Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT SAU ĐIỀU TRỊ LÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, TẠO NÊN CƠ HỘI CHO BỆNH NHÂN VỐN CHỊU NHIỀU THIỆT THÒI TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY...

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng dẫn đến mạn tính. Người bệnh thường tách ra khỏi cuộc sống chung quanh, thu dần vào thế giới nội tâm, tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập và làm việc ngày càng giảm sút... Vì vậy, sau các biện pháp điều trị bệnh, việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp là vấn đề cần được quan tâm.
Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt sau điều trị là quá trình thực hiện, tạo nên cơ hội cho bệnh nhân vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống hàng ngày đạt được các mục đích tối ưu về chức năng sinh hoạt giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể hòa nhập với cộng đồng và môi trường ở chung quanh.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội
Sự cần thiết phải phục hồi và cách thức phục hồi:
Bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần nhưng không học tập, làm việc và lao động được; có nội tâm bất ổn định làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Người bệnh thường có khuynh hướng sống ngày càng tách rời, xa lánh xã hội ở chung quanh; khó hòa nhập với cộng đồng và bệnh có khả năng tiến triển trở thành mạn tính. Trên cơ sở tồn tại này, xã hội cũng có xu hướng bỏ rơi bệnh nhân và thường xem họ không thể giúp ích được gì cho xã hội.
Để giúp cho việc phục hồi chức năng của người bệnh tâm thần phân liệt sau điều trị, nhân viên y tế cần giải thích cho người bệnh, gia đình bệnh nhân về bệnh lý mắc phải; đồng thời nên chấp nhận bệnh tâm thần phân liệt, xây dựng các chương trình phục hồi chức năng tâm lý và lao động nghề nghiệp cho từng người bệnh. 
Ngoài ra, phải giải thích cho người bệnh tầm quan trọng của việc dùng thuốc và cách dùng thuốc; hướng dẫn xử trí các tác dụng phụ của thuốc. Cần giúp  cho người bệnh, người nhà của bệnh nhân biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường có thể phát hiện.
Một số điểm cần lưu ý khi phục hồi:
Cần lưu ý người bệnh tâm thần phân liệt bỏ nhà đi lang thang dễ có nguy cơ bệnh nặng thêm và bị nhiều ảnh hưởng khác do không được chăm sóc. Phải thuyết phục làm sao để gia đình, người thân của bệnh nhân ứng xử với người bệnh thuận lợi; bệnh nhân cảm thấy có được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương, đùm bọc; có không khí ấm áp, cảm giác an toàn khi sống với người thân. 
Trên thực tế, người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động, công việc như trước khi bị bệnh; vì vậy bác sĩ điều trị và người thân của bệnh nhân phải quan tâm tìm hiểu khả năng sinh hoạt, làm việc của người bệnh; trên cơ sở này giúp họ có thể làm được những việc có ích mà họ có thể làm được.
Người bệnh không thể thực hiện sinh hoạt một cách hoàn chỉnh, công việc hay nôn nóng; do đó cần hướng dẫn cho người thân trong gia đình hiểu là phải kiên nhẫn, chia công việc ra từng công đoạn cho người bệnh dễ thực hiện, dần dần làm từ việc đơn giản đến việc phức tạp để có thể thực hiện phù hợp, khỏi bồn chồn và nôn nóng. 
Đối với những hành vi, cách cư xử khác thường của người bệnh; nhân viên y tế cần giải thích cho gia đình bệnh nhân có sự hiểu biết cần thiết để không nên căng thẳng, không nên phê phán và tranh luận hoặc trừng phạt hay xa lánh họ; tìm cách hướng dẫn người bệnh tránh thực hiện những hành vi, cách cư xử khác thường đó.
Nên động viên, khuyến khích, biểu dương, khen ngợi khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc có sự cư xử phù hợp với những vấn đề mà người thân và gia đình mong muốn để họ vẫn cảm thấy rằng bản thân mình được yêu mến, sống còn có ích; dễ chấp nhận sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của bác sĩ và gia đình hơn. 
Hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh để họ có thể quyết định thực hiện được một cách đúng đắn trước một công việc nào đó rất quan trọng và cần thiết. Bác sĩ điều trị, gia đình và người thân của bệnh nhân phải thường xuyên, tiếp tục nói chuyện với người bệnh, để cho họ tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình; cần lắng nghe để người bệnh có thể nói được hết những suy nghĩ, tâm tư, cảm giác và thể hiện là mọi người trong nhà đều hiểu được họ.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh thực hiện được những công việc thông thường, biết tự chăm sóc cho bản thân mình, có thể làm được những việc đơn giản như tắm giặt, vệ sinh cá nhân; gấp chăn màn, quần áo; quét nhà, thu xếp, dọn dẹp gọn gàng nơi ăn chốn ở của họ... 
Không nên để bệnh nhân ở trong tình trạng thụ động, cần giúp đỡ và hỗ trợ họ đi lại, đi chơi đây đó, giao tiếp, ứng xử, làm việc phù hợp với khả năng của họ. Tránh những tình huống có thể ảnh hưởng, làm cho tình trạng bệnh lý của người bệnh càng nặng thêm như bị những cảm xúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền; có những lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ thiếu thân thiện, không thận trọng của người chung quanh; tránh các cảm xúc đau buồn đột ngột, những xung đột trong mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng xã hội đối với bản thân họ.
Khi tình trạng bệnh lý của người bệnh trở nên xấu hơn qua cách cư xử khác thường của bệnh nhân như: trầm lặng, không ăn uống, thu mình lại hoặc trở nên hiếu động, nói luôn miệng hoặc bị kích động, sợ hãi; có ý định gây thương tích cho bản thân hay dọa nạt, tấn công người khác thì gia đình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các bệnh viện chuyên khoa để được xử trí điều trị phù hợp.
Một loại ký sinh trùng sống trên mèo có nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt ở những người nuôi mèo trong nhà từ nhỏ
Một loại ký sinh trùng sống trên mèo có nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt ở những người nuôi mèo trong nhà từ nhỏ
Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp
Sự cần thiết phải phục hồi:
Người bệnh tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể giảm bớt hoặc mất đi các triệu chứng bệnh lý, chức năng tâm lý xã hội có khả năng được hồi phục nhưng không thể lao động, làm việc được; trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội dẫn đến sự buồn chán đối với bản thân. Vì vậy, việc phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.
Lao động nghề nghiệp sẽ giúp cho người bệnh phát huy khả năng hoạt động tâm thần, hướng suy nghĩ của bệnh nhân vào công việc; hạn chế bớt việc suy nghĩ lan man, giúp họ quên đi bệnh tật, quên các cảm giác khó chịu do tình trạng ảo giác và hoang tưởng gây ra. 
Công việc và lao động nghề nghiệp cũng giúp người bệnh thoát khỏi hoàn cảnh ăn không ngồi rồi, đi lang thang, phá phách; giúp họ tự tin vào bản thân, xóa bỏ mặc cảm, ăn ngon và ngủ yên hơn. Đồng thời chính công việc và lao động nghề nghiệp cũng sẽ làm cho mọi người ở chung quanh giảm bớt những suy nghĩ sai lầm về người bệnh.
Cách thức phục hồi:
Trên thực tế, tùy theo từng trường hợp người bệnh và hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi bệnh nhân để chọn lựa cho họ loại hình lao động nghề nghiệp thích hợp, phục hồi công việc cũ trước đây người bệnh vẫn làm như chăn nuôi, trồng trọt, lao động tiểu thủ công nghiệp... Có thể dạy cho bệnh nhân một công việc mới đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp điều kiện hoàn cảnh. 
Lưu ý các công việc để người bệnh bắt đầu trở lại làm là những việc nhẹ nhàng, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hoặc có thể chia công việc ra làm nhiều công đoạn để giúp họ dễ dàng làm và hoàn thành từng công đoạn một. 
Khi khởi đầu, cần có người hướng dẫn, kèm cặp, giúp đỡ; bảo đảm an toàn cho người bệnh khi lao động, làm việc. Nên có sự đánh giá, động viên, khen ngợi và khuyến khích họ để thúc đẩy công việc thực hiện tốt hơn.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tổ chức thời gian phục hồi lao động nghề nghiệp phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh, khả năng làm việc của từng người; đồng thời nên động viên bệnh nhân cố gắng, kiên nhẫn trong công việc và giúp cho họ có được thu nhập từ chính lao động nghề nghiệp của mình để tạo niềm tin nỗ lực phấn đấu.
Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỉ lệ khoảng từ 0,3 - 1% dân số ở các nước và có khuynh hướng phát triển ở nhóm tuổi còn trẻ từ 18 - 40, đây là lứa tuổi lao động chính của gia đình và xã hội. 

Vì vậy, sau khi người bệnh được điều trị giảm bớt hoặc khỏi hẳn những triệu chứng bệnh lý lâm sàng, gia đình bệnh nhân kể cả nhân viên y tế ở các cơ sở y tế chuyên khoa cần quan tâm đến việc thực hiện phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp nhằm giúp bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với môi trường sống ở chung quanh, hòa nhập vào cộng đồng như những người bình thường khác để họ không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội nữa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Áp lực cuộc sống khiến nhiều người bị rối loạn tâm thần

Thống kê năm 2015, số lượng bệnh nhân tâm thần phân liệt do BV Tâm thần TPHCM quản lý là hơn 9.500, tăng 300 người so với năm 2014. Trên 700.000 bệnh nhân động kinh, tăng khoảng 1.000 người so với năm trước.
Bác sĩ khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ khám bệnh tại BV Tâm thần TPHCM. Ảnh: Lê Phương.
Lãnh đạo BV Tâm thần TPHCM cho biết người trẻ bị rối loạn tâm thần đang có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân thường do phải đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống như công việc, học tập, kinh tế, rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh... Ngoài ra còn có những tác nhân như nghiện game, chất kích thích.
Tại Việt Nam, tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp nhất như trầm cảm, động kinh, tâm thần phân liệt... đã có hơn 13 triệu người mắc do stress, áp lực công việc. Ước tính gần 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.
Hiện hiểu biết của người dân về bệnh tâm thần vẫn có phần lệch lạc. Nhiều người cho rằng sức khỏe tâm thần là tâm thần phân liệt, điên, mà không biết có nhiều loại rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, mất ngủ. 
Do đó vẫn còn tình trạng kỳ thị, giấu bệnh, ngại đi thăm khám. Chẩn đoán sức khỏe tâm thần cũng khó hơn sức khỏe thể chất. Không có sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bác sĩ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khai thác bệnh nhân.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những nguy cơ của bệnh đột quỵNhững nguy cơ của bệnh đột quỵ


Hình minh họa. Nguồn Internet

Theo thống kê của Hội đột quỵ Hoa Kỳ:

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

+ Là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

+ Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ.


+ Cứ mổi 3 phút trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ.

+ Là bệnh rất phổ biến: nguy cơ bị đột quỵ trong cộng đồng là 20% tức là trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.

+ Trong lần đột quỵ đầu tiên khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng, và 1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, và các lần đột quỵ tái phát làm nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.

+ Là bệnh đòi hỏi chi phí y tế rất cao: điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng sau đột quỵ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình, là gánh nặng cho xã hội...  

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phân loại đột quỵ

ĐỘT QUỴ LÀ SỰ CỐ ĐỘT NGỘT NGUY HIỂM CỦA HỆ TUẦN HOÀN NÃO, LÀM NGƯNG CUNG CẤP OXY VÀ DƯỠNG CHẤT CHO TẾ BÀO NÃO

Đột quỵ được phân thành hai loại:

Xuất huyết não (vỡ mạch máu não)

Đột quỵ xuất huyết não được mô tả là tình trạng bệnh gây ra do sự vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài có thể tràn vào trong mô não gây phá huỷ và chèn ép mô não, máu cũng có thể tràn vào não thất gọi là xuất huyết não thất hay cũng có thể tràn vào khoang màng nhện gọi là xuất huyết khoang dưới nhện.

Nhồi máu não (nghẽn mạch máu não)

Đột quỵ nhồi máu não được mô tả là tình trạng bệnh gây ra do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc. 

Sự tắc nghẽn này có thể do các nguyên nhân gây hẹp mạch máu tại chổ hay do cục máu đông từ nơi khác trôi tới thường là từ tim, trong quá trình co bóp được đẩy trôi lên não.

Theo thống kê trên thế giới

+ Đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn chiếm khoảng 80% các trường hợp.

+ Đột quỵ xuất huyết não chiếm khoảng 20% các trường hợp.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Chữa rối loạn tiền đình bằng y học cổ truyền


Chua rói loạn tien dinh bang y hoc co truyen
Hội chứng rối loạn tiền đình hay gặp nhiều ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và người cao tuổi. Yếu tố thuận lợi gây nên hôi chứng này khi người bệnh bị huyết áp thấp và thoái hóa đốt sống cổ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp chữa rối loạn tiền đình bằng y học cổ truyền.

Bài thuốc bổ khí huyết: Thục địa, đương quy, bạch thược, đẳng sâm, bạch truật, phục linh (mỗi vị 12g), xuyên khung 8g, trích cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần. Uống ấm. Uống 10 thang.
Chữa bằng xoa bóp bấm huyệt: Người bệnh nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn vào hai huyệt thái dương (chỗ giao nhau đuôi mắt và đuôi lông mày kéo xuống). Ấn một phút rồi day từ từ, day liên tục và tăng dần trong 5 phút.
Huyệt suất cốc: Ở trên vành tai 2cm, dùng hai ngón cái bấm mạnh vào hai huyệt rồi day 5 phút.
Huyệt bách hội: Giữa đỉnh đầu. Dùng ngón cái ấn mạnh vào huyệt bách hội 5 phút.
Huyệt ấn đường: Trên sống mũi, giữa hai đầu cung lông mày, dùng ngón cái tay kia ấn vào huyệt ấn đường cùng đồng thời với bách hội.
Huyệt phong trì: Hai bên hõm gáy. Dùng hai ngón giữa hai tay cho lên gáy ấn mạnh vào hai huyệt phong trì, khi nào thấy tức thì thôi. Sau đó day 5 phút.
Sau khi day các huyệt, cuối cùng dùng 3 ngón cả hai tay day vùng cơ cổ, day cho mềm rồi xoa và bóp khoảng 10 phút cho máu lên não dễ dàng.
Bên cạnh việc chữa bệnh, người bị rối loạn tiền đình cần ăn uống đủ bữa và đủ chất, tập luyện và sinh hoạt đều đặn các môn thể thao, thể dục hợp với sức khoẻ từng người. Duy trì chữa bệnh, uống thuốc và xoa bóp đều đặn, bệnh tình sẽ thuyên giảm.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Tập thể dục có lợi cho não khi về già

Nghiên cứu mới thực nghiệm trên chuột đã giúp các nhà khoa học rút ra được kết luận này.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Jackson (Bar Harbor, Mỹ) đã phân tích những thay đổi cấu trúc của não chuột bằng cách so sánh biểu hiện gen và quan sát chúng dưới kính hiển vi huỳnh quang có độ phân giải cao. Họ nhận thấy những thay đổi liên quan đến tuổi trong các biểu hiện của các gen có liên quan đến chức năng mạch máu và tình trạng viêm trong vỏ não.
Để tìm hiểu tác động của các bài tập thể dục tác động đến não như thế nào, họ đã cho những con chuột chạy bánh xe lúc chúng 12 tháng tuổi (tương đương tuổi trung niên ở người) và đánh giá lại khi chúng 18 tháng tuổi (tương đương người già 60 tuổi). Kết quả cho thấy các chỉ số rối loạn chức năng mạch máu và hiện tượng viêm ở não đều giảm sau khoảng thời gian dài tập luyện.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Zona thần kinh tấn công vùng nào trên cơ thể?

Bệnh zona gây ra do siêu vi khuẩn varicella-zoster - cùng loại với vi khuẩn bệnh thủy đậu, nằm trong nhóm siêu vi herpes. Chúng nằm yên lặng trong hệ thần kinh của con người sau lần nhiễm trùng đầu tiên, chờ có dịp  gây bệnh lần tiếp theo.
Người nào từng bị bệnh thủy đậu đều có thể bị zona. Nếu hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh chưa hủy diệt hết các siêu vi gây bệnh thủy đậu, những siêu vi còn lại chui vào hệ thần kinh và nằm bất động nhiều năm. Sau cùng, chúng sẽ hoạt động trở lại và đi theo một vùng thần kinh nào đó trên cơ thể gây ra bệnhzona.
Zona thần kinh (giời leo) tấn công vùng nào trên cơ thể?
Zona tại vùng mắt có thể gây mù nếu không chữa trị kịp thời. Ảnh: Boldsky
Ban đầu các chỗ phát bệnh thường đỏ sau đó chuyển thành những mảng mụn nước với cảm giác ngứa, nóng rát. Khoảng hai đến bốn tuần sau da sẽ lành.
Vùng đầu và mặt
Bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng hay bùng phát ở da trán, miệng, cổ hoặc tai. Các dây thần kinh cảm giác và đảm nhiệm chức năng vận động cho mặt là dây thần kinh sọ não. Ngoài việc gây phồng rộp, mẩn đỏ, zona còn gây yếu cho những dây thần kinh đó, khiến cơ mặt khó khăn trong cử động. Zona trong miệng còn ảnh hưởng tới vị giác và thính giác.
Zona tại mắt
Theo Livestrong, cứ 7 trường hợp mắc zona thì có một người phát ở vùng mắt. Nếu zona ở thể nhẹ, mắt sẽ đỏ, nặng mí, khó nhìn. Nguy hiểm hơn, zona thể nặng có thể gây mù nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách.
Triệu chứng toàn thân
Bên cạnh các triệu chứng tương ứng với các vị trí cụ thể trên người như phát ban, rộp, cơ mặt khó cử động, tầm nhìn hạn chế. Bệnh zona còn dẫn đến mệt mỏi, sốt, sưng hạch, đau xương và đau đầu. Triệu chứng này sẽ kéo dài khi vết lan còn nhỏ và hết khi bệnh khỏi hoàn toàn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cơn co giật - Có phải biểu hiện của bệnh động kinh?

Bệnh động kinh không còn là một căn bệnh quá xa lạ ở thời đại ngày nay. Nhìn đứa trẻ bị mắc bệnh động kinh khi lên cơn co giật, chúng ta không khỏi xót xa.

Để có thể tránh cho trẻ mắc căn bệnh quái ác này, chúng ta hãy tìm hiểu về nó.
Cơn co giật như thế nào được coi là động kinh?
Cơn co giật được xem là một chứng bệnh thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, cảm giác, vận động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số tế bào thần kinh khiến cơ thể đột nhiên mất ý thức một thời gian ngắn, đồng thời gân cơ ở chân, tay hoặc toàn thân bị co rút và giật.
Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và co giật không kèm theo sốt
Co giật do sốt cao là cơn giật xuất hiện khi sốt trên 38,5oC, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, cơn giật trên dưới 10 phút kèm theo gồng toàn thân, do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc virus như viêm màng não, viêm não, lỵ trực trùng,… 
Còn co giật không kèm theo sốt là cơn xuất hiện do các bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương như xuất huyết não, chấn thương sọ não, động kinh,… 

Sự phóng điện bất thường của các noron dẫn tới bệnh động kinh
Khoảng 50% trẻ em có sốt cao co giật kéo dài và tái phát nhiều lần, kèm theo một số yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người bị động kinh, sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi, chậm phát triển tâm lý và có dấu hiệu thần kinh bất thường cũng có thể tiến triển thành bệnh động kinh.
Như vậy, cơn co giật được coi là bệnh động kinh khi cơn giật ngắn trong khoảng 30 phút nhưng định hình giống nhau, lặp đi lặp lại, xuất hiện từ lần thứ 3 trở đi, cơn đến đột ngột mà không báo trước, đồng thời mất ý thức trong cơn.
Bệnh động kinh và phác đồ điều trị

Khoảng 20 - 30% số bệnh nhân mắc bệnh động kinh có cơn co giật điển hình, nhưng nhiều khi trong điện não đồ lại không tìm thấy sóng động kinh. Tuy nhiên kết hợp các biện pháp thăm khám khác cùng với hỏi bệnh sử của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chẩn đoán được có đúng là cơn động kinh hay không, thuộc loại cơn nào và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Trẻ sốt cao dễ dẫn tới những cơn co giật
Trong phác đồ điều trị, ngoài việc cắt cơn co giật cần kết hợp hỗ trợ hô hấp và điều trị nguyên nhân. Khi xác định là cơn co giật trong động kinh, cần phải có sự theo dõi trong quá trình điều trị để ngăn ngừa nguy cơ cơn tái phát. 
Bên cạnh việc lựa chọn một số thuốc điều trị, các bác sĩ có thể phối hợp với một số sản phẩm thảo dược để giúp người bệnh mau chóng hồi phục.
Các cảnh báo khi điều trị động kinh

Bệnh nhân bị bệnh động kinh cần được điều trị sớm sau khi được chẩn đoán, lựa chọn thuốc kháng động kinh theo từng thể co giật với liều ban đầu thấp sau tăng lên đến tối đa. 

Hơn nữa bệnh được kiểm soát theo triệu chứng nên cần sử dụng thuốc duy trì và không ngừng thuốc đột ngột, nếu không sẽ gây động kinh tái diễn, tần suất cơn dày hơn và cả động kinh kháng trị. 

Khi không lên cơn nào trong thời gian tiếp theo mới giảm liều từ từ rồi ngừng uống thuốc, nếu bệnh tái phát sẽ phải điều trị lại từ đầu.


Khi có dấu hiệu lên cơn co giật, cần giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng và thực hiện các bước xử trí ban đầu: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, nới lỏng quần áo; Không nhỏ bất kỳ thứ gì vào miệng vì dễ gây sặc, tắc nghẽn đường thở. Gọi xe cấp cứu ngay nếu cơn động kinh tiếp tục kéo dài trên 5 phút, cơn khởi phát liên tiếp và không hồi phục ý thức sau khi hết cơn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons