Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu


Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet
Tiêm vaccine: Viêm màng não mô cầu là một bệnh nguy hiểm. Bệnh nhân có thể chết sau 24h kể từ khi phát bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên tiêm phòng vaccine để phòng bệnh. Các loại văcxin có thể phòng ngừa khoảng 85-90% nguy cơ nhiễm virus viêm màng não mô cầu.
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-2
Đeo khẩu trang: Vì bệnh viêm màng não mô cầu có thể lây qua đường hô hấp nên Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần đeo khẩu trang, đặc biệt tại ổ dịch
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-3
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý: Đây là việc cần thường xuyên làm để phòng tránh nguy cơ lây virus viêm màng não mô cầu từ người ủ bệnh trong hoàn cảnh diễn biến phức tạp của dịch
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-4
Rửa tay bằng xà phòng: Bàn tay là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất do động chạm, cầm, nắm nhiều vật dụng. Chính vì vậy cần vệ sinh bàn tay bằng xà phòng thường xuyên và không được đưa tay lên miệng, mắt, mũi… để tránh nguy cơ nhiễm virus.
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-5
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ cho nơi ở và nơi làm việc được thông thoáng là việc được các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-6
Hạn chế tiếp xúc với người nghi bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em để tránh nguy cơ lây bệnh
Cach phong benh viem mang nao mo cau ai cung can biet-Hinh-7
Khi có biểu hiện sốt, đau họng, cứng cổ và xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen), buồn nôn, đau đầu… cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể

Ăn cam quýt giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ


Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới sau tim mạch, ung thư, tuy nhiên lại là căn bệnh để lại di chứng tàn tật hàng đầu cho con người. Đột quỵ xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, là bệnh gây tử vong thứ 4 cho nam giới, đột quỵ ở nữ giới thường nguy hiểm hơn, hoặc để lại hậu quả nặng nề hơn nam giới. 
Tại sao lại như vậy, đến nay chưa có một nghiên cứu nào thực sự lý giải điều này nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể do chế độ ăn, cường độ vận động và các bệnh lý kèm theo là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ đột quỵ ở nữ giới ít hơn.
Đột quỵ là căn bệnh khiến nhiều người lo sợ, bởi đây là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí đột quỵ xảy ra cả ở trẻ vị thành niên nhưng rất hiếm. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, đột quỵ có thể để lại các di chứng như yếu, liệt chi, liệt nửa người, không thể nói rõ, giảm khả năng vận động, phản ứng, thị lực bị giảm... 
Tổ chức Đột quỵ quốc gia Mỹ cho biết, 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc đột quỵ, ngay từ bây giờ hãy thay đổi lối sống và phòng chống đột quỵ từ chính hành động của bản thân.
Những người có nguy cơ hàng đầu bị đột quỵ là những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, có thói quen hút thuốc, uống rượu, béo phì, có chế độ ăn thừa năng lượng, không luyện tập thể thao.... Để giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở nữ giới ngoài việc duy trì một chế độ làm việc, tập thể dục đều đặn, cần chú ý tới chế độ ăn uống.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, các hợp chất trong trái cây họ cam quýt giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở phụ nữ. Nghiên cứu cho biết, những phụ nữ ăn nhiều bưởi, cam có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 19% so với những người không thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin C này.
Các nhà nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng của hợp chất flavonoids trong cam quýt làm giảm nguy cơ đột quỵ. Flavonoids là một dưỡng chất thường xuất hiện trong các loại trái cây có màu đỏ, vàng, rau có màu xanh thẫm.
Hợp chất fvavonoids chống oxy hóa mạnh, thậm chí mạnh hơn cả các loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do như vitamin C, E. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, flavonoids có thể kích hoạt ức chế sự phát triển của khối u trong cơ thể. 
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn khẳng định, ăn nhiều rau, trái cây giàu vitamin C có thể giảm nguy cơ đột quỵ do flavonoids trong trái cây có tác dụng chống viêm và cải thiện chức năng mạch máu.
Nguồn thực phẩm giàu flavonoids bao gồm trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng, hành tây, trà xanh, rau mùi tây, chocolate đen và rượu vang đỏ.
Nghiên cứu vừa được công bố này kéo dài 14 năm trên 70.000 phụ nữ cho thấy, thói quen và chế độ ăn uống của họ quyết định nguy cơ họ mắc đột quỵ sau này hay không. Các nhà khoa học đã bóc tách thói quen ăn rau và trái cây của phụ nữ, người ta phân ra 6 loại thực phẩm cung cấp flavonoids trong bữa ăn của phụ nữ, và mối liên hệ của chúng với các bệnh như thiếu máu cục bộ, xuất huyết hay đột quỵ.
Họ đã phát hiện ra, flavonoids trong cam quýt giúp giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu cục bộ hay đột quỵ ở phụ nữ. Mặc dù flavonoids cũng có trong các loại rau xanh nhưng dường như hàm lượng đó không đủ. 
Những phụ nữ có thói quen và sở thích ăn các loại quả chua như bưởi, cam, quýt có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn so với người không thích những thực phẩm này. Cần lưu ý rằng bưởi, nước cam ép tươi chứa ít đường và nhiều chất xơ hơn so với các loại nước ép đóng hộp.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận, mặc dù cam có hiệu quả ngăn ngừa đột quỵ hơn so với các loại trái cây khác, nhưng táo, lê được cho là giúp cải thiện lưu lượng máu não, làm tăng cường mạch máu..



Cảnh giác với bệnh viêm não mô cầu

Bệnh do vi trùng não mô cầu xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, có thể đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao, mụn nước.


canh-giac-voi-benh-viem-nao-mo-cau
Trẻ em rất dễ bị viêm não mô cầu. Ảnh: kienthuc.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính. "Thủ phạm" gây bệnh là vi khuẩn Neisseria meningtidis. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính là A, B, C và D, trong đó A và B thường gặp nhất.
Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở cơ thể người. Do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là từ bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, trong đó nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em, đây cũng là nhóm có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước. Bệnh  lưu hành ở mọi nơi trên thế giới, thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, hiện nay chỉ xuất hiện rải rác trong năm.
Để phòng bệnh và tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân:
-  Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
- Chủ động tiêm văcxin phòng bệnh cho trẻ, hiện có tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. 
- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 



Viêm não mô cầu "giết người" tới mức nào?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não có khả năng đe dọa mạng sống (màng não là một màng mô chắc bao xung quanh não và tủy sống). Nếu không được điều trị, viêm màng não có thể dẫn đến phù não và gây ra liệt vĩnh viễn, hôn mê và có thể tử vong.
viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não có khả năng đe dọa mạng sống
Bệnh viêm màng não mô cầu (gọi gọn là "viêm não mô cầu") là 1 bệnh viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningtidis (ở Việt Nam gọi là vi khuẩn não mô cầu) gây nên.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, và khác với các bệnh viêm màng não do virus gây nên. Nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người (ổ chứa duy nhất).
Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y...
Bệnh có thể xảy ra khắp nơi, dễ gây thành dịch do dễ lây lan.
Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.
Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người, điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa.
Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, đông và xuân.
Nguyên nhân
Thông thường, não được bảo vệ tránh khỏi tác động của hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng hàng rào mà màng não dựng lên để ngăn cách giữa não và máu. Trong tình trạng bình thường thì điều này giúp ngăn không cho cơ thể huy động các phản ứng miễn dịch để tấn công lại chính nó. Nhưng ở bệnh nhân viêm màng não, nó có thể trở thành một vấn đề.
Một khi vi khuẩn hay những vi sinh vật khác tìm được đường đến não, chúng được cách ly một phần khỏi hệ thống miễn dịch và do đó, có thể phát triển. Tuy nhiên, khi cơ thể cuối cùng cũng bắt đầu tìm được cách chống lại, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi cơ thể phản ứng lại, các mạch máu bắt đầu cho phép huyết tương, các bạch cầu và những tác nhân chống nhiễm trùng khác vào màng não và não gây ra phù não và cuối cùng là có thể dẫn đến giảm lượng máu đến não làm các triệu chứng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn.
- Viêm màng não do nhiều loại vi trùng gây ra. Các vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, có thể gây thành dịch trong điều kiện sống đông đúc như ký túc xá hoặc doanh trại quân đội. Haemophilus influenzae type B (Hib) cũng có thể gây viêm màng não ở người lớn và trẻ nhỏ, nhưng ngày nay ít phổ biến hơn do trẻ em đã được chích vaccine ngừa Hib.
- Viêm màng não do vi trùng có thể xuât hiện do nhiều nguyên nhân. Thường thì đó là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng. Những vi trùng này đi vào máu và đến cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não (màng não).
- Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang. Và đó cũng có thể là biến chứng cơhội của phẫu thuật não, đầu hay cổ.
- Tuổi mắc bệnh trung bình là 25 và tỷ lệ bị viêm màng não ở nam và nữ ngang nhau. Người ta chưa lý giải được tại sao những người Mỹ gốc Phi thường viêm màng não nhiều hơn so với những tộc người khác.



Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Phương pháp mới chống lại ung thư não

Đây là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Nam Carolina. Kỹ thuật này có thể mở sang một trang mới trong công cuộc chống ung thư não được gọi là u nguyên tế bào xốp và hứa hẹn sẽ là cách hiệu quả nhất để điều trị căn bệnh chết người này.
Chỉ có khoảng 30% bệnh nhân bị ung thư não sống quá hai năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, vì căn bệnh này quá khó trị. Ngay cả khi khối u đã được phẫu thuật loại bỏ, các tua ung thư vẫn xâm lấn, lây lan sâu hơn vào trong phần não không thể chạm đến. Kết quả là hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng 1,5 năm sau khi mắc bệnh.
Nhưng đội ngũ các nhà khoa học tại Trường Nam Carolina đã phát triển một phương pháp điều trị cá nhân mới, đó là dùng chính tế bào da của bệnh nhân để loại bỏ các tua ung thư, hiệu quả trị dứt điểm bệnh ung thư não. 
Nghiên cứu này dựa trên công nghệ đã giành giải Nobel, cho phép các nhà khoa học chuyển đổi tế bào da thành tế bào gốc phôi giống. Tế bào da được gọi là tế bào sợi được "lập trình" lại lần nữa để biến thành tế bào gốc của não. Khi thí nghiệm với chuột, những tế bào thần kinh gốc này có thể xâm nhập vào nơi cư ngụ của tế bào ung thư, giết chết chúng.
Hiện tại, các nhà khoa học đang dự định tập trung nghiên cứu tế bào gốc của người và thử nghiệm những phương thuốc điều trị ung thư hiệu quả có thể đưa vào trong các tế bào diệt ung thư này.
"Nghiên cứu của chúng tôi phản ánh sự phát triển mới nhất của công nghệ tế bào gốc từng đoạt giải Nobel năm 2012" - trưởng nhóm nghiên cứu Shawn Hingtgen nói. "Chúng tôi muốn tìm ra cách đưa các tế bào thần kinh này vào nơi của các tế bào ung thư và liệu chúng có thể được sử dụng như một phương pháp trị liệu. Đây là lần đầu tiên một công nghệ sắp xếp lập trình lại tế bào trực tiếp được dùng để trị ung thư".



Viêm não mô cầu có vắc xin phòng ngừa không?


Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vì bệnh lây qua đường hô hấp nên tốc độ phát tán bệnh rất nhanh và nguy hiểm.
Bệnh viêm não, màng não do vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.
Tiêm vắc xin là một trong những cách để phòng chống bệnh viêm màng não do mô cầu
Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. “Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất”- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.

Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng. Với những người cơ địa yếu, vi khuẩn tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Trường hợp diễn tiến cấp tính, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Viêm não mô cầu gây 2 bệnh lý chính là viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu, đều nguy hiểm vì có thể gây sốc, tử vong nhanh chóng. Ở thể tối cấp, bệnh diễn tiến nhanh, tỷ lệ tử vong lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ tử vong là 30-40% nếu điều trị không kịp thời.

Vì xuất hiện ban hoại tử trên da nên bệnh dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh cũng khó phát hiện sớm vì biểu hiện ban đầu như viêm họng thông thường nhưng diễn biến cấp tính.

Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 trường hợp viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn não mô cầu cư trú ở vùng hầu họng, khi tiếp xúc thông thường người với người sẽ lây truyền qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi.

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

2. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

3. Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

4. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.




Bị viêm não mô cầu, người khỏe có thể tử vong sau một ngày

Theo TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, mặc dù ít gặp nhưng bệnh não mô cầu rất nguy hiểm, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tỷ lệ người lành mang trùng cao.
bi-viem-nao-mo-cau-nguoi-khoe-co-the-tu-vong-sau-mot-ngay
Biểu hiện ban đầu của viêm não mô cầu có thể giống như viêm họng thông thường tuy nhiên diễn tiến xấu rất nhanh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bệnh diễn tiến rất nhanh, có thể lấy đi sinh mạng của trẻ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện. Một nữ sinh lớp 12 tại Hải Dương mới đây tử vong chỉ sau 2 ngày sốt nhẹ, đau đầu. Ở thể tối cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ 30-40% nếu việc điều trị không kịp thời. Những trường hợp sống sót có thể để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt... 
Khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, thường 3-4 ngày. Bệnh nhân có các biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn... 
Biểu hiện này tương tự như viêm não, màng não do virus thông thường khác. Bệnh cũng có ban hoại tử trên da nên dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn khó phát hiện sớm vì biểu hiện ban đầu như viêm họng thông thường nhưng diễn biến cấp tính.
Sau khi một nữ sinh lớp 12 ở Hải Dương tử vong do viêm não mô cầu, ngày 25/2 Bộ Y tế chỉ đạo khẩn yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh. 
Trong đó, Bộ yêu cầu các địa phương cần phát hiện sớm các ca não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh. Những người tiếp xúc gần với ca bệnh, trường hợp nguy cơ cần được lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện người lành mang trùng, từ đó tiến hành điều trị dự phòng và triển khai xử lý ổ dịch, không để ổ bệnh dịch lan rộng.
Bộ Y tế khuyến cáo, tại ổ dịch, người dân cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh xuất hiện quanh năm tại Việt Nam, có thể gây dịch vào mùa thu và mùa đông - xuân. Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 đã có các trường hợp mắc rải rác tại TP HCM, Gia Lai, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định và Lạng Sơn…
Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 trường hợp viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Tại Hà Nội, mỗi năm ghi nhận 5-7 ca bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, số mắc ít nhưng tỷ lệ tử vong cao.



Làm thế nào để phòng tránh viêm não mô cầu?

Bệnh do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.
Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, TPHCM, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương …
Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế nhanh chóng triển khai một số biện pháp phòng chống dịch như sau:
Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng, điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.
Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửatay thường xuyên bằng xà phòng.
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở y tế dự phòng.
Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho cơ sở triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. 
Vi khuẩn não mô cầu cư trú tại vùng họng, mũi của người bệnh nên dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với các dịch tiết khi bệnh nhân ho, xuất tiết mũi, hoặc qua nước bọt… Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng.
Trong đó, các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, bát đũa, cốc, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh viêm màng não do não mô cầu. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
“Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.



Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Liên quan đến ca tử vong do mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Hải Dương, chiều ngày 24/2, Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đã trực tiếp chỉ đạo Sở Y tế Hải Dương chóng xử lý, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch não mô cầu nguy hiểm.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.
PGS Trần Đắc Phu cho biết, đây là bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
bo y te khuyen cao phong benh viem mang nao mo cau - 1Bệnh viêm não mô cầu có thể mắc ở mọi đối tượng 
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Đặc biệt, nếu mộtbệnh nhân có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não - não như đau đầu dữ đội, cứng gáy, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích… thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.



Sau trường hợp tử vong do viêm não mô cầu, đọc ngay cách phòng bệnh hiệu quả

Trung tâm Y tế dự phòng Hải Dương cho biết, đã có trường hợp bệnh nhân đầu tiên ở tỉnh này tử vong do viêm não mô cầu. Bệnh nhân là Đỗ Thị Xuyến (sinh năm 1988, phường Tứ Minh, Thành phố Hải Dương). Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ và đau đầu.
Sau đó, bệnh nhân đi vệ sinh bị ngã nên đã được gia đình đưa đến BV Đa khoa Hải Dương để khám và điều trị. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng xuất huyết và được chuyển lên BV Trung ương Quân Đội 108.
Sau trường hợp tử vong do viêm não mô cầu, đọc ngay cách phòng bệnh hiệu quả
Sau khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện thêm suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não mủ do não mô cầu. Đến 10g ngày 22/2, bệnh nhân Xuyến tử vong.
Theo đó, hiện có gần 50 trường hợp là người thân và học sinh cùng lớp với bệnh nhân bị tử vong được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, giám sát tại gia đình để có thể xác định sớm bệnh khi có dấu hiệu; đồng thời hướng dẫn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân (rửa tay xà phòng, sử dụng nước súc miệng, họng thông thường), vệ sinh nơi ở; khử khuẩn lớp học, gia đình và các hộ lân cận.
Bởi viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm do lây truyền qua đường hô hấp và chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh có thể xuất hiện sốc nhiễm khuẩn. Ở thể nặng, thể tối cấp, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, rơi vào tình trạng sốc, suy đa thể tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24 tiếng. Trong khi đó, phát hiện sớm, điều trị kháng sinh rất đặc hiệu với căn bệnh này.
Cách phòng bệnh
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho hay, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất.
Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
"Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm", ông Phu nói.
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.



Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào?


Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. 
Vi khuẩn não mô cầu cư trú tại vùng họng, mũi của người bệnh nên dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với các dịch tiết khi bệnh nhân ho, xuất tiết mũi, hoặc qua nước bọt… Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng. 
Ông Phu cho hay, tại nước ta, trước đây, viêm màng não do não mô cầu xuất hiện gây thành dịch, song hiện nay, chỉ còn xuất hiện các ca bệnh rải rác, chủ yếu xuất hiện ở miền núi. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa xuân.
Lý giải nguyên nhân bệnh viêm màng não mô cầu giảm so với thời gian trước, chuyên gia cho hay bởi việc vệ sinh, yếu tố môi trường và ý thức phòng bệnh của người dân tốt hơn khiến nguồn bệnh giảm đi. Ngoài ra, việc điều trị cho bệnh nhân đã hiệu quả hơn, ngăn chặn tình trạng lây lan.
Ảnh minh họa. Internet
Ảnh minh họa. Internet
Nguy cơ lây nhiễm cao
BS Nguyễn Thị Thu Trang - Phòng Tư vấn tiêm chủng vắc xin - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho hay, bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não, trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Đặc biệt, các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, bát đũa, cốc, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh viêm màng não do não mô cầu. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Vi khuẩn não mô cầu gây nên các tổn thương ở não, làm mất khả năng nghe và khả năng học tập, nặng hơn là nhiễm trùng máu.
Những triệu chứng này khá giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Do đó, bệnh khó phát hiện trong giai đoạn sớm. Trong khi đó, nhiễm não mô cầu có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ vì bệnh tiến triển rất nhanh.
Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.
Biện pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, ông Trần Đắc Phu khuyến cáo, trước hết, người dân cần phải hực hiện tốt vệ sinh cá nhân với những lưu ý đơn giản như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Hiện vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
“Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.



Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị “tâm thần”


Theo PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, nhiều người vẫn tưởng rằng tâm thần có nghĩa là điên dại. Thực ra, đây là một loại rối loạn chức năng hoạt động của não với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau.
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị “tâm thần”
Ảnh minh họa
PGS Đức cho biết dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần rất đa dạng, bệnh nhân thường đi khám nhiều nơi mà không xác định được nguyên nhân, song ít người nghĩ đến căn nguyên tâm thần.
1. Thiếu tập trung
Bình thường con người thường cảm thấy stress hoặc mệt mỏi sau một ngày bận rộn với công việc, điều này ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn. Tuy nhiên nếu bạn không thể hoàn thành các công việc thường ngày của mình như mọi khi, bạn cần tự đặt câu hỏi “tại sao” cho bản thân. 
Làm việc không hiệu quả do thiếu sự tập trung cần thiết, cơ thể bạn đang mất đi sự phối hợp nhịp nhàng giữa suy nghĩ và hành động. Nếu thiếu sự tập trung trong công việc bạn cần chú ý đến bệnh về tâm thần.
2. Sợ béo quá mức
Theo các chuyên gia, sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó trong việc tự cảm nhận ngoại hình có thể dẫn tới chứng chán ăn tâm thần - một hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp (khác với bệnh chán ăn).
Triệu chứng để nhận biết chứng bệnh này là có trọng lượng thấp một cách bất thường, mất kinh (không có kinh trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp) đối với phái nữ, bận tâm quá mức đến trọng lượng cơ thể và ngoại hình,…
Phần lớn bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần rơi vào lứa tuổi thanh niên, đa phần ở độ tuổi từ 11 đến 20. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong xấp xỉ tới 6%, với khoảng một nửa số tử vong có nguyên nhân từ hành vi tự tử.
3. Hành động như trẻ con
Nếu đã qua 30 tuổi nhưng những suy nghĩ và hành động của bạn vẫn như một người trong độ tuổi 16 cần nghiêm túc xem xét lại. Vì người bệnh tâm thần thường có những suy nghĩ và hành vi sai lệch, không phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh xuất hiện, thậm chí là những hành vi bất thường.
4. Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là seilfie)- Hội chứng mặc cảm về ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder - BDD).
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị “tâm thần”
TS tâm thần David Veale, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và BV Priory ở London (Anh), nói với tờ Sunday Mirror: “2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang web mạng xã hội". Ông khẳng định chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà là triệu chứng của hội chứng BDD.
5. Đa nghi
Đây có thể là những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân thường xuyên nghi ngờ cả với người thân, có hành vi theo dõi, kiểm tra... hoặc có những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Vị chuyên gia cho biết người bệnh xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích được như cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình, hoặc có người biết mọi ý nghĩ, chi phố hành vi, việc làm của mình... Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị. Trong quá trình này, người bệnh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường với nhân viên y tế, người thân.
6. Mơ mộng, ảo tưởng
Bạn thường mơ hoặc có những suy nghĩ đến các hành vi bạo lực, bạn tưởng tượng mình gặp tai nạn xe hơi, nhảy từ sân thượng xuống hoặc dùng thuốc cấm…. Nói chung bạn thường tưởng tượng những việc không có thật, thậm chí hoang tưởng, thấy người khác đang nói xấu, la mắng hay bắt ép mình làm một công việc nào đó… Những điều đó chỉ diễn ra trong đầu với những suy nghĩ của bạn mà thôi. Gặp trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm thần.




 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons