hiếm khi bệnh nhân chú ý đến, còn các bác sĩ thì thậm chí bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân.

Hẹp động mạch cảnh là do mỡ bám lên thành mạch và phát triển gây hẹp tại chỗ hay mảnh xơ vữa bong tróc ra trôi lên não, gây lấp mạch máu não đưa đến tai biến mạch máu não.
Ảnh minh họa - Nguồn: internet
Hẹp động mạch cảnh gây ra thiếu máu não, do tình trạng thiếu máu cung cấp cho các tế bào não thường do nguyên nhân hẹp động mạch cảnh gây ra.
Các triệu chứng gợi ý đến tình trạng thiếu máu não rất hay gặp trong cuộc sống nhưng thường bị bỏ qua như đau đầu thông thường, đau đầu do viêm xoang, chóng mặt do rối loạn tiền đình, chóng mặt do tiền mãn kinh… Do đó, nếu không điều trị triệt để, bệnh sẽ kéo dài và gây khó khăn cho điều trị sau này.
Những biểu hiện trên, lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh, đặc biệt những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh. Khi một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện, đừng nên chần chừ, hãy đến những cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Cách trị đau đầu hiệu quả trong mùa hè

Mùa hè, dưới cái nắng oi ả, thời tiết khó chịu dễ khiến bạn bị đau đầu. Tìm được nguyên nhân gây đau đầu sẽ giúp bạn khắc phục cơn đau hiệu quả.

Tránh căng thẳng
Căng thẳng, áp lực công việc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau đầu và đau nửa đầu. Vì vậy cố gắng tìm mọi cách giải tỏa căng thẳng ngay khi có thể. Khi bắt đầu cảm thấy bị đau đầu, hãy dừng tất cả mọi việc để tìm chỗ thư giãn, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng để cơn đau dịu xuống.
Cách trị đau đầu hiệu quả trong mùa hèCách trị đau đầu hiệu quả trong mùa hè

Tránh tập thể dục dưới trời nắng
Những người có tiền sử đau đầu không nên tập thể dục dưới ánh nắng còn gắt. Bởi nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước, rất dễ gây đau đầu. Một nơi thoáng, mát sẽ tốt cho việc luyện tập hơn.
Đeo kính mát
Kính mát bảo vệ mắt khỏi các tia UV, giúp giảm bớt căng thẳng cho đôi mắt khi bạn đi ngoài nắng. Biện pháp: Hãy mang theo kính khi đi ra ngoài để tránh đau đầu.
Đội mũ rộng vành hoặc che ô
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên những cơn đau đầu của bạn. Việc phơi mình quá nhiều ngoài nắng nóng làm kích hoạt nhiệt độ cơ thể. Vì thế, khi bước ra ngoài hãy đội mũ hoặc che ô để bảo vệ đầu.
Ăn, ngủ đúng giờ
Bỏ bữa, ngủ không đủ là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu. Vì thế bạn nên duy trì chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi điều độ.
Uống nhiều nước
Mùa hè mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể mất nước. Nếu không bổ sung kịp thời cũng có thể gây đau đầu. Do vậy, hãy uống nhiều nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
Chọn kem chống nắng phù hợp
Một số người tiếp xúc nhiều với các sản phẩm hóa chất có mùi cũng khiến đau đầu. Vì vậy, hãy cẩn thận khi chọn các loại kem chống nắng, sữa rửa mặt, tìm loại phù hợp với bạn.
Không tập thể dục dưới trời nắng
Những người có tiền sử đau đầu không nên tập thể dục dưới ánh nắng còn gắt. Bởi nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước, rất dễ gây đau đầu. Một nơi thoáng, mát sẽ tốt cho việc luyện tập hơn.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Những thực phẩm nên ăn khi bị đau đầu

Những thực phẩm giàu magie, kali... sẽ giúp bạn phòng ngừa và nhanh chóng làm giảm những cơn đau đầu.

Khi bạn bị đau đầu, bạn có những thói quen như: Tắt hết đèn, nằm xuống và uống một viên thuốc giảm đau. Nhưng bạn có biết rằng có các loại thực phẩm có thể làm giảm bớt thậm chí ngăn ngừa đâu đầu tốt hơn những gì bạn làm ở trên. Bạn nên thêm những thực phẩm này vào danh sách cần mua.
Khoai tây nướng
Khoai tây nướng sẽ làm dịu cơn đau đầu của bạn, đặc biệt là nếu đau đầu liên quan đến rượu. Erin Palinski một chuyên gia dinh dưỡng ở cho biết: "Rượu không chỉ gây ra tình trạng mất nước mà còn làm bạn mất các chất điện giải như kali". 
Khi bị đau đầu, ăn những thực phẩm giàu kali có thể khiến bạn giảm bớt đau đầu và nôn nao. Đáng ngạc nhiên hơn, một củ khoai tây nướng chứa rất nhiều kali (khoảng 721 gam) nhiều hơn 467 gam trong một quả chuối.
Những thực phẩm nên ăn khi bị đau đầu 1
Dưa hấu
"Mất nước là một nguyên nhân dẫn đến đau đầu" một nhà dinh dưỡng ở Califonia cho biết. Vì vậy hãy ăn những loại thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu để giảm bớt nguy cơ đau đầu. 
Nước tự nhiên chứa trong các loại trái cây và rau quả có chứa chất khoáng thiết yếu như magie, một giải pháp chữa trị chứng đau đầu. Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao bao gồm dưa chuột, dưa hấu, canh, cà chua và rau diếp.
Cà phê
Rượu có thể khiến mạch máu mở rộng dẫn đến bực tức và đau đầu. Caffein là một chất co mạch, có thể làm giảm bớt nhức đầu bằng cách làm giảm kích thước của các mạch máu. 
Tuy nhiên, uống quá nhiều café có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Quá nhiều caffein có thể làm tăng tình trạng mất nước, và làm đau đầu hơn. Điểm mấu chốt là nên uống cà phê với lượng vừa phải để giảm đau đầu và nôn nao, tránh uống nhiều cà phê suốt cả ngày không phải là lựa chọn tốt để trị bệnh đau đầu.
Bánh mì nướng
Những người ăn kiêng theo chế độ low carb hãy cẩn thận vì ăn quá ít carbonhydrate có thể khiến bạn bị nhức đầu. "Khi chế độ ăn uống quá thấp carbonhydrate, cơ thể bạn sẽ bị cạn kiệt lượng glycogen, đó là một nguồn năng lượng chính cho não bộ. 
Cạn kiệt glycogen có thể làm tăng tổn thất chất dịch từ cơ thể, có thể gây ra tình trạng mất nước. Bằng cách giảm cung cấp năng lượng cho não bộ và gây mất nước, các chế độ ăn thấp carbon có thể gây ra đau đầu.
Khi bị đau đầu, hãy tìm đến một nguồn carbonhydrate lành mạnh như bánh mì, bột yến mạch, trái cây hay sữa chua. Một nguồn carbonhydrate lành mạnh có thể làm cải thiện tâm trạng của bạn, giúp cơ thể giải phóng serotonin - hormone tạo cảm giác tốt.
Hạnh nhân
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, magie được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi những cơn đau đầu bằng cách làm giãn nở các mạch máu. Chứng đau nửa đầu có thể được khắc phục bởi một chế độ ăn giàu magie.
Bạn nên thêm một số thực phẩm giàu magie như chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu và hạt trong khẩu phần ăn của mình và gia đình.
Thức ăn cay
Nghe có vẻ bất thường nhưng những thưc ăn cay có thể giúp bạn tỉnh táo và bớt đau đầu hơn. Nếu đau đầu do tắc nghẽn xoang, thức ăn cay có thể làm giảm ùn tắc, mở đường hô hấp, làm giảm áp lực và chứng đau đầu kèm theo.
Sữa chua
Khi bị đau đầu, có thể do bạn bị thiếu canxi. Não bộ phụ thuộc vào canxi để có thể hoạt động hiệu quả. Bạn có thể ăn sữa chua, một loại thực phẩm giàu canxi và men vi sinh có lợi cho đường ruột của bạn.
Hạt vừng
Hạt vừng rất giàu vitamin E có thể giúp bạn ổn định nồng độ estrogen và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt. Hạt vừng rất giàu magie, có khả năng cải thiện tuần hoàn, giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Theo Pháp luật xã hội

Bí quyết để tránh đau đầu ngày hè

Nếu không bổ sung nước kịp thời cũng có thể gây đau đầu. Do vậy, hãy uống nhiều nước ngay cả khi không cảm thấy khát.

Mẹo hay để tránh đau đầu ngày hè
Căng thẳng, áp lực công việc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Đeo kính râm
Nhiều người bị đau đầu do nhạy cảm với ánh sáng gắt chói. Vì thế để hạn chế đau đầu nên đeo kính râm khi ra ngoài nắng. Kính có khả năng khuếch tán ánh sáng, giúp giảm bớt căng thẳng cho mắt và tránh đau đầu.
Uống nhiều nước
Mùa hè mồ hôi ra nhiều, khiến cơ thể mất nước. Nếu không bổ sung kịp thời cũng có thể gây đau đầu.Do vậy, hãy uống nhiều nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
Bổ sung ngay nước muối sinh lý khi ra nhiều mồ hôi. Thêm vào đó cũng không nên sử dụng nhiều các loại nước ngọt có ga.
Chọn kem chống nắng phù hợp
Một số người tiếp xúc nhiều với các sản phẩm hóa chất có mùi cũng khiến đau đầu. Vì vậy, hãy cẩn thận khi chọn các loại kem chống nắng, sữa rửa mặt…
Tránh tập thể dục dưới trời nắng
Những người có tiền sử đau đầu không nên tập thể dục dưới ánh nắng còn gắt. Bởi nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước, rất dễ gây đau đầu. Một nơi thoáng, mát sẽ tốt cho việc luyện tập hơn.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng, áp lực công việc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau đầu và đau nửa đầu. Vì vậy cố gắng tìm mọi cách giải tỏa căng thẳng ngay khi có thể.
Tập luyện
Hãy cẩn thận khi tập luyện trong mùa hè. Tốt hơn hết là thực hiện chúng trong điều kiện đảm bảo sức khỏe thay vì phơi ra nắng nóng để mất nước.
Nếu đi nắng về nếu thấy đầu, mặt và cơ thể nóng chỉ nên rửa chân tay trước (nhất là vùng chân) để nhiệt lượng, hơi nóng ở đầu mặt và toàn thân sẽ được chuyển xuống chân và thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông.
Khi thân nhiệt dịu xuống mới rửa mặt thì toàn cơ thể sẽ được hạ nhiệt đều, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.Nếu đau đầu dữ dội, làm các mẹo mà vẫn không giảm đau thì cần đi khám để xác định bệnh.
Ăn nhiều rau tươi quả tươi, bồi bổ vitamin B1, B6, B12, magie, khoáng chất… Nên ăn thực phẩm có hàm lượng calo thấp, dùng chất béo có lợi là dầu oliu, dầu cá thu, cá mòi có hàm lượng omega 3 cao.
Uống nhiều nước, ngủ đủ và sâu, đội mũ nón rộng vành khi ra nắng, tập thể dục, dưỡng sinh, tập yoga… để giảm bị đau đầu.
Không nên đóng cửa bật điều hòa, hay hút thuốc trong phòng điều hòa… vì dễ bị khó ngủ, thiếu dưỡng khí… gây đau đầu.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Điều chưa biết về viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, tử vong trong vòng 24 giờ. Chờ đợi triệu chứng điển hình như ban xuất huyết hay cứng cổ sẽ quá trễ.

Mới đây Bộ Y tế đưa ra thông báo về bệnh viêm màng não gây ra do não mô cầu. Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não là Neisseria Meningitidis. Có hơn 13 nhóm nhỏ trong đó 6 nhóm gây bệnh chính là A, B, C, W135, X và Y. Bệnh cảnh thể hiện dưới 3 dạng khác nhau gồm viêm hầu họng đơn thuần, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não mủ.
Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học có nguy cơ gây lây truyền cao.
Trong điều kiện bình thường, khoảng 5-10% dân số mang vi khuẩn Neisseria Meningitidis ở vùng hầu họng nhưng không có biểu hiện bệnh lý. Trong số này có thể có chủng gây bệnh hoặc chủng lành tính. 
Tuy người mang khuẩn không có biểu hiện bệnh lý nhưng trong một số trường hợp, việc lây nhiễm vi khuẩn này sang người khác có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh. Việc lây truyền không thật sự dễ dàng trên thực tế. 
Chỉ có khoảng 3-4% người sống chung nhà với bệnh nhân nhiễm não mô cầu bị nhiễm thứ phát. Tuy nhiên, nếu ca bệnh đã được khẳng định thì việc phòng ngừa bằng thuốc cần được tiến hành ngay trên người có tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng vài ngày đầu sau khi phát bệnh.
Phòng ngừa bằng kháng sinh chỉ có hiệu quả trong những ngày đầu tiên bị phơi nhiễm. Có thể dùng Ciprofloxacin 500 mg liều duy nhất hoặc Azithromycine 10 mg/kg (tối đa 500 mg) liều duy nhất. Sau 14 ngày, phòng ngừa bằng kháng sinh trở nên vô hiệu hoặc vô ích.
Các loại văcxin chỉ giúp phòng ngừa khoảng 85-90% trường hợp, chưa kể đến phức tạp trong chọn lựa các loại phân nhóm để sử dụng. Trong khi đang có dịch, việc chú ý đến các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng tỏ ra hữu hiệu để phòng ngừa lây gián tiếp.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
- Súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Tránh chạm tay vào miệng, mũi và mắt.
- Tránh các tiếp xúc gần gũi với người khác, nếu có thể.
- Tránh ăn uống chung và sử dụng chung đồ dùng.
- Nếu bạn có triệu chứng nhiễm bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế.
Nếu ở các cơ sở y tế, việc sử dụng các dung dịch khử khuẩn tay trước và sau tiếp xúc với mỗi ca bệnh giúp hạn chế việc lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
Bệnh nhân nữ đang điều trị viêm não mô cầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội). Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Bệnh nhân đang điều trị viêm não mô cầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội). Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Vấn đề chích ngừa
Các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa bằng tiêm văcxin. Tuy nhiên, tiêm văcxin phù hợp lại là những vấn đề khác. Cho đến nay, chưa có loại văcxin nào đảm bảo gây miễn dịch đủ cùng lúc cho cả 6 loại vi khuẩn não mô cầu A, B, C, X, Y và W135. Việc chọn lựa văcxin thường dựa vào đặc điểm của vùng dịch để có loại phù hợp.
Trên thị trường hiện nay có loại văcxin nhị liên cho nhóm A, C như Mevac AC hoặc nhóm C và Y kèm Hib như MenHibrix. Ngoài ra, có loại tứ liên có tác dụng gây miễn dịch cho 4 nhóm A, C, Y và W-135, có thể là loại polysaccaride như Menomune, hoặc loại conjugate như Menactra, Menveo. Văcxin chuyên dành cho nhóm B chỉ mới được đưa vào sử dụng gần đây là Bexsero và Trumenba. Ở Việt Nam cũng có dạng văcxin kết hợp cho hai nhóm B và C: VA-Mengoc BC.
Một số lưu ý khi chích ngừa văcxin:
- Văcxin nhóm nào chỉ có thể phòng ngừa nhóm đó và không có tác dụng phòng ngừa chéo cho các nhóm khác. Ở vùng Đông Nam Á, nhóm A là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ở Việt Nam, một số ca gây bệnh nhóm B và C đã được ghi nhận.
- Khá nhiều thông tin ghi nhận không có văcxin phòng ngừa nhóm B. Điều này hiện nay không đúng vì văcxin nhóm B mới được đưa vào sử dụng gần đây. Trumenba được FDA Mỹ cấp phép vào tháng 10/2014 và Bexsero được cấp phép vào tháng 1. Ở Việt Nam, để đảm bảo phòng ngừa cả ba nhóm A, B, C, phải chủng ngừa cả hai loại văcxin.
- Văcxin não mô cầu A-C nằm trong lịch tiêm chủng quốc gia nhưng thuộc nhóm không bắt buộc và có thể phải trả chi phí thêm. Việc chủng ngừa thường được thực hiện lúc 18 tháng tuổi và lặp lại 3 năm một lần.
Do bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, việc chủng ngừa có thể áp dụng cho cả trẻ em lẫn người lớn. 
Chẩn đoán sớm
Việc chẩn đoán và điều trị não mô cầu đã được Bộ Y tế ra văn bản hướng dẫn. Điều cần nhấn mạnh là bệnh lý gây ra do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh và có thể đưa đến tử vong trong vòng 24 giờ sau khi phát bệnh. 
Do đó, chờ đợi những triệu chứng điển hình như ban xuất huyết hay cứng cổ có thể là quá trễ. Mặt khác, soi hoặc cấy ra vi khuẩn không giúp phân biệt được người mang khuẩn hay bệnh nhân thực sự. Do đó, chẩn đoán sớm chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tể học và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng.
Về phía bệnh nhân, cần biết là có khá nhiều trường hợp nhiễm siêu vi khác có biểu hiện tương tự nhưng diễn tiến và dự hậu khác rất nhiều. Trên nguyên tắc, khi một người có các biểu hiện sốt, nhức đầu, việc tự điều trị bằng các thuốc cảm sốt không ghi toa là hợp lý và bệnh nhân luôn được khuyên là đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 48-72 giờ. 

Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm não mô cầu, đây có thể là khoảng thời gian vàng trong điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nặng. Vì thế, không nên chần chừ khi có nghi vấn, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ tiếp xúc bệnh nhân trước đó.  

Theo TS.BS Võ Xuân Quang - VnExpress

7 triệu chứng đột quỵ do nắng

Hiểu rõ 7 triệu chứng đột quỵ do nắng nóng dưới đây sẽ giúp bạn sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời căn bệnh này.


Theo Hoàng Minh - Kiến thức

Ai dễ bị đột quỵ?

Hằng năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó 11.000 người chết. Điều trị kịp thời (6-8 giờ sau tai biến) là cơ hội “vàng” để cứu sống bệnh nhân, giảm thiểu tai biến.


Điều trị tai biến mạch máu não - Ảnh: T.T.D.
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não, là tình trạng thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột và có đặc tính của tổn thương mạch máu não, các triệu chứng thường xảy ra trong vài giây đến vài phút khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Đừng để mất thời gian “vàng”
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não do tắc mạch máu nuôi não có thể do cục máu đông, mảng xơ vữa, hay do bọt khí; hoặc chảy máu não do vỡ mạch máu não vì cao huyết áp, dị dạng mạch máu não.
Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh chỉ trong vài giây đến vài phút.
Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm che khuất các triệu chứng.
Tổn thương bán cầu đại não (50%) biểu hiện lâm sàng có thể là: méo miệng, nói khó, liệt nửa người, giảm cảm giác bên đối diện, giảm thị lực cùng bên...
Tổn thương thân não (25%): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
Tổn thương khiếm khuyết (25%): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hay cả hai.
Phần lớn người bệnh thường được sơ cứu không đúng cách như: nặn chanh, cạo gió, giác hơi, bắt gió... Điều này vô tình làm mất đi thời gian “vàng” đồng thời có nguy cơ hít phải các chất dịch, chất tiết vào phổi làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy.
Chính vì vậy, với biện pháp tiêu sợi huyết bằng đường tĩnh mạch, bệnh nhân cần vào viện sớm trong vòng ba giờ sau tai biến; với biện pháp tiêu sợi huyết qua đường động mạch, thời gian cho bệnh nhân đột quỵ trong vòng sáu giờ kể từ lúc khởi phát; với phương pháp chọc hút cục máu đông là 6 - 8 giờ.
Những yếu tố nguy cơ
Có những yếu tố nguy cơ không thay đổi được như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, yếu tố di truyền... nhưng phần lớn yếu tố còn lại nếu hiểu biết chúng ta có thể phòng ngừa được. Các bệnh lý tim mạch như hẹp van hai lá, rung nhĩ do thấp tim... là yếu tố nguy cơ hay gặp ở nước ta.
Ở những bệnh nhân này phòng ngừa bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc chống đông máu để ngừa nhồi máu não nhưng cũng cần theo dõi các xét nghiệm đông, cầm máu khi cần để tránh tình trạng xuất huyết não.
Tăng lipid máu, nhìn chung khi tăng LDL cholesterol thì nguy cơ tim mạch tăng lên 20% thông qua xơ vữa động mạch. Không chỉ thế mà giảm HDL cholesterol cũng làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch trong đó có tai biến mạch máu não.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây tai biến mạch máu não mà có lẽ thông qua các bệnh tim mạch. Đái tháo đường là nguyên nhân gây ra tất cả các thể tai biến mạch máu não.
Thuốc lá làm giảm yếu tố bảo vệ HDL cholesterol, làm tăng fibrinogen, tăng tính đông máu, tăng độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu... nguy cơ tạo cục máu đông gây tắc mạch máu não.
Trường đại học Hoàng gia London chỉ ra rằng tần suất tăng huyết áp và nguy cơ xuất huyết não tăng lên với sự gia tăng uống rượu. Hay nguy cơ đột quỵ tăng gấp năm lần ở phụ nữ dùng thuốc ngừa thai, đặc biệt phụ nữ hơn 35 tuổi kèm tăng huyết áp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ít hoạt động thể lực tăng nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ. Tuy nhiên gắng sức quá mức cũng dễ gây tai biến ở người cao huyết áp.
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các loại tai biến mạch máu não. Để hạn chế đột quỵ, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn ít muối, nhiều rau, uống thuốc đúng liều, thường xuyên tập thể dục.
Có một sai lầm hay mắc là người bệnh thấy huyết áp bình thường thì không uống thuốc, chỉ uống khi thấy có triệu chứng hay đo thấy cao quá 180 mmHg. Trong khi mục đích của điều trị cao huyết áp là dùng nhiều biện pháp để giữ huyết áp ở mức bình thường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người dễ bị tai biến xơ vữa là những người tỉ mỉ, hay nghĩ ngợi tính toán, dễ xúc cảm, hay gặp ở những người luôn phải đối phó với các tác nhân tâm lý, luôn căng thẳng, hồi hộp, lo âu, bi quan, chán nản. Nhiều thống kê cho thấy khi tăng axit uric trong máu lên đến 7mg% thì nguy cơ tai biến xơ vữa động mạch tăng gấp đôi.
Cứu sống sau 5 giờ điều trị
Bệnh nhân N.V. (52 tuổi), đang ăn cơm đột ngột nói đớ, méo miệng, yếu nửa người bên phải. Người nhà đưa ngay bệnh nhân vào viện. Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu não cấp, liệt nửa người bên phải, không nói được, nguy cơ tử vong cao.
Các bác sĩ áp dụng phương pháp bơm thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch nhưng không hiệu quả, bèn cho bơm thuốc bằng đường động mạch. Sau năm giờ điều trị, bệnh nhân nói chuyện được, cử động chân tay và dần hồi phục phần liệt nửa người bên phải.
Đây là một trong những bệnh nhân được cứu sống và không để lại di chứng nhờ ứng dụng phương pháp tiêu sợi huyết qua đường động mạch.

Chăm sóc người đột quỵ

Người cao tuổi thường mắc nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có chứng đột quỵ. Việc chăm sóc người bệnh đúng cách giúp giảm nhiều tác hại của di chứng.

Chứng đột quỵ nếu xảy ra ở mức độ nhẹ có thể hồi phục chức năng cơ thể hoàn toàn hoặc để lại một phần di chứng và tàn phế ít hay nhiều. Nếu đột quỵ xảy ra ở mức độ nặng có khả năng gây liệt hoàn toàn nửa người, hôn mê và tử vong.
Những nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên chứng đột quỵ có thể do chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc nhồi máu não vì tắc nghẽn mạch máu. Nếu do chảy máu não, các triệu chứng bệnh lý thường xảy ra đột ngột; nếu do nhồi máu não thì những triệu chứng bệnh lý xuất hiện một cách từ từ trong vòng nhiều giờ. Người bệnh trước khi bị đột quỵ có thể hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh lý báo trước hoặc có biểu hiện của chứng tăng huyết áp, bệnh mạch vành ở tim, bệnh đái tháo đường...
Các rối loạn bệnh lý đột quỵ thường gặp là gây nên tình trạng yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn thăng bằng, rối loạn thị giác, giao tiếp khó khăn do nói ngọng hoặc không hiểu giọng nói... Chúng có khả năng gây sự tàn phế nặng về sinh hoạt và thể lực nên người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần; dễ bị trầm cảm, buồn bã; có cảm giác cô đơn, thường hay cáu gắt và giận hờn...
Chăm sóc người bị di chứng đột quỵ
Việc chăm sóc NCT bị di chứng đột quỵ cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn, phù hợp với từng trường hợp, từng thể bệnh cụ thể.
Để bảo đảm đường hô hấp được thông thoáng, không bị cản trở làm tắc sự lưu thông khí; cần đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, không kê gối phần đầu, để đầu hơi ngửa. Thỉnh thoảng cần lau chùi, hút sạch các chất dịch ứ đọng trong miệng, không để bệnh nhân bị sặc bởi chất dịch, cần tháo những răng giả ra khỏi miệng. Khi người bệnh không tỉnh hay tình trạng tri giác chưa được phục hồi nên cho ăn uống qua ống xông đặt vào dạ dày hoặc ăn bằng thìa và cho từ từ từng thìa một.
Chú ý vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn từ răng miệng lan xuống đến đường hô hấp trên. Thông thường thức ăn và các chất tiết trong miệng hay đọng lại ở bên miệng phía bị liệt nên khi cho ăn uống phải thực hiện bên phía miệng không bị liệt; đồng thời nên vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn và hút sạch thức ăn, các chất dịch ứ đọng trong miệng phía bên bị liệt.
Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt, xoa bóp các bắp cơ, cử động các khớp, đặc biệt chú ý ở phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Một điều cần quan tâm là nên đặt cơ thể bệnh nhân, các chi trong tư thế sinh lý phù hợp, vị trí ít tổn hại nhất về mặt chức năng. Luôn trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh loét các điểm tỳ của cơ thể tỳ đè lên giường ở vùng chẩm, vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân...
Vệ sinh thân thể: bệnh nhân cũng cần thực hiện hàng ngày, không được để các chất thải bài tiết như nước tiểu, phân làm ảnh hưởng; đặc biệt chú ý đối với những người đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có thể làm ướt và bẩn cơ thể người bệnh; đồng thời cũng có thể thấm vào khăn trải giường, chiếu, chăn, màn nơi người bệnh nằm.
Phải bù đắp đủ nước và chất điện giải cho người bệnh, không vì sự khó khăn trong việc chăm sóc hay giữ gìn vệ sinh cho thân thể do bệnh nhân đi tiểu tiện, đại tiểu không tự chủ và đại tiểu tiện dầm dề mà hạn chế việc cho người bệnh uống nước.
Khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh, cần thực hiện từ bên phía bị liệt để khuyến khích bệnh nhân cố gắng cử động, vận động ở bên đó. Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, nhắc đi nhắc lại nếu cần để người bệnh có thể hiểu được do khả năng tiếp thu và tri giác của họ đã bị suy giảm.
Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp
Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp cho người cao tuổi bị hậu quả đột quỵ là một quá trình lâu dài, có khi phải thực hiện mất cả hàng tháng, hàng năm nên phải kiên trì. Trong từng thời điểm cần có mục tiêu phấn đấu nhưng không nên có quá nhiều tham vọng, phải có tính khả thi để người bệnh tự tin và không nản lòng. Chế độ ăn phải phù hợp với người đã bị giảm khả năng vận động, không nên cho ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân nhiều.
Đối với khả năng vận động: khi di chuyển người bệnh phải thận trọng, thao tác từ từ, bảo đảm an toàn và có kỹ thuật như chuyển bệnh nhân từ giường ra ghế ngồi phải tiến hành từng bước gồm nâng người bệnh dậy, giữ ngồi ở mép giường, chân thõng xuống trong vài phút rồi giữ cho bệnh nhân đứng dậy nhưng không nên giữ dưới vai phía bên bị liệt; sau đó người chăm sóc dùng chân mình giữ cố định chân người bệnh để xoay và đặt bệnh nhân vào ghế đã đặt sẵn bên cạnh. 
Lúc đầu bệnh nhân tập đi cần hai người hỗ trợ, giúp đỡ. Phải dọn bỏ các dụng cụ, đồ vật dễ gây vấp ngã và bố trí người bệnh ở tầng một của căn nhà; khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng nhà vệ sinh để sinh hoạt, không nên dùng bô để đi vệ sinh mãi. Phải luôn khuyến khích người bệnh tập luyện, tự phục vụ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, không phụ thuộc vào người chăm sóc như tự lau rửa, mặc quần áo...
Người chăm sóc để khăn tắm, nước, xà phòng... ngay sát giường người bệnh để họ có thể tự lau rửa phần trên cơ thể; người chăm sóc chỉ cần giúp đỡ vệ sinh, lau rửa vùng mông, vùng chân đồng thời để kiểm tra tình trạng loét điểm tỳ. Nên cho người bệnh dùng loại quần áo dễ mặc, dễ cởi; khi mặc hoặc cởi quần áo nên bắt đầu từ bên bị liệt; có thể đặt người bệnh ngồi trước gương soi để thay quần áo dễ dàng hơn. 
Ngoài ra, nên khuyến khích người bệnh tự đi vệ sinh, cần đóng tay vịn ở bên không bị liệt để bệnh nhân có thể vịn và đứng lên khi đi vệ sinh xong; đặt nước, giấy vệ sinh... ở vị trí gần vị trí bên tay không bị liệt để giúp cho người bệnh có thể tự phục vụ.
Đối với khả năng giao tiếp: người bệnh có thể có hai loại rối loạn ngôn ngữ. Loại do các cơ bị ảnh hưởng gây nói ngọng, líu lưỡi; nếu bệnh nhân bị mất răng hay đeo răng giả thì sẽ bị nói ngọng hơn; người bệnh vẫn hiểu được người khác nói và viết. 
Loại do bị tổn thương trung tâm ngôn ngữ thường nặng, người bệnh không thể hiện được ý nghĩ bằng lời nói mặc dù phát âm bình thường; khả năng hiểu lời nói, chữ viết cũng giảm, câu chữ rời rạc, vô nghĩa; việc giao tiếp sẽ cực kỳ khó khăn nên phải kiên nhẫn; cần lưu ý đến các vấn đề là người bệnh không nói được nhưng nghe được và có thể hiểu được ít nhiều nội dung; khi tiếp xúc giao tiếp phải nói chậm, rõ, ngắn; kiên nhẫn nghe khi người bệnh cố gắng diễn đạt và có thể dùng các cách diễn đạt khác bằng nét mặt, ra hiệu, vẽ hình...; điều cần lưu ý là luôn động viên khi bệnh nhân có biểu hiện chán nản, thất vọng. 
Việc phục hồi các rối loạn ngôn ngữ có thể đáp ứng rất ít hoặc có thể trở về gần như bình thường. Thực tế, sự rối loạn ngôn ngữ làm cho bệnh nhân ngại giao tiếp với người khác dẫn đến xa lánh các hoạt động xã hội và dễ nảy sinh tâm lý thích cô độc.
Nhồi máu não.
Nhồi máu não.
Lời khuyên của thầy thuốc
Chứng đột quỵ ở người cao tuổi thường dẫn đến những hậu quả nặng nề, trầm trọng gây nên sự tàn phế suốt đời thậm chí có thể bị tử vong trong các trường hợp nặng. Bệnh lý có khả năng xảy ra một cách đột ngột do nguyên nhân chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc xảy ra một cách từ từ trong nhiều giờ do nguyên nhân nhồi máu não vì tắc mạch máu não. 
Vì vậy cần có biện pháp chủ động phòng ngừa trước khi chứng đột quỵ xảy đến nếu biết được nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là người có nguy cơ tăng huyết áp trong mùa lạnh rét. Phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất vì nếu mỗi khi đột quỵ đã xảy ra rồi thì hậu quả mang lại thường khó hồi phục trở lại như bình thường theo sự mong muốn.
Chăm sóc người đột quỵ
Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt
Theo TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh - Sức khỏe và Đời sống

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Parkinson không tha người trẻ

Ghi nhận vài năm trở lại đây cho thấy nhiều người mắc bệnh Parkinson ở tuổi 30-40, trong đó có tới 10% khởi phát bệnh trước 45 tuổi.




Mặc dù không phải là loại bệnh chết người nhưng nếu chậm điều trị, bệnh nhân Parkinson có thể gặp hệ lụy nặng nề. Người ta đã thống kê: nếu không điều trị, 61% trường hợp bị Parkinson sẽ bị tàn phế hoặc chết sau 5 - 9 năm, sau mười năm tỷ lệ này sẽ là 80%!

Bệnh không của riêng người già
Nói đến Parkinson là phải nói đến chứng Parkinson (Parkinsonism) và bệnh Parkinson (Parkinson’s disease). Chứng Parkinson là một tập hợp các biểu hiện bất thường, bao gồm: run, giảm vận động, cứng đờ, kèm tư thế đứng và đi bất thường. Những biểu hiện như thế có thể thấy sau khi bị viêm não, tai biến mạch máu não, do dùng thuốc điều trị tâm thần kéo dài... 

Dạng thường gặp nhất là bệnh Parkinson, một dạng bệnh tự phát do thoái hóa bên trong hệ thần kinh. Bệnh do bác sĩ người Anh James Parkinson mô tả lần đầu tiên vào năm 1817.

Bình thường trong não có một chất gọi là dopamine, dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác giúp não chỉ huy và kiểm soát các cử động bắp thịt ở chân tay và mặt. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh chất dopamine bị suy thoái và chết dần khiến não không chỉ huy được vận động cơ bắp. 

Tuy nhiên tại sao các tế bào não sản sinh dopamine lại bị thoái hóa và chết đi thì tới bây giờ khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Người ta cũng không biết tại sao chỉ có một số người bị mắc Parkinson.

Bệnh thường bắt đầu lúc đã trên 60 tuổi, tuy nhiên vài năm trở lại đây có nhiều người mắc bệnh ở tuổi 30 - 40. Ước tính 10% bệnh nhân Parkinson khởi phát bệnh trước 45 tuổi và nếu xảy ra trước 40 tuổi thì thường có yếu tố di truyền. 

Mặc dù vậy, người trẻ tuổi bị Parkinson có quá trình bệnh nhẹ hơn và tiến triển chậm hơn so với người già. Họ cũng ít bị mất trí nhớ, lẫn, rối loạn thăng bằng hơn. Ngược lại, người trẻ bị Parkinson hay bị rối loạn vận động do dùng thuốc hơn.

Dấu hiệu nhận diện Parkinson

Run: rất hay gặp, có thể cả ở tay lẫn chân. Thường run rõ hơn khi nghỉ ngơi, như khi bệnh nhân để hai tay trên đùi mình, còn khi giơ tay cầm nắm một vật nào đó, run lại giảm đi. Vì vậy, người ta bảo run của Parkinson là run khi nghỉ, trái ngược với chứng run vô căn hoặc run của bệnh tiểu não. Lúc mới mắc bệnh thường chỉ run một tay; sau vài tháng, vài năm, sẽ bị run ở cả hai tay. Cũng có người bị run môi hay cằm. Tuy vậy, gần 15% trường hợp bị Parkinson không bao giờ run.

Khi bệnh đã nặng, thuốc không còn công hiệu, nếu người bệnh không quá già và không suy giảm trí nhớ nặng, cũng như không có các bệnh toàn thân nặng, có thể xem xét phẫu thuật. 

Cứng đờ cơ bắp: người bệnh khó quay cổ, xoay người, đang ngồi đứng dậy, trở mình trên giường. Khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc. Dáng người hơi còng. Dù người bệnh cố gắng thư giãn cơ bắp tối đa thì khi thầy thuốc tìm cách gấp duỗi tay hay chân của họ vẫn thấy có sức cản rõ.

Chậm vận động: người bệnh làm mọi việc đều rất chậm chạp. Khi đi hai tay không vung vẩy như người bình thường mà khép sát thân mình. Chữ viết nhỏ dần và viết chậm. Nét mặt ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện và rất ít khi chớp mắt.

Rối loạn giữ thăng bằng: ngồi và đứng dậy khó, xoay trở hay đi đều dễ té.

Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ và khó nghe, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Về sau thêm khó nuốt và rối loạn trí nhớ.

Chưa thể chữa dứt

Parkinson là bệnh mãn tính, tiến triển không ngừng, không chữa khỏi vĩnh viễn. Bệnh tiến triển rất chậm, có người từ nhẹ chuyển sang nặng mất vài chục năm. Tuy Parkinson gây trở ngại sinh hoạt và công việc hàng ngày nhưng không phải là bệnh nguy hiểm; bằng cách dùng thuốc, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và công việc bình thường trong nhiều năm. 

Ngoài ra, tập thể dục, vận động nhiều thì bệnh càng đỡ nặng. Tăng cường ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón. Không kiêng thịt cá nhưng đừng ăn quá nhiều, vì các chất đạm trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc chữa bệnh.

Bệnh Parkinson nếu không chẩn đoán và điều trị đúng sẽ gây tàn phế. Nếu được dùng thuốc hợp lý, ngoài việc chậm tàn phế, hầu hết bệnh nhân kéo dài được tuổi thọ.

Khi bệnh đã nặng, thuốc không còn công hiệu, nếu người bệnh không quá già và không suy giảm trí nhớ nặng, cũng như không có các bệnh toàn thân nặng, có thể xem xét phẫu thuật. Hiện có hai kiểu phẫu thuật chữa Parkinson: phá hủy một vài cấu trúc nhỏ trong não và đặt điện cực kích thích sâu bên trong não. 

Ở Việt Nam chưa phổ biến các kỹ thuật này, bệnh nhân thường phải sang Mỹ hoặc Pháp. Kết quả sau mổ có thể rất ngoạn mục nhưng cũng không loại trừ một số biến chứng: biến đổi tâm tính và hành vi, nhiễm trùng, rối loạn ngôn ngữ, nhồi máu não…

Cách phát hiện sớm Parkinson

Thông thường biểu hiện sớm là chậm vận động ở một tay, có hiện tượng giảm vung vẩy tay bên đó khi đi bộ nhanh, kèm với đau vùng vai. Một số bệnh nhân lại bị triệu chứng đầu tiên là run khi nghỉ. Nói chung trong giai đoạn sớm của bệnh, các triệu chứng xảy ra ở một bên, rất hiếm khi xảy ra cả hai bên cùng lúc. 

Có thể nghi ngờ bị Parkinson khi có một trong những biểu hiện sau: thay đổi biểu cảm của nét mặt (nhìn không chớp mắt, nhìn trừng trừng); giảm vung vẩy ở một cánh tay khi đi bộ; dáng người hơi gù; cứng và đau vai; đi kéo lết một chân; cảm thấy tê bì, kim châm, đau, hoặc khó chịu mơ hồ ở vùng gáy hoặc ở chân tay; giọng nói trở nên nhỏ hơn; có cảm giác run bên trong cơ thể.

Theo PGS.TS.BS  Nguyễn Hữu Công - Người đô thị

Thiếu ngủ làm giảm chất lượng tinh binh

Những người đàn ông không có đủ thời gian ngủ, một hậu quả đáng sợ hơn nhiều so với việc "nhan sắc" phai tàn đó là chất lượng, số lượng tinh trùng sẽ kéo nhau….đi xuống.
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tạp chí The American Journal of Epidemiology.
Trong những đàn ông không bị trầm cảm, một chứng bệnh thường đi liền với rối loạn giấc ngủ, những người có vấn đề về giấc ngủ giảm khoảng 33% tỉ lệ tập trung tinh trùng, và giảm 30% số lượng tinh trùng tổng thể. Không những thế, sức bơi của tinh trùng cũng kém hơn những người ngủ sâu.
Thiếu ngủ làm giảm chất lượng tinh binh
Tuy chưa lý giải được đầy đủ lý do cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng sức hồi phục chất lượng tinh trùng sau giấc ngủ là điều cần quan tâm. 
Qua các nghiên cứu trước đó, việc ngủ đủ 8 tiếng/ngày giúp cải thiện tim mạch, giữ trọng lượng cơ thể lý tưởng, giúp các chức năng phân tích của não sắc bén hơn.
Ngoài việc ngủ đủ giấc, để luôn khỏe khắn, quý ông cần loại bỏ những thói quen xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh binh như bỏ uống cà phê vào buổi chiều tối, không uống rượu trong vài giờ trước khi ngủ, có một thời khóa biểu khoa học để ngủ đúng giờ, chặn hoặc tắt nguồn ánh sáng để giảm sản xuất melatonin, một hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tùng trong não giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của cơ thể …
Theo Lan Thảo - Pháp luật TPHCM

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons