Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

5 điều bạn phải nhớ để tránh bị đau đầu

Đừng nằm gối quá cao
Ngủ ít hoặc ngủ không ngon cũng khiến ta dễ bị đau đầu. Nên bảo đảm mỗi đêm ngủ được từ 6-8h. Lưu ý, lúc ngủ đừng gối đầu quá cao.
phòng đau đầu
Lúc ngủ chúng ta không nên gối đầu quá cao.
Hít thở không khí trong lành
Tập hít thở sâu trong không khí trong lành rất có ích trong việc làm dịu chứng đau đầu.
Ngồi trên ghế hay gối mềm
Khi bạn ngồi trên một chiếc gối, giường hay một tràng kỷ êm ái, mông của bạn sẽ bị ngập lõm xuống gối và xương chậu nghiêng về phía sau. Khi khung xương chậu nghiêng ra khỏi vị trí trung lập, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để giữ cho cơ thể của bạn thẳng đứng và bạn cũng không thể thực sự thư giãn thoải mái được.
Hãy chọn một vị trí bằng phẳng (như ghế dài hay ghế dựa cứng) để ngồi, tránh cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá sức.
Giúp mắt nghỉ ngơi
Điều chỉnh tư thế ngồi và nguồn sang. Thỉnh thoảng phóng tầm mắt thật xa để thư giãn.
Nhai gừng
Nhai gừng sống có thể làm giảm buồn nôn và các vấn đề về tiêu hóa thường đi kèm với chứng đau nửa đầu. Gừng còn ngăn chặn những tác động của các chất prostaglandin, là những chất có thể gây viêm sưng mạch máu trong não, gây đau nửa đầu.
Theo Vân Anh - Khỏe và Đẹp

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Đau nửa đầu có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ liệt nửa mặt

Nghiên cứu mới cho thấy đau nửa đầu có thể tăng gấp đôi nguy cơ liệt dây thần kinh IIV ngoại biên dễ gây méo miệng.

Tác giả nghiên cứu Shuu-Jiun Wang thuộc ĐH Quốc gia Yang-Ming ở Đài Bắc cho biết: "Đây là mối liên quan mới giữa đau nửa đầu và méo miệng".
Trong nghiên cứu này, có hai nhóm gồm 136.704 người trong độ tuổi ≥18, một nhóm bị đau nửa đầu và nhóm còn lại không bị, tất cả được theo dõi trung bình 3 năm.
Trong thời gian theo dõi, có 671 người nhóm chứng bị đau nửa đầu và 365 người nhóm còn lại bị đau nửa đầu mới chẩn được đoán bị liệt nửa mặt.
Những người bị đau nửa đầu dễ tăng gấp đôi nguy cơ liệt nửa mặt ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ này như huyết áp cao và đái tháo đường.
Tác giả cho biết: "Nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc các bệnh về tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng này do nhiều nguyên nhân".
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology.


Theo Minh Thúy - Tiền Phong

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Ðể dùng thuốc chống động kinh an toàn

Cho đến nay, phương pháp phổ biến nhất để điều trị động kinh là dùng thuốc chống động kinh. Và, việc dùng thuốc phải do bác sĩ khám, chỉ định dựa trên thực tế người bệnh.

Còn người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc...
Dùng thuốc như thế nào?
Thuốc chống động kinh có hiệu quả đầu tiên là bromua, được giới thiệu bởi một bác sĩ người Anh tên là Sir Charles Locock năm 1857. Ông nhận thấy rằng, bromua có tác dụng an thần và dường như để giảm co giật ở một số bệnh nhân.
Đến nay, có đến hơn 20 loại thuốc chống động kinh trên thị trường. Mỗi loại đều có những lợi ích và tác dụng phụ khác nhau. Lựa chọn loại thuốc nào để kê đơn và dùng ở liều lượng nào còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các loại co giật, mức độ thường xuyên xảy ra những cơn co giật, lối sống của người bệnh, tuổi tác, giới, phụ nữ mang thai hoặc sắp mang thai... 
Vì vậy, người bị động kinh cần thực hiện và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và chia sẻ những mối quan tâm liên quan đến thuốc với bác sĩ điều trị.
Ðể dùng thuốc chống động kinh an toàn
Hình ảnh sóng não của người bình thường và người bệnh động kinh.
Một số thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepine, valproate, lamotrigine, oxcarbazepine hoặc phenytoin. Ngoài ra, một số thuốc động kinh tương đối mới bao gồm tiagabine, gabapentin, topiramate, levetiracetam, và felbamate. Một vài loại thuốc, chẳng hạn như fosphenytoin được phê duyệt chỉ sử dụng trong môi trường bệnh viện...
Đối với hầu hết người bị động kinh, co giật có thể được kiểm soát với chỉ một loại thuốc với liều lượng tối ưu. Việc kết hợp thuốc thường làm tăng thêm tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, vì vậy bác sĩ thường sử dụng đơn trị liệu hoặc việc sử dụng chỉ một loại thuốc, bất cứ khi nào có thể. Chỉ dùng phối hợp thuốc khi đơn trị liệu không hiệu quả kiểm soát cơn động kinh của bệnh nhân.
Số lần một người cần phải uống thuốc mỗi ngày thường được xác định bởi thời gian bán hủy của thuốc hoặc thời gian cần cho một nửa liều thuốc được chuyển hóa hoặc chia nhỏ thành các chất khác trong cơ thể. Một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin và phenobarbital chỉ cần được thực hiện một lần/ngày, trong khi valproate phải được thực hiện hai hoặc ba lần/ngày.
Đề phòng những nguy cơ do thuốc
Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh thường nhẹ như mệt mỏi, chóng mặt hoặc tăng cân. Tuy nhiên, tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng như dị ứng cũng có thể xảy ra. Thuốc động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến người bệnh trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Người bị động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu họ gặp bất kỳ loại phát ban trong khi dùng thuốc hoặc nếu họ thấy tâm trạng chán nản hoặc không thể suy nghĩ một cách hợp lý.
Người bị động kinh nên biết rằng thuốc chữa động kinh của họ có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác khi dùng đồng thời và các tương tác này có thể gây hại. Vì lý do này, người bị động kinh nên luôn luôn nói với bác sĩ điều trị về các loại thuốc họ đang dùng. Phụ nữ cũng nên biết rằng một số loại thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai và họ nên thảo luận về khả năng này với bác sĩ của họ.
Đối với người cao tuổi, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với thuốc, vì thế cần kiểm tra máu thường xuyên để điều chỉnh liều (nếu cần thiết). Không uống thuốc với nước cam, quýt, bưởi vì sẽ gây tương tác thuốc ảnh hưởng tới quá trình điều trị hoặc làm tăng độc tính của thuốc.
Khi một người bắt đầu dùng một loại thuốc động kinh mới, điều quan trọng là điều chỉnh liều lượng để đạt được hiệu quả chữa bệnh tối ưu và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Khi nào có thể ngừng điều trị?
Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp.Vì vậy, cần phải điều trị động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh. 
Ví dụ: Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận giảm dần liều rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh đồng thời cảnh giác có thể xảy ra trạng thái động kinh; Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần một năm), động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm...
Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Nói chung sau 3-4 năm với phương thức điều trị đều đặn mà không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị đối với các thể nói trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.
Theo DS. Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống

Những cách phòng tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não đáng sợ không chỉ vì nó gây chết người mà còn bởi nếu may mắn song sót, họ có nguy cơ tàn phế suốt đời rất cao.

Nhiệt lượng thấp
7 cách dưới đây giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não:
Nhiệt lượng thấp
Ít ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol sẽ giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, suy trì sức khỏe não bộ.
Hàng ngày ít nhất ăn 110g hoa quả và rau xanh, lựa chọn đồ ăn vặt có nhiệt lượng, chất béo thấp, cố gắng dùng dầu ô liu hoặc thực vật, hạn chế ăn quá mặn.
Giảm trọng lượng
Trọng lượng cơ thể vượt chuẩn hoặc béo phì sẽ làm cho chất béo trong cơ thể dư thừa, tạo mỡ máu và huyết khối. Ngoài ra, còn tăng gánh nặng cho tim làm cho huyết áp tăng cao.
Giảm cân sẽ đồng nghĩa với giảm thấp những nguy cơ này.
Vận động nhiều
Vận động là bác sỹ sức khỏe tuyệt vời nhất, là phương pháp tiêu hao nhiệt lượng trong cơ thể tốt nhất, giảm nhẹ thể trọng đồng thời còn trợ giúp cải thiện chức năng tim mạch, tránh được nguy cơ đột quỵ, giống như mua cho não một phần bảo hiểm y tế.
Hàng ngày tốt nhất duy trì 30 phút vận động mạnh, mỗi tuần ít nhất tập luyện 5 ngày, vận động đa dạng ví dụ nhày dây, tản bộ, đi bộ nhanh, bơi, đi xe đạp vv
Hạn chế rượu
Thành phần cồn trong rượu sẽ làm giảm khả năng co bóp của cơ tim. Uống rượu quá lượng sẽ hại cho cơ tim, gây cao huyết áp và tai biến mạch máu não đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì.
Hạn chế rượu tương đương với việc "mua" bảo hiểm rủi ro cho não. Nam giới uống rượu không nên vượt quá 2 ly nhỏ/ngày, nữ giới chỉ 1 ly/ngày (1 ly tương đương với 340g bia, 142g rượu vang đỏ hoặc 42.5g rượu trắng).
Khống chế huyết áp
Cao huyết áp là thủ phạm gây ra tai biến mạch máu não đồng thời gây xơ vữa động mạch vành, xơ hóa cơ tim, thận yếu, mờ mắt, mù mắt. Khống chế huyết áp là cách hữu hiệu tránh được các bệnh hiểm nghèo. Người mắc bệnh cao huyết áp nên tuân thủ yêu cầu của bác sỹ trong dùng thuốc, ăn uống hợp lý, tăng cường luyện tập.
Cai thuốc lá
Khói thuốc không ngừng vắt kiệt sức khỏe, Carbon monoxide và nicotine gây hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ huyết khối, từ đó gây hại cho hệ tim mạch và não bộ.
Uống nước
Nhiều nghiên cứu phát hiện, người uống mỗi ngày ít nhất uống 6 cốc nước thì nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não giảm hơn 50% so với người ít uống nước. Vì nước giúp làm loãng máu. Ngoài ra, uống nước còn có ích cho sự trao đổi chất, giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa.

Theo Tùng Đan - Dân trí/ xinhuanet

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

15 cách để thoát khỏi chứng nhức đầu

Nhức đầu là một trong số bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nhức đầu khiến hoạt động của bạn trong ngày trở nên kém hiệu quả, lâu dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.


 Nước: Một trong những nguyên nhân chính của việc đau đầu là tình trạng mất nước.
Nước: Một trong những nguyên nhân chính của việc đau đầu là tình trạng mất nước.
 Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên cân nhắc xem mình đã uống đủ liều lượng nước cần thiết hay chưa.
Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên cân nhắc xem mình đã uống đủ liều lượng nước cần thiết hay chưa.
Hạnh nhân: Đây là một loại thức ăn để thoát khỏi chứng đau đầu. Trong hạnh nhân giàu magie, giúp thư giãn các mạnh máu và giảm đau đầu rất hiệu quả.
Hạnh nhân: Đây là một loại thức ăn để thoát khỏi chứng đau đầu. Trong hạnh nhân giàu magie, giúp thư giãn các mạnh máu và giảm đau đầu rất hiệu quả.
Massage da đầu: Thường xuyên massage hoặc tắm dưới vòi hoa sen sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng đau đầu. Đây cũng là phương pháp giúp bạn thư giãn bản thân, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Massage da đầu: Thường xuyên massage hoặc tắm dưới vòi hoa sen sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng đau đầu. Đây cũng là phương pháp giúp bạn thư giãn bản thân, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Massage vùng cổ: Bạn có thể nhờ người xoa bóp vùng cổ và lưng của mình, điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm thiểu tối đa chứng đau đầu của bạn ngay lập tức.
Massage vùng cổ: Bạn có thể nhờ người xoa bóp vùng cổ và lưng của mình, điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm thiểu tối đa chứng đau đầu của bạn ngay lập tức.
Massage mũi: Nhẹ nhàng xoa bóp sống mũi của bạn cũng là điều tuyệt vời để thoát khỏi chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.
Massage mũi: Nhẹ nhàng xoa bóp sống mũi của bạn cũng là điều tuyệt vời để thoát khỏi chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.
 Cà phê: Sử dụng cà phê có chừng mực và điều độ sẽ giúp bạn hạn chế căn bệnh đau đầu.
Cà phê: Sử dụng cà phê có chừng mực và điều độ sẽ giúp bạn hạn chế căn bệnh đau đầu.
Túi nước đá: Nếu bạn bị stress và căng thẳng, một túi nước đá sẽ giúp bạn giảm được triệu chứng đau đầu một cách nhanh chóng.
Túi nước đá: Nếu bạn bị stress và căng thẳng, một túi nước đá sẽ giúp bạn giảm được triệu chứng đau đầu một cách nhanh chóng.
Thư giãn: Thường xuyên tập luyện các hình thức như yoga, thiền, hay cầu nguyện sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, đây là một trong những cách để thoát khỏi triệu chứng căng thẳng.
Thư giãn: Thường xuyên tập luyện các hình thức như yoga, thiền, hay cầu nguyện sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, đây là một trong những cách để thoát khỏi triệu chứng căng thẳng.
 Trườm nóng: Dùng một túi nước nóng và trườm về phía sau cổ sẽ giúp bạn giảm đau đầu do stress. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn các cơ bắp và hạn chế việc đau nhói ở vùng đầu.
Chườm nóng: Dùng một túi nước nóng và trườm về phía sau cổ sẽ giúp bạn giảm đau đầu do stress. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn các cơ bắp và hạn chế việc đau nhói ở vùng đầu.
Lá trầu: Sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng đau đầu căng thẳng, lá trầu có tính làm mát, và sẽ làm giảm việc triệu chứng đau đầu trong vài phút.
Lá trầu: Sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng đau đầu căng thẳng, lá trầu có tính làm mát, và sẽ làm giảm việc triệu chứng đau đầu trong vài phút.
Tinh dầu: Một số mùi hương của các loại hoa và thảo dược rất hiệu quả cho chứng nhức đầu. Bạn có thể sử dụng mùi của hoa oải hương, hoa cúc,… để xông sẽ giúp bạn thư giãn và thoát khỏi chứng đau đầu.
Tinh dầu: Một số mùi hương của các loại hoa và thảo dược rất hiệu quả cho chứng nhức đầu. Bạn có thể sử dụng mùi của hoa oải hương, hoa cúc,… để xông sẽ giúp bạn thư giãn và thoát khỏi chứng đau đầu.
 Táo: Sử dụng táo vào buổi sáng kết hợp với một cốc sữa ấm sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần và hạn chế được chứng đau đầu của mình.
Táo: Sử dụng táo vào buổi sáng kết hợp với một cốc sữa ấm sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần và hạn chế được chứng đau đầu của mình.
Dầu: Bạn có thể sử dụng dầu để làm giảm đau và chống viêm, massage đầu và cổ có thể là phương pháp làm giảm đau ngay lập tức triệu chứng này.
Dầu: Bạn có thể sử dụng dầu để làm giảm đau và chống viêm, massage đầu và cổ có thể là phương pháp làm giảm đau ngay lập tức triệu chứng này.
Quế: Đây là một loại thảo dược trị nhức đầu, bạn có thể sử dụng nó bằng cách xay nhỏ và đắp lên trán, điều đó sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng nhức đầu.
Quế: Đây là một loại thảo dược trị nhức đầu, bạn có thể sử dụng nó bằng cách xay nhỏ và đắp lên trán, điều đó sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng nhức đầu.
Bạc hà: Hương bạc hà giúp bạn giảm thiểu chứng đau đầu, bởi công dụng làm mát của chúng. Dùng một nhánh bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái đầu óc.
Bạc hà: Hương bạc hà giúp bạn giảm thiểu chứng đau đầu, bởi công dụng làm mát của chúng. Dùng một nhánh bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái đầu óc.
Theo Hoàng Dung - Lao động

Sa sút trí nhớ ở người học cao có thể là nguy cơ đột quỵ

Trong một nghiên cứu đang trên tạp chí Đột quỵ (Stroke), các nhà khoa học thấy 39% đối tượng học hành cao có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn người học hành thấp.


Sa sút trí nhớ ở người học cao có thể là nguy cơ đột quỵ

Điều này có thể được lý giải do hệ thống phòng thủ sớm của họ trong việc chống lại giảm sút nhận thức đã bị bào mòn.
Có tổng cộng 9.000 người ở TP Rotterdam (Hà Lan) được theo dõi trong vòng 20 năm. Đó là những người khỏe mạnh, 55 tuổi trở lên và họ phải trả lời một bảng thăm dò xem có bất kỳ vấn đề nào về trí nhớ hay không. Trước năm 2012, có 1.134 vụ đột quỵ xảy ra trong nhóm này.
Sau khi phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu của đại học Erasmus Rotterdam nhận thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng ở những người có than phiền sớm về mất trí nhớ. Nhưng nguy cơ đột quỵ lại tăng cao nếu người tham gia nghiên cứu có trình độ giáo dục cao, nghĩa là những người học nghề ở trình độ cao hay học đại học.
Arfan Ikram, phó giáo sư dịch tể học thần kinh của đại học Erasmus cho rằng giáo dục là một chỉ số tốt về khả năng của não bộ trong việc chống lại tổn thương nhận thức như chứng sa sút trí tuệ.
Khả năng này được xem là sự dự phòng nhận thức, thường được xây dựng trong giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành sớm, giúp chống lại các tổn thương trên não bộ. Ikram nói: "Ở người học nhiều tổn thương não bộ sẽ mất nhiều thời gian hơn và sa sút trí tuệ cũng xảy ra chậm hơn. Nhưng khi những người này bắt đầu than phiền về trí nhớ của mình, khi đó cơ chế bảo vệ đang có vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy khả năng dự phòng nhận thức đã mất bù trừ".
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu chuyên chở ôxy và chất dinh dưỡng đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Khi đó một phần não bộ không nhận được máu nuôi và dẫn đến chết não.
Theo các nhà chuyên môn, những vấn đề như tiểu đường, cao huyết áp và tăng cholesterol có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Duy trì một cuộc sống lành mạnh, hoạt động thể lực, ngưng hút thuốc là những biện pháp tốt để giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Thêm vào đó, Ikram khuyên mọi người nên bắt đầu sớm việc duy trì sức khỏe não bộ khi lớn tuổi, điều quan trọng không kém việc duy trì sức khỏe thể chất, trong việc chống lại đột quỵ và chứng sa sút trí tuệ.
Theo Ca Dao - Thế giới tiếp thị/
Nông thôn ngày nay/ BBC

5 thực phẩm chữa bệnh mất trí nhớ ở người già

Với người cao tuổi, khi phát hiện thấy có các dấu hiệu mắc bệnh suy giảm trí nhớ thì hãy xem lại chế độ dinh dưỡng ăn uống hàng ngày.

Theo Mi Trần - Kiến thức

"Tuyệt chiêu" chặn đứng cơn nhức đầu mà không cần thuốc

Dưới đây là vài lời khuyên dành để chặn đứng cơn đau đầu:

"Tuyệt chiêu" chặn đứng cơn nhức đầu mà không cần thuốc 1
Theo PicPoc - Mia - Trí thức trẻ

Đau đầu, khi nào là nguy hiểm?

Đau đầu là một hiện tượng khá phổ biến và đa số trường hợp thì chỉ cần nghỉ ngơi hay uống một vài viên thuốc giảm đau là khỏi.

Đau đầu là một hiện tượng khá phổ biến và đa số trường hợp thì chỉ cần nghỉ ngơi hay uống một vài viên thuốc giảm đau là khỏi. Tuy nhiên, nếu đau đầu đi kèm với một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần quan tâm và phải đi khám ngay tại cơ sở tế.
- Những cơn đau đầu xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gắng sức, căng thẳng, tức giận, cần phải nghĩ đến: xuất huyết não, xuất huyết màng não. Hoặc, đó là những cơn đau đầu mới xuất hiện lần đầu, cường độ đau dữ dội hay những cơn đau đầu kèm theo yếu liệt nửa người, tê bì nửa người, nôn vọt: tai biến mạch máu não, u não, xuất huyết não - màng não.
- Nếu những cơn đau đầu ngày càng tăng, cần nghĩ đến khối choán chỗ trong não như: u não, tụ máu màng cứng mạn tính. Cũng cần cảnh giác với những cơn đau đầu kèm theo sốt vì thường do viêm màng não, viêm não; hoặc đau đầu kèm theo co giật, có thể do u não.
Đau đầu tới hơn 3 lần trong một tuần. Ngày nào cũng bị đau đầu và phải uống thuốc giảm đau hàng ngày. Phải dùng rất nhiều thuốc, thậm chí là nhiều hơn cả đơn thuốc, mới hết nhức đầu. Cổ khó cử động hoặc cơ thể bị sốt. Khó thở và xuất hiện các triệu chứng lạ ở mắt, tai, mũi hay cổ họng. Chóng mặt, hoa mắt, nói năng kém lưu loát hay bị mệt.
Dấu hiệu nguy hiểm cuối cùng đi kèm với nhức đầu là cảm thấy buồn nôn.
Theo BS Duy Cường - Sức khỏe và Đời sống

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Vì sao người già hay bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hội chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như: môi trường, thời tiết, nhiễm độc...

Rối loạn tiền đình là hội chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc,...), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt...) bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu... Nhiều nguyên nhân trong số này xuất hiện ở người cao tuổi.
Trường hợp của bác tốt nhất nên đến bệnh viện để được khám và làm xét nghiệm cần thiết theo chỉ định như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI)... để chẩn đoán đúng nguyên nhân từ đó bác sĩ mới có điều trị hợp lý vì một số triệu chứng rối loạn tiền đình có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu những bệnh lý nguy hiểm như u não, tai biến mạch máu não, bệnh đa xơ cứng…
Stugergon chứa cinnarizin, chỉ định trong điều trị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn với tác dụng phụ thường gặp là gây buồn ngủ. Tạm thời, bác có thể dung thuốc này để điều trị triệu chứng nhưng lưu ý không lạm dụng thuốc kéo dài mà cần tranh thủ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Trí nhớ suy giảm, hay quên cần lưu ý và bổ sung thuốc gì?

Suy giảm trí nhớ theo tuổi tác là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cần phân biệt suy giảm trí nhớ thông thường và tình trạng bệnh lý suy giảm nhận thức.
Suy giảm trí nhớ do tuổi tác
Suy giảm nhận thức
Có khả năng thực hiện độc lập các hoạt động thông thường mặc dù thỉnh thoảng hay quên
Khó khăn khi thực hiện những chuyện đơn giản (mặc quần áo, trả tiền khi mua hang,…); quên cách thực hiện những việc làm quen thuộc
Có thể nhớ và kể lại sự cố lãng quên
Không thể nhớ hoặc mô tả khoảng trống trí nhớ bị quên
Phải dừng lại để nhớ những chỉ dẫn nhưng không bị lạc ở những nơi quen thuộc.
Bị lạc hoặc mất phương hướng ở những nơi quen thuộc, không thể làm theo hướng dẫn
Thỉnh thoảng gặp khó khăn khi dùng từ nhưng không có vấn đề khi giao tiếp.
Quên từ, dùng sai hoặc cắt xén từ. Lập đi lập lại cụm từ và câu chuyện trong cùng cuộc trò chuyện.
Đánh giá và quyết định giống nhau
Gặp khó khăn khi lựa chon, khó khăn khi đánh giá và cư xử theo những cách không phù hợp

Đối với trường hợp suy giảm trí nhớ theo tuổi tác có thể được cải thiện bằng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ngoài ra, bác có thể sử dụng một số sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não như ginkgo biloba, nattokinase (NattoEnzym), … uống cách khoảng với các thuốc huyết áp, tiểu đường từ 1 - 2 giờ.
Trường hợp bệnh lý suy giảm nhận thức cần đến khám tại chuyên khoa thần kinh để được hướng dẫn điều trị thích hợp.
DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Thuốc trị bệnh nhức nửa đầu

Bệnh nhức nửa đầu còn gọi là bệnh migraine do xuất phát từ chữ hemicrania (hemi có nghĩa là một nửa và cranie là sọ đầu), hemicrania sau một thời gian dài chuyển dạng và được đọc trại là migraine.

Đây là bệnh tương đối phổ biến, chiếm 10% dân số, nữ thường bị nhiều hơn nam.

Người bệnh nhức đầu với cơn đau thường khu trú nửa bên đầu, đau theo nhịp mạch đập (đau giật giật), có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, trước khi đau có thể có một số triệu chứng báo trước: rối loạn thị giác, rối loạn ngôn ngữ... Tuy nhiên, có khi bệnh có các biểu hiện phức tạp đòi hỏi phải có sự chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh nhức đầu khác bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân bệnh nhức nửa đầu


Nguyên nhân của bệnh nhức nửa đầu chưa được giải thích rõ ràng mà chỉ có một số giả thuyết cố gắng làm rõ một phần cơ chế bệnh sinh. Cơn đau xuất hiện có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố mạch máu ở đầu (đau do trước co mạch sau đó dãn mạch), các chất trung gian hóa học (trong đó có vai trò của serotonin), sự tích tụ bất thường calci bên trong tế bào thần kinh... 

Người ta còn ghi nhận, ở phụ nữ cơn đau nhiều khi liên quan đến thời gian trước khi hành kinh. Bệnh không đưa đến tử vong nhưng làm cho người bệnh khổ sở vì các cơn đau đầu tái diễn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.

Thuốc trị nhức nửa đầu

Về thuốc, người ta chia ra làm 2 loại: loại thuốc điều trị cắt cơn migraine và loại thuốc phòng ngừa cơn.

1. Loại thuốc điều trị cắt cơn migraine: Đây là loại thuốc được dùng khi cơn đau xảy ra, lại được phân làm 2 loại:

-  Loại không chuyên biệt (non-specific) là thuốc chỉ trị triệu chứng làm giảm đau trong trường hợp bị cơn đau nhẹ, gồm có thuốc giảm đau (Aspirin, Paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid NSAID (naproxen, diclofenac, ibuprofen). Người ta còn kết hợp dùng thêm thuốc chống nôn metoclopramide (Primperan) như dùng thuốc giảm đau phối hợp với metoclopramide nhằm để giúp thuốc giảm đau dễ hấp thu hơn và nhất là làm giảm triệu chứng nôn thường kèm theo chứng nhức nửa đầu.

-  Loại chuyên biệt (specific) là thuốc tác động trực tiếp đến quá trình bệnh lý đưa đến chứng nhức nửa đầu, gồm có dihydroergotamine (một dẫn chất lấy từ nấm cựa gà) và một thuốc thuộc loại mới là sumatriptan (thuốc tác động chọn lọc trên thụ thể 5-HT1 của chất sinh học serotonin và khá hiệu quả trong điều trị migraine nặng).

Ở ta hiện nay, thuốc điều trị cắt cơn migraine hay được dùng là dihydroergotamine kết hợp với metoclopramide. Trong điều trị cắt cơn, sau khi dùng liều khởi đầu có thể phải dùng liều lặp lại sau 30 phút đến 1, 2 giờ (tùy theo thuốc). Cần lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc: gây viêm loét dạ dày tá tràng đối với aspirin, NSAID; ảnh hưởng đến mạch máu của dihydroergotamine; mệt mỏi, chóng mặt, đỏ bừng mặt, có cảm giác ép chặt ngực đối với sumatriptan.

2. Loại thuốc phòng ngừa cơn migraine: đây là thuốc giúp cho việc tránh các cơn đau tái phát (nếu chỉ điều trị cắt cơn không thôi, các cơn đau sẽ tái diễn như cũ). Thuốc dùng phòng ngừa gồm nhiều loại: propranolol (thuốc ức chế beta thường được dùng trị cao huyết áp, flunarizine thuốc ức chế calci, ngăn chận sự tích tụ ion calci trong tế bào thần kinh), amitriptyline (thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng pizotifen (thuốc kháng serotonin), methysergide (cũng là loại thuốc kháng serotonin)... 

Ta thấy có nhiều loại thuốc được dùng để phòng ngừa cơn và việc lựa chọn thuốc thích hợp chỉ có thể dựa vào kiến thức chuyên môn của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc này tùy theo thể trạng, sự dung nạp thuốc của người bệnh vào hiệu quả của thuốc (làm giảm số lần cơn đau, cường độ đau) và tác dụng phụ của thuốc. 

Thí dụ như người bệnh bị hen suyễn thì không được dùng prepranolol. Các thuốc dùng để phòng ngừa cơn đều có các tác dụng phụ từ nhẹ như gây buồn ngủ, làm tăng trọng (pirozifen) đến gây hội chứng thần kinh ngoại tháp (flunarizine).

Phần trình bày về thuốc ở trên cho thấy việc dùng thuốc trong điều trị và phòng ngừa bệnh nhức nửa đầu là phức tạp. Đối với người thường xuyên bị nhức đầu và nghi bị bệnh nhức nửa đầu, tốt nhất nên đến khám ở bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định thuốc đúng đắn. Bác sĩ sẽ chọn thuốc tốt nhất điều trị cắt cơn phối hợp với thuốc phòng ngừa cơn. 

Rất cần có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và thầy thuốc bởi vì việc dùng thuốc cần phải đủ liều, đủ thời gian. Thuốc phòng ngừa cơn thường chỉ cho hiệu quả sau khi dùng vài tháng và phải theo đúng chỉ dẫn về thời điểm dùng thuốc, cách giảm liều dần dần như thế nào.

Khi điều trị bệnh nhức nửa đầu, ngoài việc dùng thuốc nên lưu ý tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm tăng cơn đau như tránh dùng rượu, bia, sô-cô-la, bột ngọt (mì chính), sự căng thẳng thần kinh - tâm lý (stress). Phụ nữ thì tránh dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen.

Theo Nguyễn Hữu Đức - Tuổi Trẻ

Thuốc nào điều trị đau dây thần kinh số V?

Đau dây V vô căn là một bệnh lý hay gặp, biểu hiện bằng những cơn đau kiểu rát bỏng hoặc luồng điện ở mặt xen kẽ những thời điểm không đau. Một ngày có thể có nhiều cơn, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài phút, trong cơn bệnh nhân rất đau, thậm chí phải ngừng tất cả mọi công việc. 

Thuốc nào điều trị đau dây thần kinh số V?

Càng ngày cơn đau càng mau hơn và tăng về cường độ. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc khi nói, nhai, hoặc khi kích thích vào một điểm (da, niêm mạc miệng). Ngoài cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác tê bì hay kiến bò vùng đau, không có các tổn thương khác kèm theo.
Do không tìm được nguyên nhân nên người ta gọi là “vô căn”, việc điều trị bằng nội khoa cũng chỉ nhằm đạt được mục đích giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân chứ chưa có loại thuốc hữu hiệu điều trị khỏi hẳn bệnh này.
Carbamazepine là thuốc hiệu quả tốt trong đa số các trường hợp bị đau dây thần kinh số V. Thuốc được chỉ định từ liều nhỏ rồi tăng dần liều cho tới liều hiệu quả, tuy nhiên không được dùng quá 1.400mg/ngày; duy trì ở liều đó trong vài tháng rồi giảm dần và ngừng thuốc nếu không có cơn tái phát. 
Tuy là loại thuốc khá hiệu quả, nhưng cũng có những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị; hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tuỷ xương. 
Trong quá trình điều trị, cần theo dõi thường xuyên công thức máu và chức năng gan (vào ngày thứ 7, ngày thứ 15, ngày thứ 30 và sau đó 1 tháng một lần). Ngừng thuốc ngay lập tức trong trường hợp mụn nước ngoài da, viêm gan hoặc những biểu hiện thay đổi công thức máu nặng. Với bệnh nhân có nhịp tim chậm thì không được dùng thuốc này.
Nếu điều trị bằng carbamazepine không hiệu quả, có thể dùng một trong các loại thuốc sau: phenytoine, thuốc có tác dụng phụ là: buồn ngủ; hội chứng tiền đình tiểu não do quá liều (đi loạng choạng, chóng mặt); ngộ độc da, viêm gan, do đó cần theo dõi thường xuyên chức năng gan và cần ngừng thuốc ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện mụn mủ ngoài da hoặc viêm gan; clonazepam  cótác dụng không mong muốn là ngủ gà, giảm trí nhớ (người già). 
Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với thuốc; gabapentin, tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt,  buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với thành phần của thuốc; amitriptyline, tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. 
Chống chỉ định: glocom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai. Hoặc phối hợp carbamazepine và baclofen (Lioresal). Kết hợp điều trị nội khoa và châm cứu cũng có thể mang lại hiệu quả cao.
Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại, ở một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật. Có nhiều kỹ thuật được áp dụng và đặc biệt là kỹ thuật “đông nhiệt” hạch Gasser. Đây là phương pháp cắt chọn lọc những sợi thần kinh sau hạch Gasser nhằm làm giảm triệu chứng đau. Hoặc nếu có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh số V thì phẫu thuật giải phóng chèn ép.
Trên đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh đau dây thần kinh số V và vài biện pháp ngoại khoa có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để dùng thuốc gì hay biện pháp ngoại khoa nào mang lại hiệu quả cao nhất, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh uy tín để được khám và tư vấn điều trị.
Theo BS. Hải Hà - Sức khỏe và Đời sống

Dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị "tai biến"

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 thể, tai biến mạch máu não nhẹ và nặng. Tuy nhiên, dù là thể nhẹ hay nặng đều khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng.

Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong
Kết quả thống kê cho thấy, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hàng nghìn người mắc mới và cũng rất nhiều ca bệnh tử vong vì tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.
Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo, sẽ giúp bạn phòng ngừa và kịp thời tránh được những tổn thương về mặt sức khỏe này.
Dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị 'tai biến'.
Dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị 'tai biến'

Dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị "tai biến"
Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.
Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.
Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.
Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.
Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
Xuất hiện những "khoảng vắng": Thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
Những rối loạn trí thức: Bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.
Thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não
Để phòng bệnh tai biến mạch máu não thì một chế độ ăn giúp loãng máu là cần thiết.
Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ.
Các loại trái cây giàu kali, vitamin C như: chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.
Ngũ cốc nguyên hạt: như các loại đậu, hạnh nhân có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn.
Các chất béo bão hòa như dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Mẹo chữa đau đầu mùa lạnh rất đơn giản

Trời đông giá lạnh, lại hay có gió nên nhiều người đi ngoài trời lạnh về, hoặc từ trong phòng ấm đi ra đường... rất dễ bị đau đầu, hoặc đau nửa đầu bất ngờ rất là khó chịu.

Có một số mẹo trị đau đầu rất đơn giản, giúp trị dứt điểm mà không cần dùng thuốc giảm đau, thuốc trị đau đầu.
Đau đầu thường dữ dội một bên, hoặc cả hai bên thái dương, hay sau ổ mắt. Chứng này lặp đi lặp lại hàng tuần, hàng tháng.
Nếu trời lạnh đột ngột mà bị đau đầu hãy:
Uống trà thảo dược: Trà gừng, trà xanh, mận và bạc hà giúp giảm đau đầu và căng thẳng rất hiệu quả.
- Lấy 5 quả mận khô, 1 thìa trà xanh, 2 muỗng canh bạc hà hòa tan cùng 4 ly nước đun sôi 10 phút. Uống 3 ly /ngày sẽ làm giảm đau đầu.
- Các loại trà hương cúc, hoa hồng, bạc hà, hoa nhài, atiso…giúp giảm các cơn đau đầu, đặc biệt hiệu quả khi cho thêm vài lát chanh. Ngoài ra còn tạo cảm xúc phấn chấn, giảm stress và chứng mất ngủ kéo dài. Uống trà thảo dược, hoặc uống trước khi đi ngủ còn tốt cho sức khỏe và giảm căng thẳng..
- Củ gừng rất tốt để trị đau đầu. Có thể dùng củ gừng cắt gốc, thái lát, thêm chút nước đun sôi kỹ (khoảng 10 phút), rồi lọc uống như trà. Hoặc dùng túi trà gừng có sẵn (người đau dạ dày nên có tư vấn của bác sĩ hãy dùng gừng).
Các mẹo khác
1. Hãy lấy chậu nước nóng già (phải đảm bảo không bỏng da tay) vừa đủ ngập qua bàn tay rồi ngâm cả hai tay vào nước nóng 30 - 40 phút. Nước lạnh thì đổ thêm nước nóng vào ngâm tiếp sẽ bớt đau đầu. Có thể ngâm nhiều lần, và nếu có tinh dầu hồi, quế, hoặc bưởi có thể nhỏ thêm vào càng tốt.
2. Dùng khăn bông nhỏ nhúng dấm trắng, vắt nhẹ và đắp lên trán. Nhắm mắt thư giãn 15 phút. Nếu bị đau đầu dai dẳng thì cứ 2h làm 1 lần sẽ rất dễ chịu.
3. Dùng bột gừng khô trộn nước thành bột nhão trát lên trán cũng giảm bớt đau đầu.
4. Đốt nến có tinh dầu bạc hà (hoặc hoa hồng, oải hương, cúc La Mã) trong phòng cũng nhanh giảm đau đầu.
5. Đơn giản hơn cả là thoa dầu gió, dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, lông mày, thái dương, xoa bóp vùng da đầu, gáy cũng nhanh hết đau đầu (nhưng không lạm dụng đánh gió nhiều lần trong ngày).
Nếu bị đau nhức đầu dai dẳng, dùng các mẹo trên vẫn không dứt được cơn đau, lại có thêm triệu chứng buồn nôn, ói mửa, sốt… thì nên tới cơ sở y tế sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Độ tuổi nào mùa lạnh cũng có thể mắc chứng đau đầu, đặc biệt những hôm có mưa gió, giá buốt. Do đó khi ra đường cần mặc ấm, đội mũ hoặc quàng khăn che kín cổ, trán, đỉnh đầu, hai bên tai để tránh bị đau đầu.
Khi đã bị đau đầu không nên dùng đồ uống cósôcôla, cà phê, rượu, pho mát, bơ, sữa, các sản phẩm từ thịt... vìcó thể sẽ bị đau hơn bởi gia tăng lưu lượng trong các mạch máu của não bộ.
Theo Hà Dương - Gia đình và Xã hội

Suy giảm trí nhớ không còn là bệnh của người già

Suy giảm trí nhớ vốn được xem là “bệnh người già”, hiện nay, giai đoạn “hoàng hôn” của trí óc lại đến sớm khi ngày càng có nhiều người độ tuổi 18 – 30 gặp phải tình trạng này.

GS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cho biết, suy giảm trí nhớ hiện không còn là căn bệnh của người già khi mà số người ở độ tuổi 15-30 bị suy giảm trí nhớ ngày càng nhiều, đặc biệt ở nhóm người phải đối mặt với áp lực thường xuyên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Biểu hiện của suy giảm trí nhớ được phân thành 2 nhóm chính: Chứng loạn trí nhớ về không gian (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc...) và chứng quên toàn bộ thoáng qua (quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học...).

Suy giảm trí nhớ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến con người dễ kích động, làm việc chậm chạp, chật vật trong kiếm tiền và xử lý kém các mối quan hệ xung quanh.

Hiệp hội Alzheimer của Úc cảnh báo, 35 không còn là độ tuổi quá sớm để phòng bệnh. Khảo sát mới đây tại tại nước này còn cho thấy, gần 24.500 công dân trẻ mắc hội chứng đãng trí - một dạng suy giảm trí nhớ.

Tại nước ta, chưa có nghiên cứu cụ thể về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần kinh, có khoảng 20 – 30% người dưới 35 tuổi đến khám tại các cơ sở y tế gặp vấn đề về trí nhớ.

Dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa thần kinh


Tuy số người bị suy giảm trí nhớ không ngừng gia tăng nhưng tình trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng cách và nhiều người vẫn mặc nhiên coi đây là biểu hiện thông thường của tuổi tác. 

Theo báo cáo của Hội Thần kinh học TPHCM, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý điều trị và có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó.

GS Hinh cho hay, mất tập trung, hay quên có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý do thoái hóa thần kinh. Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào quan trọng này. Qúa trình này tác động nhiều đến sự ghi nhớ của não.

Cải thiện suy giảm trí nhớ

Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 11/2012 - 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ có bất thường trên MRI não với teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất. Những tổn hại nghiêm trọng này rất khó phục hồi.

Đây chính là hệ quả của quá trình tiến triển từ suy giảm trí nhớ dẫn tới sa sút trí tuệ. Chính vì vậy, ngay khi có những vấn đề về trí nhớ, người bệnh cần chú ý và đi khám để có được biện pháp điều trị, cải thiện trí nhớ phù hợp, kịp thời.

Các hoạt chất sinh học có trong Blueberry giúp chống gốc tự do, cải thiện trí nhớ

Theo GS Hinh, suy giảm trí nhớ có biểu hiện đa dạng, có thể liên quan đến bệnh hoặc do tâm lý. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý…

Cần đảm bảo các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và kết hợp chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể chất phù hợp. Đối với những người bận rộn và hay lâm vào tình trạng stress, cách để “giữ chân” trí nhớ chính là sắp xếp công việc hợp lý, có kế hoạch cho những việc cần làm trong ngày, để đầu óc thư giãn và nghỉ ngơi sau khi hết giờ làm việc. 

Đặt ra giờ ngủ và dậy cụ thể, tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, nên “tập nhớ” bằng cách học ngoại ngữ , số điện thoại, lời bài hát, nhắc nhớ các kỷ niệm, sắp xếp đồ đạc cố định, ngăn nắp.

Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cũng cho thấy, việc bổ sung chất chống gốc tự do thiên nhiên từ Blueberry (có nguồn gốc Bắc Mỹ) có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của độc chất này một cách hiệu quả. 

Hoạt chất sinh học Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não.

Theo Bình Minh - An ninh thủ đô

Dự phòng bệnh sa sút trí tụê

Bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) là nguyên nhân chủ yếu của chứng sa sút trí tuệ ở người già với số người bị mắc vào khoảng 2,1-2,5 triệu người trên toàn thế giới.

Cho đến nay, mặc dù việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn nhưng có một số biện pháp góp phần quan trọng vào việc dự phòng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Dự phòng bệnh sa sút trí tụê
Chế độ ăn nhiều rau xanh sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ.
Tập luyện đều đặn
Theo Quỹ nghiên cứu và phòng ngừa bệnh Alzheimer, tập luyện giúp giảm tới 50% nguy cơ tiến triển của bệnh. Việc tập luyện thể chất thường xuyên cũng làm chậm quá trình thoái hóa của não bộ ở những người bắt đầu có những biểu hiện về sa sút trí tuệ. Nếu bạn không tập luyện trong một thời gian dài trước đó thì việc bắt đầu ngay những bài tập nặng là vô cùng khó khăn. 
Vậy hãy bắt đầu bằng những hoạt động thể lực nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, chạy nhẹ nhàng để nâng cao thể lực. Nên đảm bảo thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày với ít nhất 5 ngày trong tuần. Việc tập luyện nên liên tục để trở thành một thói quen hữu ích. 
Trong quá trình tập luyện, người cao tuổi hoặc người có sa sút trí tuệ nặng nên chú ý tới vấn đề thời tiết, những chấn thương có thể gặp và tốt nhất, nên có sự theo dõi, giúp đỡ của người thân hoặc nhân viên y tế.
Chế độ ăn khỏe mạnh
Hàng ngày, não bộ cần cung cấp một lượng calori nhất định để duy trì hoạt động và nguồn năng lượng này được lấy chủ yếu từ thức ăn. Một chế độ ăn tốt cho người bệnh Alzeimer sẽ phải đảm bảo được vấn đề cung cấp đủ calori cùng các yếu tố thiết yếu khác (như các yếu tố vi lượng, các chất điện giải, các vitamin…). 
Trong chế độ ăn nên đảm bảo đủ các thành phần như rau xanh: cải, cải bắp, súp lơ xanh… vì những loại rau lá có màu xanh mà theo một số nghiên cứu, được cho là có thể giúp ngăn chặn quá trình suy giảm nhận thức của não bộ. 
Cũng nên cho người bị bệnh Alzeimer ăn những loại thực phẩm giàu acide béo omega-3 như cá hồi và một số loài cá sống ở vùng nước lạnh khác như cá bơn, cá ngừ, cá thu; các loại hạt đậu, hạt lanh và dầu thực vật như dầu oliu. 
Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, một số loại quả có màu vỏ sậm như quả dâu, mận, cam, nho đỏ, quả cherries… chứa nhiều chất chống ôxy hóa có nguồn gốc tự nhiên nên rất hữu ích cho não bộ người bị bệnh này.
Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, cà phê và chocolate có thể được sử dụng như là một liệu pháp điều trị hỗ trợ bệnh Alzeimer do có chứa nhiều yếu tố chống ôxy hóa và từ đó giúp tăng cường trí nhớ.
Dầu ôliu siêu nguyên dạng (chưa được chế biến dưới bất kỳ hình thức nào) chứa một chất gọi là oleocanthal có thể thúc đẩy quá trình sản xuất một số protein và enzym có vai trò quan trọng trong việc làm tan các mảng amyloid - là yếu tố có liên quan tới bệnh Alzheimer. 
Dầu dừa ép siêu nguyên dạng (không có cholesterol và các axit béo phân nhánh) cũng được cho là có thể tăng cường khả năng sử dụng insulin của cơ thể để làm giảm đường huyết, tăng HDL (một loại cholesterol có lợi), hỗ trợ chức năng tuyến giáp và hoạt động như một chất kháng khuẩn, chống ôxy hóa tự nhiên và đương nhiên, cũng nên được sử dụng làm thực phẩm cho người bị bệnh Alzeimer. 
Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn của người bị bệnh Alzeimer cũng nên được cung cấp đủ các chất như axit folic, vitamin B12, B1, D, E, coenzyme Q10 và magne. Người bệnh Alzeimer không nên ăn mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, cừu…), thức ăn nhanh, đồ rán hoặc nướng, thực phẩm đóng hộp, các loại thực phẩm đã qua quá trình chế biến kiểu công nghiệp và tuyệt đối không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.
Kích thích trí óc
Có một số phương pháp giúp kích thích não bộ hoạt động, làm giảm quá trình suy giảm nhận thức trong bệnh Alzheimer. Thứ nhất là nên cố gắng học tập những cái mới như học ngoại ngữ, luyện tập âm nhạc, đọc sách báo hoặc tạo dựng những thói quen tốt. Bạn càng chịu khó học tập, não bộ của bạn càng được bảo vệ. 
Thứ hai là thường xuyên luyện trí nhớ, giải các câu đố khó, các ô chữ, luyện tập não bộ với qui tắc 5 W (Who: ai, What: cái gì, Where: ở đâu, When: khi nào, Why: tại sao). Cũng có thể rèn trí nhớ bằng cách đi vào những khu vực mới và cố gắng để không bị lạc.
Ngủ đầy đủ và ngon giấc
Những giấc ngủ ngon giúp não bộ nghỉ ngơi và hồi phục chức năng sau một ngày dài căng thẳng và mệt mỏi. Ngủ sâu, không mộng mị không những làm cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp suy nghĩ rõ ràng, rành mạch và nhanh. 
Muốn có những giấc ngủ ngon, nên có lịch ngủ vào một giờ nhất định, tranh thủ ngủ trưa đều đặn, chọn địa điểm nghỉ ngơi yên tĩnh, tập thói quen làm một số động tác thư giãn trước khi ngủ như tắm nước nóng, đọc sách hoặc căng giãn cơ thể. 
Nếu bạn đang bị khó ngủ do căng thẳng, lo lắng, hãy rời phòng ngủ ra ngoài hoặc sang phòng khác đọc sách hoặc thư giãn khoảng 20 phút trước khi ngủ lại.
Dự phòng bệnh sa sút trí tụê
Tập Yoga thường xuyên sẽ giúp kiểm soát stress hữu hiệu.
Kiểm soát stress
Stress luôn là nguyên nhân ảnh hưởng nặng nề đến chức năng nhớ của não bộ hay nói cách khác, làm tăng độ nặng của bệnh Alzheimer. Có một số phương pháp kiểm soát hữu hiệu stress như thở sâu, hít thở chậm, thở bằng bụng để giúp tăng cường ôxy lên não; thường xuyên tham gia vào những hoạt động có tính chất thư giãn như đi bộ, nuôi chăm động vật, cây cảnh, tập yoga... Tham gia vào các hoạt động xung quanh là phương pháp tốt để thư giãn tâm hồn.
Tham gia các hoạt động xã hội
Mỗi cá thể chúng ta sống không thể tách rời xã hội. Để phòng chống sa sút trí tuệ, hãy tham gia tích cực các hoạt động xã hội như những chương trình tình nguyện, các hoạt động nhân đạo từ thiện; gia nhập các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội, các lớp thể thao, văn hóa; thường xuyên tới các tụ điểm xã hội văn hóa như công viên, nhà hát, rạp chiếu phim; gia nhập các mạng xã hội như facebook… 
Những hoạt động liên tục sẽ giúp duy trì sức khỏe thể chất và nâng cao năng lực tinh thần, chống thoái hóa và sự xuống cấp trí nhớ của chính bạn.
Theo TS.BS Vũ Đức Định - Sức khỏe và Đời sống

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons