Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ nhưng điển hình nhất là chứng suy nhược thần kinh.
Đối với mỗi người, giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong khi ngủ, người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn, do đó sẽ giảm các vận động cũng như phản ứng đối với kích thích bên ngoài. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày (dao động từ 4-11 tiếng). Một số biểu hiện của hiện tượng mất ngủ bao gồm: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Còn khi mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm sức tập trung chú ý. Đặc biệt, dù mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,…
Ước tính khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mạn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần, điển hình là suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.
Để điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ, khó ngủ và các triệu chứng khác của suy nhược thần kinh như: đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng một cách đột ngột, bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa nắng nóng gặp nhiều hơn. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).
Những nguyên nhân
TBMMN là nguyên nhân gây tử vong được xếp vào loại thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo thống kê thì mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị TBMMN, riêng nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 người, trong đó tử vong có khoảng 100.000 người. TBMMN là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não. Vì vậy, người ta gọi đột quỵ não là do tổ chức não bộ bị tổn thương một cách đột ngột do thiếu máu. Bởi vì, khi máu lên não bị thiếu với bất kỳ lý do gì thì các tế bào não bộ sẽ ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vài phút, dẫn đến cơ thể yếu, tê bì, mất cảm giác nửa người, không nói được (do tê, liệt), miệng méo, mắt nhắm không được hoặc hôn mê ngay sau đó, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động...
Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào? 1Vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn... là phương pháp tốt để phòng ngừa đột quỵ não

Nguyên nhân của đột quỵ là do có tổn thương mạch máu gây xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) hoặc nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn). Đáng nói là sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Vì vậy, những bệnh nhân, vốn đã có những bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp khi nóng lạnh đột ngột xảy ra (nghỉ mát ở xứ lạnh như Sapa, Đà Lạt, tắm biển lúc xế chiều gió lạnh, đang ở trong phòng máy lạnh đột ngột đi ra ngoài nóng) thì rất dễ rơi vào đột quỵ, nhất là ở những người lớn tuổi.
TBMMN thường gặp ở những người trên 55 tuổi có cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, nghiện thuốc lá, nghiện hoặc lạm dụng bia, rượu, lười vận động. Và nhiều nhà chuyên môn cho rằng TBMMN xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Nguy cơ gặp TBMMN rất lớn ở những người bị tăng huyết áp mạn tính, bởi vì ở  những người này thành mạch máu thoái hóa dày lên, đặc biệt là độngm ạch não (do xơ vữa động mạch), sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa  máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là NCT khi có các chấn động tâm lý (làm việc căng thẳng thần kinh, sinh hoạt gia đình gặp khó khăn đột xuất, các tác động khác trong xã hội) xảy ra nhiều, liên tục mà không được khắc phục thì có thể gây rối loạn tuần hoàn não và TBMMN.
Đối với những người đó từng bị đột quỵ não, để phòng tái phát, cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, đặc biệt là duy trì huyết áp ở mức trung bình. Cần vận động cơ thể bằng các hình thức thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không tập quá sức mình hoặc đi bộ, mỗi lần đi khoảng 15 - 20 phút, tổng cộng thời gian đi bộ không quá 60 phút.
Triệu chứng
Khi NCT có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu mà đột nhiên cảm thấy hơi nhức đầu hoặc nhức đầu, váng đầu, choáng váng, tê nửa người, ngáp vặt liên tục thì cần cẩn thận, có thể là các dấu hiệu tiền triệu của đột quỵ. Đặc biệt là mùa hè, bởi vì nguy cơ TBMMN dễ xảy ra. Vì vậy, triệu chứng của TBMMN thường khởi đầu là nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, yếu một tay, một chân cùng phía, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, nói khó. Nhiều trường hợp TBMMN xảy ra đột ngột vào ban đêm cho nên người bản thân người bệnh và người nhà không thể biêt đươc , khi phat hiên thì đa  hôn mê, đại, tiểu tiện không tự chủ.
Khi có triệu chứng khởi đầu của bệnh TBMMN xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300 và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết
ra từ miệng. Cần phải giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân để tránh những cơn co giật. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ và không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ một loại thuốc nào. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì bảo người bệnh thở thật sâu và đều vì sẽ giúp cho máu lên não tốt hơn. Và sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Phòng ngừa như thế nào?
NCT cần được khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người có bệnh về tăng huyết áp hoặc có kèm đái tháo đường hoặc kèm theo tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng loại cholessterol xấu (LDL - C). Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời thường cao, vì vậy, NCT cần hạn chế ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Mỗi lần dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng rừ 26 - 27oC là vừa. Không nên tắm nước lạnh quá và không nên tắm biển vào lúc đã hết mặt trời (vì lúc đó nhiệt độ của nước là lạnh và lại gió mạnh). Mỗi khi đi nghỉ mát ở nơi có nhiệt độ thấp như Sapa hay Đà Lạt cũng hết sức cẩn thận, không ra khỏi phòng lúc sáng sớm. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế xơ vữa động mạch như hạn chế ăn mỡ động vật, ăn nhiều cá (tốt nhất mỗi tuần ăn 2 - 3 lần cá thay cho ăn thịt), ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày (tránh cô đặc máu sẽ hình thành huyết khối). NCT nếu nghiện thuốc lá mà cai được thì tốt, không nên lạm dụng bia, rượu, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn mặn, không ăn quá nhiều chất béo và hạn chế ăn tinh bột (cơm).
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Xử lý kịp thời tai biến mạch máu não

Dấu hiện nhận biết
Các triệu chứng tai biến mạch máu não (TBMMN) thường xảy ra đột ngột.  Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói ngọng, nói khó…Có thể nhức đầu hoặc không.  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra.  Dấu hiệu này  có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một  thoáng mất ý thức. Nếu một trong 3 khả năng cười, nói, giơ tay gặp khó khăn hoặc không thực hiện được hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Thời gian là vàng
Đừng để mất thời gian, vì nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ di chứng, tăng khả năng phục hồi.
Trong khi chờ xe cấp cứu, cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở. Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân đảm bảo thông đường thở.
Chăm sóc tại nhà sau tai biến mạch máu não
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học, hợp lý. Nếu bệnh nhân nặng chưa tự vận động được, người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày và kiên trì thực hiện ngay cả khi các di chứng đã được phục hồi. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
Ngoài ra, việc lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn não, phòng ngừa đột quỵ là một biện pháp hiệu quả và an toàn.
Hemabrain với cơ chế tác dụng hiệp đồng đã được chứng minh, sự kết hợp của các thành phần như Cao bạch quả (Ginkgo biloba), Nattokinase, Cao đinh lăng, Magne, Vitamin B6, B1 và Rutin trở thành một công thức ưu việt giúp tăng cường lưu thông máu, tăng tuần hoàn máu não và ngoại biên, hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, giảm nguy cơ hình thành và làm tan cục máu đông, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát tai biến mạch máu não.

Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch

Xuất huyết dưới nhện là một trong những dạng tai biến mạch não rất nặng trên lâm sàng. Nguyên nhân của xuất huyết dưới nhện bao gồm nguyên nhân do chấn thương và không do chấn thương. Trong nhóm nguyên nhân không do chấn thương thì xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não chiếm tới 80%.
Tại sao bị xuất huyết dưới nhện?
Cấu tạo của màng não bao gồm màng cứng (sát mặt trong hộp sọ), tiếp đến là màng nhện với bên dưới là dịch não tủy và hệ thống mạch máu phong phú và trong cùng, nằm sát vỏ não là màng nuôi. Khi có máu xuất hiện bên dưới màng nhện (khoảng nằm giữa màng nhện và màng nuôi) thì được gọi là xuất huyết dưới nhện (hay xuất huyết dưới màng nhện).
Xử trí thế nào? 1
Phình động mạch não.
Thành động mạch bình thường được cấu tạo bởi những lớp cơ trơn có tính chất chun giãn rất cao để đảm bảo không bị vỡ ra dưới một áp lực máu nhất định (huyết áp). Vì một lý do nào đó, thành mạch máu bị yếu đi sẽ không chịu được áp lực dòng máu và bị “phình” ra theo thời gian tạo thành những túi phình, giống như quả nho ở các đoạn mạch.
Vị trí phình mạch hay gặp
Phình động mạch não (ĐMN) hay gặp ở khu vực đa giác Willis, nơi có nhiều “điểm nối” giữa các động mạch não. Người ta cho rằng, một trong những nguyên nhân tại sao phình mạch não lại hay ở những điểm nối này là do chênh lệnh áp lực máu giữa các đoạn động mạch cũng như độ “xoáy” của dòng máu vào các điểm nối nói trên. Các động mạch có túi phình nhiều nhất là động mạch thông trước (30%) và động mạch thông sau (25%) và động mạch não giữa (20%).
Tần suất mắc phình  ĐMN khá cao, ước tính vào khoảng 1 - 5% dân số. Tuy nhiên, điều may mắn là khoảng 50 - 80% những phình mạch này có kích thước nhỏ và không bị “vỡ” ra trong suốt cuộc đời người mang nó.
Phình ĐMN xảy ra ở mọi lứa tuổi, nữ có xu hướng nhiều hơn nam và cho đến hiện nay, câu hỏi hóc búa cho các nhà chuyên môn vẫn là ai ở trong số 1 - 5% nói trên và khi nào thì quyết định điều trị tích cực.
Những ai có nguy cơ bị bệnh?
Có một số yếu tố nguy cơ của xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não như: người mắc bệnh thận đa nang di truyền theo nhiễm sắc thể trội, các bệnh có liên quan đến phình ĐMN bao gồm tổn thương cơ loạn sản xơ hóa, hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers - Danlos type IV (có tổn thương lớp mô liên kết của thành động mạch). Tuổi cao, tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, nghiện ma túy, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn huyết, phụ nữ hậu mãn kinh, tiền sử gia đình có người mắc phình ĐMN cũng là những yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển và vỡ túi phình ĐMN.
Các dấu hiệu báo trước
Thông thường, các túi phình khi chưa bị vỡ không có biểu hiện gì đặc biệt. Có một số trường hợp có các dấu hiệu “báo trước” như đau đầu dữ dội, kéo dài không rõ nguyên nhân; giãn đồng tử; thay đổi thị lực hoặc nhìn đôi (song thị); nói khó, liệt mặt, sụp mi; co giật thoáng qua nhưng các dấu hiệu này thường ít khi được bệnh nhân và thậm chí cả thầy thuốc để ý đến.
Biểu hiện của bệnh
Khi túi phình đã bị vỡ, một lượng máu lớn chảy ra khoang dưới nhện hoặc vào não thất. Áp lực nội sọ tăng cao. Các triệu chứng khởi đầu bằng đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức, có trường hợp thấy như đầu bị “nổ tung” sau đó đi vào hôn mê sâu. Khám bệnh nhân có thể thấy dấu thần kinh khu trú, hội chứng màng não rõ. Chọc dịch não tủy thấy có máu không đông và áp lực rất tăng. Chụp cắt lớp thông thường có thể chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện với độ chính xác cao. Xác định xem bệnh nhân có phình mạch não hay không dựa vào chụp mạch não xóa nền, chụp cắt lớp đa dãy hoặc chụp MRI mạch não.
Cách xử trí
Khi túi phình đã bị vỡ ra gây xuất huyết khoang dưới nhện, các biện pháp hồi sức tích cực phải được tiến hành: đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, chống tăng áp lực nội sọ, kiểm soát huyết áp, chống co thắt mạch não thứ phát. Liệu pháp “3H” pha loãng máu để đưa hematocrite xuống 30% (hemodilution), nâng huyết áp lên (hypertension) và tăng thể tích tuần hoàn (hypervolemia) cần được duy trì. Khi bệnh nhân đã ổn định, xét chỉ định chụp mạch xác định khối phồng và tiến hành phẫu thuật hoặc đặt coil.
Sau khi đã điều trị bệnh nhân ổn định, cần nhanh chóng xác định vị trí, kích thước, các nguy cơ kèm theo, số lượng có thể có của túi phồng bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để có chỉ định điều trị triệt để bằng phẫu thuật kẹp cổ túi phồng hoặc đặt coil (cuộn dây kim loại xoắn) vào trong túi phồng. Sau một thời gian, tiểu cầu sẽ kết tập vào cuộn dây, tạo cục máu đông và làm túi phồng xơ hóa.
Nói chung, việc cần làm là xác định được bệnh nhân có phình ĐMN khi túi phình chưa vỡ ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ. Một khi túi phình đã vỡ gây xuất huyết dưới nhện, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nếu bệnh nhân không tử vong thì cũng sống với những di chứng nặng nề về thần kinh.
Ts.Bs. Vũ Đức Định

Xử trí khi bị đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đột quỵ làm cho phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ vô cùng quan trọng.
Xử trí khi bị đột quỵ 1
Đặt bệnh nhân ở chỗ thoáng, nới bớt quần áo và gọi ngay cấp cứu.
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
- Yếu một tay hoặc một chân hoặc cả tay và chân cùng bên làm người bệnh đi khó khăn: đi loạng choạng, mất thăng bằng hoặc không phối hợp các động tác được hoặc ngã khuỵu. Rối loạn cảm giác kiểu kiến bò hoặc tê cóng một bên cơ thể.
- Yếu một bên cơ mặt, miệng méo.
- Nói khó khăn: nói đớ, nói không nói trọn câu đơn giản hoặc hoàn toàn không nói được.
- Nhìn khó khăn: mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi.
- Nhức đầu dữ dội hoặc nhức đầu dị thường kèm theo cứng cổ, nôn.
- Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc hôn mê đột ngột, đôi khi tử vong ngay.
Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại trạng thái  bình thường. Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua là những dấu hiệu báo trước đặc biệt quan trọng của đột qụy và người bệnh cần được nhập viện ngay.  
Các bước sơ cứu đúng cách
Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. 
Đối với người bị tai biến mạch máu não, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân.
  Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.
Bác sĩ Ý Đức

Bệnh Zona mắt

Bệnh thường gặp vào mùa xuân - thu và mọi lứa tuổi,  trừ trẻ sơ sinh,  nhưng xảy ra ở người lớn nhiều hơn (trên 45 tuổi), đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.
Bệnh zona (hay giời leo) gây nên bởi chủng virus thủy đậu Varicella Zoster hướng da thần kinh (VZV). Virus Varicella Zoster gây ra hai thể bệnh riêng biệt. Nhiễm khuẩn tiên phát gây bệnh thủy đậu, một bệnh rất hay lây nhưng thường lành tính, xảy ra thành dịch ở những trẻ cảm thụ. Sự tái hoạt sau này của virus Varicella Zoster tiềm ẩn trong các hạch rễ lưng tạo nên một phát ban ngoài da khu trú gọi là zona.
Các yếu tố nguy cơ để bệnh bùng phát như người già, người suy giảm miễn dịch, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, dùng các thuốc loại corticoid lâu ngày hoặc nếu từng bị nhiễm virus thủy đậu lúc nhỏ thường dễ bị zona sau này.
 Người bị suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ  bị zona.
Nhận biết zona như thế nào?
Các yếu tố nguy cơ để bệnh bùng phát như người già, người suy giảm miễn dịch, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, dùng các thuốc loại corticoid lâu ngày hoặc nếu từng bị nhiễm virus thủy đậu lúc nhỏ thường dễ bị zona sau này.
Những bệnh nhân có tổn thương zona ở vùng thần kinh sinh ba, chủ yếu ở nhánh mắt (nhánh I) gọi là zona mắt, thường gặp nhiễm Varicella – Zoster ở mi mắt và bờ mi với những tổn thương mụn nước. Các mụn này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, phát triển thành từng nhóm nhỏ, trong có nước được gọi là những mụn nước, sau đó vỡ ra để lại sẹo vảy, kéo dài khoảng vài tuần. Trong những trường hợp nặng, mụn nước có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn, đau nhức hoặc có thể hơi tê và làm nhạt màu da.
Điển hình có các triệu chứng đau nửa bên mặt, và các tổn thương ở trán, vùng quanh nhãn cầu và mũi.  Có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc… Một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù.
Ðiều trị và phòng bệnh?
Điều trị triệu chứng giảm bỏng rát và đau gồm: đắp gạc lạnh, dùng thuốc chống viêm, thuốc chống virus, thuốc nhỏ kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc dinh dưỡng bề mặt (nước mắt nhân tạo). Liệu pháp kháng virus đường uống (acyclovir 800mg) làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20 – 30%.
Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona, đặc biệt người dễ nhiễm như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn nhiễm yếu. Có thể dùng  vaccin kháng Varicella – Zoster như zostavax. Khi bệnh, cần điều trị tích cực, kịp thời để giảm nguy cơ bị những biến chứng nặng có thể đe dọa đến thị lực. Những bệnh nhân bị zona mắt nên được bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.
 BS. ThS. Nguyễn Văn Ðức
 
 

Zona ở tai: Cách phát hiện và chữa trị

(SKDS) - Zona là bệnh lý tổn thương thần kinh do một loại virut ái thần kinh gây ra, virut tấn công vào tất cả các dây thần kinh của cơ thể, nhất là các dây đi ở nông với đặc điểm của bệnh là chỉ gây tổn thương thần kinh một bên, trong đó có tai.
Zona tai là tên gọi của bệnh khi virut zona vào gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của dây thần kinh sọ số VII (dây thần kinh mặt) và số VIII (dây thần kinh thính giác). Zona tai là một bệnh lý ít gặp, chỉ chiếm khoảng 0,01% số bệnh nhân đến khám tai - mũi - họng.
Làm thế nào để biết tai bị nhiễm virut zona? 
Biểu hiện bệnh giống như khi nhiễm các virut khác. Bệnh nhân sốt 38-39˚C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng... và cùng lúc xuất hiện các triệu chứng định khu của zona ở tai.
Đau rát tai dữ dội là dấu hiệu khởi đầu, tai rát như bị bỏng, khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai. Dần dần cảm nhận thấy đau nhức lan sâu trong tai. Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng, họng kèm theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như dùng phải đồ nóng.
 Hình ảnh tổn thương zona ở tai.
Da vùng đau rát xuất hiện những mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày càng nhiều, trong lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng da nắp tai, loa tai, cửa ống tai (gọi là vùng Ramsey – Hunt: bản đồ những nhánh của dây thần kinh). Sau vài ngày, những mụn nước này vỡ đi, lúc đó, tại vị trí các mụn nước hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da.
Trong một số trường hợp, dây VII - thần kinh điều khiển vận động cơ mặt, bị virut zona tấn công, bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt mặt cùng bên với mụn nước. Thầy thuốc nghĩ đến tổn thương dây VIII khi người bệnh phàn nàn bị nghe kém bên tai cùng với tai bệnh, trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt, đi lại loạng choạng.
Tại chỗ: Ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ. Da ống tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau, cái thì đã vỡ, cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch vàng. Nếu bệnh nhân chà xát nhiều vào vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn làm bội nhiễm, có thể gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài, viêm sụn vành tai... Màng nhĩ sung huyết đỏ. Trên thính lực đồ là nghe kém tiếp nhận.
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như dấu hiệu đau và mụn nước nằm ở vùng của các dây thần kinh, một bên.
Bệnh thường diễn biến trong vòng 2 tuần rồi sẽ qua đi mà không có những biến đổi bất thường trên cơ thể người bệnh.
 Một số trường hợp diễn biến nặng gây viêm màng não, lúc này người bệnh sốt cao 39-40ºC, đau nhức đầu, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa, cổ cứng, dấu hiệu Kernig (+), dấu hiệu vạch màng não (+)...
 Zona ở tai nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến đau rát dây thần kinh kéo dài suốt đời, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi; liệt mặt ngoại biên một bên; điếc tiếp nhận không hồi phục.
Phòng bệnh thế nào?
Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, một số trường hợp có HIV (+) và zona là một trong những biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do đó, để tránh bị bệnh, việc giữ một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng.  
TS. Phạm Bích Đào
 
 

Kỹ thuật mới điều trị hiệu quả chảy máu não

Đột quỵ chảy máu não hay còn được gọi đơn giản là chảy máu não là một tình trạng rất nặng của bệnh lý thần kinh sọ não. Trong bệnh lý này, vì một lý do nào đó, mạch máu não bị vỡ và máu tràn vào trong não bộ. Tình hình trở nên phức tạp và nặng nề từ khi máu bắt đầu chảy ra. Vấn đề cốt lõi nhất trong điều trị chảy máu não là loại bỏ được khối máu tụ và khôi phục khoảng trống cho tế bào thần kinh. Nhưng thực hiện được là điều không dễ.
Bài toán khó
Trong đột quỵ não, có hai thể bệnh chính là nhồi máu não và chảy máu não. Trong hai thể này thì thể chảy máu não có mức độ bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và để lại di chứng nhiều hơn. Theo nhiều thống kê khác nhau, người ta đều công nhận là chảy máu não có tỷ lệ gặp dao động từ 12-35% tổng số bệnh nhân bị đột qụy.
Phần lớn người bệnh rất khó phục hồi, thậm chí bị tử vong hoặc nếu có phục hồi thì để lại di chứng gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.
 Đột quỵ chảy máu não.
Lý do chảy máu não: thứ nhất, những người chảy máu não thường có thành mạch rất yếu. Khi bị chảy máu là vỡ ra ồ ạt và tạo thành một khối máu tụ trong não. Thứ 2, hộp sọ của chúng ta vô cùng chật hẹp và vừa khít với não bộ. Cho nên sự xuất hiện đột xuất của khối máu tụ nội sọ đã vô hình trung chiếm chỗ và chèn ép tế bào thần kinh. Những tế bào thần kinh chức năng của não bộ cứ bị chết dần và các hoạt động sống của người bệnh cứ lần lượt mất theo cho tới khi bị tàn phế. Người ta ước tính rằng, tỷ lệ người chết sau 30 ngày dao động trong khoảng 30-45%. Trong số những người sống sót qua khỏi thì có trên 50% bị tàn phế, tức là tỷ lệ chữa khỏi thành công hoàn toàn cho người bệnh rất thấp, ước tính chỉ được khoảng 25%. Máu chảy càng nhiều, càng ở những vị trí nguy hiểm thì tỷ lệ thành công càng nhỏ đi. Hai vị trí nguy hiểm đáng sợ nhất là chảy máu não thất toàn bộ và chảy máu thân não. Những thể chảy máu não thất tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Vấn đề cốt lõi nhất của điều trị là tìm mọi cách để loại bỏ được khối máu tụ và khôi phục khoảng trống cho tế bào thần kinh.
Kỹ thuật mới
Tại Hội nghị quốc tế về đột qụy não diễn ra tại New Orleans (Mỹ) từ ngày 31/1/2012 đến ngày 2/2/2012, người ta đã chứng kiến nhiều thành công và sáng tạo mới trong việc điều trị chảy máu não. Một trong các kỹ thuật được đánh giá cao nhất là kỹ thuật can thiệp não bộ tối thiểu của các nhà thần kinh học đến từ Trung tâm Y khoa Johns Hopkins (Mỹ).
Bản chất của kỹ thuật này là sự kết hợp hài hoà giữa biện pháp điều trị kinh điển và phẫu thuật ngoại khoa. Các nhà thần kinh học đã cố gắng tránh những nhược điểm của phẫu thuật ngoại khoa để trả lại cho người bệnh sự hồi phục hoàn toàn. Theo như kết quả công bố thì với kỹ thuật này, tỷ lệ người bệnh phục hồi cao hơn so với biện pháp điều trị kinh điển là 10-15% sau 6 tháng điều trị. Như thế là biện pháp này đã nâng số người may mắn từ 25% lên tới 35-40%.
Trong phẫu thuật ngoại khoa kinh điển, bác sĩ sẽ phải mở một mảnh xương sọ khá lớn để bộc lộ não thì trong kỹ thuật này, người ta chỉ phải khoan một lỗ bé xíu trên hộp sọ. Lỗ này bé tới mức gần như không có gì xảy ra. Nó chỉ vừa đúng một cathete để xuyên vào sọ. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của cắt lớp CT, một công cụ định vị giải phẫu sọ não bộ, người ta đưa một cathete đi thẳng tới khối máu tụ dù khối máu tụ đó ở bất kỳ vị trí nào. Thông qua cathete này, người ta truyền trực tiếp thuốc phân hủy cục máu đông tPA (chất hoạt hoá plasminogen của mô). Toàn bộ tiến trình này chỉ diễn ra trong đôi ba ngày.
GS. Daniel F. Hanley - Trưởng nhóm thực hiện kíp kỹ thuật cho biết, kỹ thuật can thiệp não bộ tối thiểu đã biến những bệnh nhân không thể điều trị thành những bệnh nhân có thể điều trị. Tỷ lệ người được “mổ” cao hơn. Từ trước đến nay, tỷ lệ người bệnh đủ tiêu chuẩn để tiến hành mổ theo phương pháp truyền thống chỉ là 10%. Nhưng nay chúng tôi có thể nâng lên 90-100%. Theo ông, nếu như một số lượng lớn bệnh nhân tiếp theo được điều trị thành công, kỹ thuật mới có thể giảm được gánh nặng bệnh tật cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
Trong quá trình đó, mô não của người bệnh hầu như không bị can thiệp thô bạo làm tổn thương như phẫu thuật mổ mở. Vì bản thân cathete đã nhỏ lại được đưa đường bởi một máy cắt lớp CT nhìn xuyên thấu nên gần như không gây ra tổn thương nào. Điều này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp mổ mở.
Việc đưa trực tiếp thuốc tan máu đông vào cục máu đông đã làm cho cục máu đông được tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Nó đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa kinh điển.
Để hoàn thiện quá trình điều trị, khi dùng biện pháp kinh điển, chúng ta phải mất tới 20-30 ngày cho những bệnh nhân điển hình. Nhưng với kỹ thuật can thiệp não bộ tối thiểu, chúng ta chỉ cần 3-5 ngày. Thời gian này quả là một sự vượt bậc trong điều trị đột qụy não.
Khó khăn và kỳ vọng
Nhưng việc thực hiện kỹ thuật trên thực chẳng dễ dàng. Cái khó không phải là xác định vị trí máu tụ mà khó là đưa cathete thật khéo léo sao cho chỉ đi đúng một đường cơ bản là có thể đến đúng đích. Thêm vào đó, điều kiện thực hiện là vô cùng nghiêm ngặt giống như ghép tạng vậy. Vô khuẩn là một điều được ưu tiên đưa lên hàng đầu. Nó quyết định thành hay bại của biện pháp mới được khai sinh này vì mô não bị “mở” ra thông qua cathete từ 2-3 ngày liền, nếu không cẩn thận, chúng ta có thể làm nhiễm khuẩn não rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, với những thành tựu trên đây, kỹ thuật này hoàn toàn có thể ứng dụng điều trị cho người bệnh đột quỵ não. Người ta kỳ vọng trong một thời gian ngắn nữa, có thể nâng được số bệnh nhân điều trị khỏi và hạ tỷ lệ người tử vong.
Điểm tiên tiến nhất của kỹ thuật này là can thiệp mổ rất tối thiểu và do đó hầu như không làm tổn thương nghiêm trọng tới não bộ như những gì mà biện pháp mổ mở truyền thống gặp phải. Vì thế, nó đang được kỳ vọng là kỹ thuật mới hữu dụng
BS. Nguyễn Phan Anh
 
 

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Rối loạn tuần hoàn não và cách phòng tránh

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40 nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi (NCT). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não nhưng nếu biết được có thể đề phòng để hạn chế bệnh và tránh các biến chứng.
Thế nào là RLTHN?
Một số bệnh về hệ tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, triglycerit máu (gọi chung là tăng mỡ máu), hẹp lòng động mạch do bẩm sinh hay do chèn ép (u não, xơ vữa động mạch não...), thoái hoá các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền hoặc do cục máu trong lòng động mạch đi đến làm tắc nghẽn động mạch não (bệnh loét sùi van tim)… đóng vai trò rất lớn trong việc  đưa đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Ở NCT, các bệnh này thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Các nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do: bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu. Trên một cơ thể NCT mà hiện tượng xơ vữa động mạch càng nặng thì nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não càng cao. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố như tuổi cao, thừa cân, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu, stress cũng góp phần đáng kể vào việc  hình thành bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

 Rối loạn tuần hoàn não là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Nhận biết RLTHN cấp và mạn tính
Thiểu năng tuần hoàn não có thể xảy ra cấp tính nhưng bệnh cũng có thể trở thành mạn tính kéo dài. Bệnh cấp tính thường có đau đầu. Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất trong thiểu năng tuần hoàn não, thường chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%) và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Tính chất của đau đầu lan toả khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Kèm theo đau nhức đầu là ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng (khó ngồi, khó đứng dậy), nhất là lúc đang nằm mà thay đổi tư thế (nằm nghiêng chuyển sang nằm ngửa). Tỷ lệ bị chóng mặt chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 87%). Nặng hơn là có thể xây xẩm mặt mày, mất ý thức, đột quỵ. Người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn, có thể liệt nửa người, nói khó… Người bệnh cũng có thể bị chứng dị cảm như thấy tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc tê bì tay chân hoặc có cảm giác kiến bò. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não cấp tính ở NCT có thể chỉ thoáng qua trong vài giây, vài phút nhưng có khi cũng có thể xảy ra hàng giờ, mấy ngày liền. Thiểu năng tuần hoàn não cấp thường xảy ra vào giữa đêm hoặc lúc gần sáng. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính ở NCT thường cũng có nhức đầu ê ẩm từng đợt, nhất là thay đổi thời tiết, chóng quên (vãng ý thức), rối loạn tâm lý như hay cáu giận, buồn vui lẫn lộn, mất ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon giấc, đang ngủ lại bị tỉnh giấc không thể nào ngủ lại được nữa…). Trong  một thời gian nhất định có thể xuất hiện cơn cấp tính tuỳ thuộc vào việc phòng bệnh và điều trị của người bệnh có tích cực và hiệu quả hay không.
Thiểu năng tuần hoàn não gây nên hiện tượng thiếu máu não và cũng có thể gây nên  phù não. Điều đáng lo ngại nhất của thiểu năng tuần hoàn não là gây nên các biến chứng nặng nề như nhũn não hoặc xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc tử vong đột ngột.
 Biện pháp phòng bệnh
Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp  làm  xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc. NCT không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, NCT nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi vì NCT bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến  mạch máu não. 
PGS.TS. Bùi Mai Hương

Zona tai có thể gây viêm màng não

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho một số virut phát triển và gây bệnh cho con người, trong đó có virut ái thần kinh zona. Loại virut này tấn công vào tất cả các dây thần kinh của cơ thể nhất là các dây thần kinh đi ở nông với đặc điểm của bệnh là chỉ gây tổn thương thần kinh một bên. Zona tai là tên gọi của bệnh khi virut gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của dây thần kinh sọ số VII (dây thần kinh mặt) và số VIII (dây thần kinh thính giác).
Dấu hiệu nhận biết khi zona
 Tổn thương dây thần kinh VII trong bệnh zona.
Khi bị nhiễm zona, người bệnh có cảm giác giống như khi bị nhiễm các virut khác. Bệnh nhân sốt 38-39oC, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng... cùng lúc xuất hiện các triệu chứng định khu ở tai của zona. Bắt đầu bằng dấu hiệu đau tai dữ dội, cảm giác rát như bị bỏng, khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức sâu trong tai. Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng, họng kèm theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như dùng phải đồ nóng. Da vùng đau rát dần dần có những mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày càng nhiều, trong lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng da nắp tai, loa tai, cửa ống tai (gọi là vùng Ramsey - Hunt: đây là những nhánh của dây thần kinh). Sau vài ba ngày, những mụn nước này vỡ đi, lúc đó vị trí các mụn nước hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da. Một số trường hợp virut zona làm tổn thương dây thần kinh điều khiển vận động cơ mặt (dây VII), bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt mặt cùng bên với mụn nước. Người bệnh phàn nàn bị nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt, đi lại loạng choạng.
Cách chẩn đoán zona tai
Zona tai và những biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác
       Bình thường, bệnh diễn biến trong vòng 2 tuần rồi sẽ qua đi mà không có những biến đổi bất thường trên cơ thể người bệnh. Tiến triển bệnh thường tốt. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, với thể zona tai nặng có thể để lại di chứng: đau rát dây thần kinh kéo dài suốt đời, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Liệt mặt ngoại biên một bên, điếc tiếp nhận không hồi phục. Một số trường hợp diễn biễn nặng gây viêm màng não, lúc này người bệnh sốt cao 39-40oC, đau nhức đầu, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có biểu hiện rõ của viêm màng não khi khám như cổ cứng, Kernig (+), dấu hiệu vạch màng não (+). Xét nghiệm dịch não tủy sẽ có câu trả lời cho tình trạng này.
Thăm khám lâm sàng thấy ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ. Da ống tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau, cái thì đã vỡ, cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch vàng. Nếu bệnh nhân chà xát nhiều vào vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn làm bội nhiễm, có thể gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài, viêm sụn vành tai... Màng nhĩ sung huyết đỏ. Đo thính lực đồ là kém tiếp nhận. Xét nghiệm máu không có nhiều giá trị, chỉ thấy bạch cầu giảm mức độ ít. Khi nhiễm zona điều trị bằng cách nào?
Khi nhiễm zona thường được sử dụng nhóm thuốc kháng virut (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi tùy theo tuổi. Ở trẻ em, uống 2 viên 200mg/ngày. Trẻ lớn và người lớn sử dụng 2 viên 800mg, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc được sử dụng từ 7-10 ngày. Kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin... Giảm đau bằng paracetamol. Nếu có kèm theo liệt mặt nên sử dụng thêm corticoid. Sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm. Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp.
Tại chỗ: Bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virut như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.
Phòng bệnh: Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, một số trường hợp có HIV (+) và zona là một trong những biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do đó để tránh bị bệnh, việc giữ để có được một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng. 
ThS. Phạm Bích Đào

Trầm cảm ở người bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) dễ bị mắc trầm cảm và ngược lại, những người mắc trầm cảm có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 hơn người bình thường khác. Mối liên hệ giữa trầm cảm và khởi phát bệnh ĐTĐ một phần do tác động của lối sống thay đổi vì khi bị trầm cảm dường như người ta có xu hướng ăn nhiều hơn và vận động ít đi. Vì vậy người bệnh và bác sĩ cần lưu ý theo dõi và phát hiện các dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân ĐTĐ để chữa trị kịp thời.
Khi bị trầm cảm, người bệnh ĐTĐ có biểu hiện gì?

 Trang bị kiến thức giúp người bệnh ĐTĐ thoát khỏi trầm cảm.
Đối với người bệnh ĐTĐ, việc tự chăm sóc bản thân rất quan trọng cũng như sự hiểu biết về bệnh, những nỗ lực kiểm soát và thích ứng với căn bệnh của mình. Người bệnh ĐTĐ cần có một tâm lý thoải mái, ổn định để kiểm soát tốt bệnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, người bệnh có cảm giác vô vọng, cô đơn, bơ vơ, thiếu tự trọng, mệt nhọc, cáu gắt, thay đổi giấc ngủ và hành vi ăn uống. Đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa, người có thể giúp bạn vượt qua tình trạng khó chịu này. Nhiều người ĐTĐ trải qua những giai đoạn đau buồn sâu sắc. Đó là khi mới được chẩn đoán, hay khi xuất hiện biến chứng, khi mà bạn cảm thấy mất đi sức khỏe của mình. Cùng với thời gian và với sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, bác sĩ... người bệnh có thể vượt qua được nỗi buồn đau này. Nhưng có một thực tế đáng ngại khi người bệnh thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nhưng đôi khi không có được kết quả mỹ mãn. Bởi tuân thủ theo mọi chỉ dẫn không có nghĩa là người bệnh được bảo đảm sẽ khỏe mạnh vĩnh viễn mà bản thân người bệnh phải nỗ lực rất nhiều, vì điều đó giúp bạn có được cảm xúc tốt hơn, vì rằng bạn đã làm hết sức mình có thể để được khỏe mạnh. Hãy nỗ lực từng ngày, từng giờ giữ cho các chỉ số trong giới hạn an toàn để tránh các biến chứng có thể có. Tự trang bị kỹ năng để đương đầu với bệnh ĐTĐ
Khi phát hiện bản thân mắc bệnh ĐTĐ, đa số bệnh nhân có cảm giác hụt hẫng, chối bỏ bệnh tật và dễ dẫn đến trầm cảm nên điều quan trọng là mỗi người bệnh cần nhận thức rõ bệnh tật và coi đó như là thử thách mình phải đối diện mỗi ngày (hãy tự lên “giây cót” tinh thần hằng ngày), bạn cần có sức mạnh, năng lượng, sự lưu tâm, cũng như là sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè. Bệnh tuy trầm trọng, nhưng không phải là không có giải pháp. Điều cần thiết là người bệnh phải kế hoạch điều trị: tự chịu trách nhiệm, theo đuổi chế độ ăn, học tập nhiều nhất có thể về bệnh ĐTĐ, tin tưởng vào đội ngũ chuyên môn, tự đo đường máu, làm các xét nghiệm đầy đủ khi bác sĩ yêu cầu. Có làm được như vậy, người bệnh sẽ có được những suy nghĩ “tích cực” với bệnh mình đang được chữa trị. Đôi khi người bệnh có những suy nghĩ sai lầm khi cho rằng nhiệm vụ của bác sĩ là “phải” giữ cho mình được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, những suy nghĩ về bệnh tật nghiêm trọng, việc điều trị chỉ vô ích hay người bệnh không thể theo đuổi được kế hoạch điều trị đã vạch ra, không thể thay đổi lối sống cho phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, không có thời gian đi khám bệnh, không muốn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè... Lại chính là những suy nghĩ tiêu cực, cản trở người bệnh tiếp cận với cách thức điều trị bệnh hiện đại. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với bản thân người bệnh vì ĐTĐ có thể gây ra nhiều biến chứng, nếu được theo dõi và điều trị kịp thời, theo các phương pháp mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Chính vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy không có khả năng đương đầu tốt với bệnh ĐTĐ, luôn có tâm trạng lo lắng, bơ vơ, cô đơn thì bản thân người bệnh nên tự hỏi lý do nào dẫn đến suy nghĩ đó. Có phải bạn nghĩ mình không đủ khỏe mạnh? Không đủ trí lực? Không được đào tạo đủ để tự chịu trách nhiệm chăm sóc bản thân (như tự tiêm insulin)? Không tự trang trải được chi phí điều trị?
Một số mẹo giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm
 Người bệnh ĐTĐ cần duy trì chế độ điều trị trong mọi hoàn cảnh.
Mỗi bệnh nhân có những hoàn cảnh riêng biệt và ứng xử với bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh ĐTĐ nên chấp nhận sớm rằng mình mắc bệnh ĐTĐ và cần điều chỉnh một số hành vi sống, bỏ ngay thuốc lá, giữ tinh thần lạc quan, duy trì luyện tập thể dục thể thao, tìm hiểu nhiều nhất có thể về bệnh ĐTĐ và việc điều trị bệnh. Tự chịu trách nhiệm chăm sóc cho chính mình. Đặt mục tiêu điều trị, nhưng nên hiểu rằng cần có thời gian để đạt được mục tiêu đó để tránh tâm lý bi quan, chán nản dễ dẫn đến không tuân thủ chế độ điều trị. Chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh ĐTĐ và tạo điều kiện cho mình thực hiện chế độ ăn cũng như các chế độ điều trị, luyện tập một cách nghiêm ngặt. Hãy linh động và học cách thích ứng cuộc sống với yêu cầu điều trị bởi bệnh có thể có những tiến triển không như mình mong muốn. Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt là những tổn thương ở bàn chân để có các biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ cắt cụt chi. Người bệnh buộc phải thay đổi những hành vi có hại cho kế hoạch điều trị và sống cho đầy đủ cuộc sống của mình, đây cũng là một biện pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng bệnh cũng như tâm lý để thoát khỏi trầm cảm khi bị ĐTĐ.
ThS. Nguyễn Huy Cường
 
 

Phát hiện và xử trí sớm xuất huyết dưới màng nhện

Khi những cơn đau đầu dữ dội bất chợt xảy ra mà không giải thích được cần phải nghĩ đến tình trạng những đoạn mạch não bị phình vỡ, chảy máu vào khoang dưới màng nhện. Cần làm các thăm dò để chẩn đoán xác định những trường hợp này bởi một chảy máu lớn có thể sớm xảy ra. Đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong của nhiều trường hợp do phát hiện bệnh muộn và xử trí không kịp thời.
Phình mạch hình túi
Những phình mạch hình túi xảy ra ở chỗ phân nhánh của các động mạch lớn ở đáy não và vỡ vào vùng dưới nhện. Liệt dây thần kinh III, nhất là khi kết hợp với giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng và đau cục bộ trên hoặc sau mắt, có thể xảy ra với một phình mạch đang giãn rộng ở đường nối giữa động mạch thông sau và động mạch cảnh trong.
 Dị dạng mạch não được xử trí bằng can thiệp mạch.
Tại thời điểm nứt vỡ phình mạch với xuất huyết dưới màng nhện lớn thì áp suất nội sọ đột nhiên tăng cao. Co thắt mạch toàn thân, nghiêm trọng, kịch phát có thể xảy ra nhất thời. Những sự cố này có thể là nguyên nhân của mất ý thức bất chợt thoáng qua xảy ra với gần 50% các bệnh nhân. Trước khi bất chợt mất ý thức như vậy có thể có một khoảnh khắc ngắn đau đầu khủng khiếp và nôn. Mặc dù đau đầu đột ngột mà không có những dấu hiệu thần kinh khu trú là dấu hiệu của nứt vỡ phình mạch, song những thiếu hụt thần kinh khu trú vẫn có thể xảy ra. Những thiếu hụt thường thấy là liệt nhẹ nửa người, mất ngôn ngữ và mất ý thức.
Các biện pháp điều trị
Nứt vỡ phình mạch gây xuất huyết dưới màng nhện với hậu quả 60% trường hợp đột tử hoặc để lại các di chứng thần kinh nặng nề. Do đó phẫu thuật sửa chữa phình mạch sớm sẽ ngăn chặn được xuất huyết về sau và giúp áp dụng an toàn những kỹ thuật nhằm làm cải thiện tuần hoàn não. Bệnh nhân không thích hợp cho phẫu thuật thì cần được điều trị bằng thuốc để giảm thiểu các biến chứng, chảy máu tái phát, co thắt mạch và tràn dịch não. Những kỹ thuật mới nhiều hứa hẹn như đặt các cuộn (coil) trong phình mạch não hiện đang được đánh giá ở những bệnh nhân này.
Tiếp theo nứt vỡ phình mạch, tăng áp lực nội sọ có thể xảy ra thứ phát do máu ở dưới màng nhện hoặc khối máu tụ trong nhu mô, tràn dịch não cấp tính hoặc mất điều hòa vận mạch. Phẫu thuật mở thông não thất cấp cứu được chỉ định cho những bệnh nhân bị ngủ lịm, có những thiếu hụt thần kinh. Các liệu pháp dùng thuốc để giảm áp bớt áp lực nội sọ (như tăng thông khí, manitol, an thần) cũng có thể sử dụng khi cần. Cần duy trì đủ áp lực tưới máu não, tránh để huyết áp lên quá cao.
Vì có nguy cơ bị chảy máu tái phát nên tất cả những bệnh nhân không thích hợp với phẫu thuật cần nằm nghỉ trên giường trong phòng tối, yên tĩnh và cho thuốc chống táo bón. Nếu đau đầu hoặc đau cổ nhiều thì cho dùng các thuốc an thần nhẹ và thuốc giảm đau. Không nên cho thuốc an thần quá mức vì khó đánh giá những thiếu hụt thần kinh. Bù nước đúng mức là cần thiết bởi bệnh nhân giảm thể tích máu đặc biệt dễ bị thiếu máu cục bộ não.
Các cơn co giật không thường gặp khi khởi phát nứt vỡ phình mạch não. Run rẩy, co giật thường đi kèm mất ý thức có thể có liên quan với tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch toàn thân cấp tính. Dự phòng bằng phenytoin hoặc phenobarbital được chỉ định vì cơn co giật có thể thúc đẩy chảy máu tái diễn. Mặc dù co thắt mạch vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng và tử vong tiếp theo sau xuất huyết dưới màng nhện do nứt vỡ phình mạch, song các liệu pháp ngăn chặn hoặc điều trị hẹp động mạch triệu chứng chưa thật sự hiệu quả. Điều trị bằng thuốc chẹn kênh canxi (nimodipin) được ghi nhận là có những tác dụng hữu ích, nhưng hiệu quả dường như cũng vừa phải.
Liệu pháp được chấp nhận phổ biến nhất cho điều trị co thắt mạch não triệu chứng là làm tăng áp suất tưới máu não bằng cách nâng cao huyết áp động mạch trung bình qua việc tăng thể tích huyết tương và cân nhắc sử dụng các thuốc nâng áp, thường là phenylephrin hoặc dopamin. Nếu co thắt mạch triệu chứng cứ dai dẳng cho dù đã điều trị nội khoa tối ưu thì có thể tính tới việc dùng papaverin tiêm động mạch và tạo hình mạch qua da.
Dị dạng động - tĩnh mạch não
Dị dạng mạch hoặc các u mạch, có thể là các dị dạng nhỏ và ẩn hoặc lớn gây đau đầu, tổn thương não, co giật và xuất huyết. Dị dạng động - tĩnh mạch não là những dị dạng quan trọng nhất của hệ thần kinh gồm một đám rối các mạch có sự giao lưu bất thường giữa các hệ động mạch và tĩnh mạch. Dị dạng động - tĩnh mạch não có thể xuất hiện ở các vị trí trong não và thường gặp ở nam giới hơn và có thể xảy ra ở nhiều thành viên trong gia đình thuộc cùng một thế hệ hoặc ở các thế hệ sau. Mặc dù tổn thương này xuất hiện từ khi mới sinh ra, song chảy máu hoặc những biến chứng khác lại phổ biến nhất ở lứa tuổi 10-30, đôi khi ở tuổi 50.
Những triệu chứng lâm sàng chính là đau đầu, co giật và những triệu chứng do nứt vỡ. Khi thấy đau đầu như bị co bóp, thắt lại giống như cơn migrain hoặc đau lan tỏa. Những cơn co giật cục bộ xảy ra ở 30% các trường hợp. Khoảng 50% các trường hợp dị dạng động - tĩnh mạch não thấy rõ như những xuất huyết trong não và ở phần lớn những bệnh nhân này chảy máu chủ yếu là xuất huyết nhu mô với một lượng nhỏ chảy vào vùng dưới màng nhện. Máu thường không lắng ở các bể đáy vì vậy hiếm khi xảy ra co thắt mạch não triệu chứng. Nguy cơ tái diễn nứt vỡ trong tuần đầu thấp nên không cần dùng các tác nhân kháng tiêu fibrin. Xuất huyết não có thể ồ ạt dẫn đến tử vong hoặc có thể chỉ có đường kính nhỏ 1cm dẫn tới triệu chứng khu trú không rõ ràng hoặc không bị thiếu hụt gì.
Xử trí các bệnh nhân bị dị dạng động - tĩnh mạch não bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp mạch qua da. Gây tắc nghẽn các động mạch nuôi bằng can thiệp mạch qua da thường được chỉ định để làm giảm bớt kích thước tổn thương và giúp cho việc phẫu thuật được dễ dàng hơn, ít chảy máu hơn.
TS. Nguyễn Quang Tuấn
 
 

Phòng và xử trí bệnh tai biến mạch máu não

Mỗi năm, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, ảnh hưởng hàng trăm ngàn người và để lại di chứng nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Nhận biết bằng cách nào? Phải làm gì khi gặp người bị đột qụy?
 Người già nên thường xuyên kiểm tra huyết áp đề phòng tai biến mạch máu não. Ảnh: M.Hoa
Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não. Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não (thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).
Tai biến thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng.
Phải làm gì khi gặp người bị đột quỵ?
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Nếu bệnh nhân hôn mê: cũng xử trí như trên, kiểm tra nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở, tiến hành hô hấp mồm - mồm và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 1: 5.
- Không tự ý cho uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Không cạo gió.
- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không vì não người rất quan trọng và rất nhạy cảm. Do đó phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi não hoặc đang bị chèn ép.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều cần nói là người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Cụ thể phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu. Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.
BS. Nguyễn Hoa Bưởi
 
 

Liệt nửa mặt - nguyên nhân & cách điều trị

PGS.TS Nguyễn Chương
Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ “méo mặt” - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.
Biểu hiện
Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
 Ảnh: corbis
Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang  chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.
Nguyên nhân
Do u não
U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.
Do viêm nhiễm:
Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.
Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
Điều trị
Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:
Điều trị nội khoa
Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).
Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.
Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.
Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
Vật lý trị liệu
Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.
Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng.
Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.
Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.
 
 

Cảnh báo từ các bệnh lý mạch máu não (Kỳ III)

Xuất huyết não (XHN) là loại xuất huyết trong sọ không do chấn thương thường gặp nhất. Đây là nguyên nhân quan trọng gây đột qụy ở người châu Á và người da đen. Tăng huyết áp (THA) và bệnh mạch máu não dạng tinh bột gây ra phần lớn các xuất huyết này. Tuổi cao và uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ XHN. XHN do cocain là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ở người trẻ tuổi.
XHN do tăng huyết áp
 Tăng huyết áp là một nguyên nhân gây xuất huyết não.
XHN thường do vỡ tự phát động mạch xuyên nhỏ sâu trong não. Những động mạch nhỏ trong các vùng này dễ bị tổn thương nhất do THA. Mặc dù không có liên quan đặc biệt gì với gắng sức, song hầu như XHN bao giờ cũng xảy ra khi bệnh nhân tỉnh táo và đôi khi bị căng thẳng. Biểu hiện lâm sàng là đột ngột thiếu hụt thần kinh cục bộ, diễn biến nặng dần trong 30-90 phút. Thường bệnh nhân bị liệt nhẹ nửa người bên đối diện với bán cầu não bị xuất huyết. Khi nhẹ, một bên mặt xệ xuống, nói líu lại, tay và chân yếu dần. Khi xuất huyết lớn thì uể oải, ngái ngủ, sau đó là tình trạng sững sờ, đi dần vào hôn mê kèm theo thở sâu, rối loạn nhịp thở.
Dự phòng: THA là nguyên nhân chính của XHN nguyên phát. Điều trị dự phòng nhằm làm giảm huyết áp, giảm uống rượu quá mức và không sử dụng cocain.
Xử trí cấp tính: Khoảng 75% bệnh nhân XHN do THA bị tử vong. Kích thước và vị trí của khối máu tụ sẽ quyết định tiên lượng bệnh. Khối máu tụ trên lều lớn hơn 5cm đường kính là có tiên lượng xấu và khối máu tu ở cầu não dưới lều lớn hơn 3cm thì thường tử vong. Điều trị THA nghiêm trọng là cần thiết, song giảm huyết áp quá mức lại làm cho bệnh cảnh lâm sàng xấu đi. Cần có những biện pháp chung nhằm điều trị tăng áp lực nội sọ thứ phát do hiệu ứng khối.
Việc loại bỏ khối máu tụ thường không giúp ích gì, trừ trường hợp xuất huyết tiểu não thì cần phải hội chẩn ngay với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh để đánh giá và xem xét khả năng phẫu thuật. Phần lớn các khối máu tụ có đường kính trên 3cm cần phải phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị XHN, lúc đầu không có các biểu hiện của tổn thương não nghiêm trọng, nhưng sau đó không thấy cải thiện triệu chứng hay tình trạng ý thức xấu dần đi, thì cũng cần tính tới việc phẫu thuật lấy khối máu tụ. Xử trí bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính của XHN một cách thận trọng thì có thể hồi phục được đáng kể.
Manitol và những chất thẩm thấu khác được sử dụng làm giảm áp lực nội sọ do phù não gây ra. Glucocorticoid không làm giảm phù não do XHN.
Xuất huyết trong thùy não
Những xuất huyết trong thùy não biểu hiện trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não như những cục máu tụ hình bầu dục hoặc hình tròn trong chất trắng dưới vỏ não. Vai trò của THA mạn tính trong xuất huyết thùy não còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau, có nhiều trường hợp bệnh nhân không có tiền sử THA.
Bệnh mạch máu não dạng tinh bột là một bệnh của người lớn tuổi, trong đó có sự thoái hóa tiểu động mạch, và chất dạng tinh bột lắng đọng trong thành các động mạch não chứ không ở chỗ nào khác trong cơ thể. Bệnh mạch máu dạng tinh bột gây ra các xuất huyết thùy, và có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết thùy ở người lớn tuổi. Các nguyên nhân khác thường liên quan tới việc sử dụng các thuốc chống đông, dị dạng động - tĩnh mạch não, phình mạch não, và khối u não (thường là u mealin hoặc u thần kinh đệm).
Những triệu chứng và dấu hiệu thần kinh của xuất huyết thùy xuất hiện trong nhiều phút. Phần lớn những bệnh nhân xuất huyết thùy đều bị đau đầu cục bộ. Trên 50% bệnh nhân bị nôn hoặc uể oải buồn ngủ, còn cổ cứng và co giật thì ít gặp hơn.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não có thể phát hiện được hầu hết các xuất huyết thùy nhỏ nhất. Chụp cộng hưởng từ nhạy cảm hơn trong phân biệt các bất thường đi kèm như phình mạch, dị dạng động - tĩnh mạch, và u tân tạo. Chụp Xquang động mạch não với chất cản quang được chỉ định khi nguyên nhân xuất huyết nội sọ chưa được khẳng định, nhất là ở người trẻ tuổi và trung niên là những đối tượng chưa bị bệnh mạch máu não dạng tinh bột.
Những nguyên tắc xử trí XHN do THA nói chung áp dụng được cho bệnh cảnh này.
XHN liên quan đến cocain
Cocain làm tăng nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và tốc độ chuyển hóa, làm co mạch gây thiếu máu cục bộ cơ tim, thận, ruột và não.
Đột qụy do cocain là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của đột qụy ở người trẻ tuổi. Phần lớn các đột qụy liên quan tới coain đều xảy ra ở những người dưới 40 tuổi. Chúng xảy ra với mọi cách sử dụng và ở cả người mới sử dụng lần đầu lẫn người đã sử dụng lâu dài. Đột qụy xuất huyết xảy ra với tần xuất gấp đôi đột qụy thiếu máu cục bộ. Nếu sử dụng bột cocain thì những biến chứng xuất huyết và thiếu máu cục bộ xảy ra với tần xuất gần bằng nhau.
Những đột qụy điển hình xảy ra trong vòng nhiều phút đến nhiều giờ sau khi dùng cocain. Khoảng hơn 50% các xuất huyết nội sọ là xuất huyết trong não, còn lại là những xuất huyết dưới màng nhện. Cocain làm tăng cường hoạt tính giao cảm, gây THA cấp tính và điều này có thể dẫn tới xuất huyết. 50% các trường hợp xuất huyết nội sọ phát hiện thấy các bất thường của mạch máu não đã có từ trước. Hiện chưa rõ liệu cocain có thể gây viêm mạch hay không. Đôi khi những động mạch đồ của bệnh nhân đột qụy do cocain cho thấy có hình ảnh viêm mạch, song những phát hiện này không đặc thù vì có thể thấy trong các bệnh khác.
Những bệnh nhân này ngoài việc cấp cứu và điều trị theo phác đồ của XHN và qụy cần phải từ bỏ cocain càng sớm càng tốt và cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe sau đó vì rất có thể hậu quả của dùng cocain sẽ là nguyên nhân tái bệnh sau này.
TS. Nguyễn Quang Tuấn
 
 

Cảnh báo từ các bệnh lý mạch máu não (Kỳ II)

Kỳ II: Thiếu máu não cục bộ và nhồi máu não
Hiện tượng này là do giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn một vài phút thì sẽ gây ra nhồi máu não. Nguyên nhân do vật nghẽn mạch từ tim hay các mạch máu lân cận di chuyển đến.
Nhận diện nhồi máu não

 Xơ vữa động mạch não cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não.
Trong vòng 10 giây sau khi dòng máu não ngưng chảy thì xảy ra rối loạn chuyển hóa mô não. Nếu tuần hoàn não được phục hồi thì các rối loạn chức năng này cũng được phục hồi hoàn toàn ngay. Nếu kéo dài một vài phút thì sẽ có thương tổn thần kinh. Cùng với sự phục hồi lại dòng máu não thì việc phục hồi chức năng phải mất nhiều phút hay nhiều giờ, và có thể không hoàn toàn. Ngoài ra, trong quá trình tuần hoàn não suy giảm thì các thành phần trong máu có thể lắng đọng, nội mô mao mạch có thể bị phù nề và dòng máu không thể tự tái lập lại được kể cả khi nguyên nhân chính gây suy giảm tưới máu não đã được điều chỉnh lại (hiện tượng không có dòng chảy). Nếu thời gian thiếu máu cục bộ kéo dài hơn thì sẽ gây hoại tử mô rõ ràng. Phù não xuất hiện và tiến triển trong 2-4 ngày tiếp theo. Nếu vùng nhồi máu mà lớn thì sự phù nề này có thể gây hiệu ứng khối đáng kể với tất cả các hậu quả kèm theo. Thiếu máu cục bộ do xơ vữa động mạch
Xơ vữa thường nặng nhất tại chỗ phân nhánh của các động mạch, thường ảnh hưởng tới gốc của động mạch cảnh trong ở cổ và gốc của các động mạch lớn và nhỏ trong sọ. Mặc dù những người bị vữa xơ động mạch thường hay bị đột qụy nhất, song mối tương quan này chỉ tương đối. Có những bệnh nhân bị nhồi máu lớn lại có bệnh tối thiểu, và có những bệnh nhân không có một triệu chứng thiếu máu cục bộ nào lại bị một hoặc nhiều tắc nghẽn lớn ở động mạch não.
Các mảng xơ vữa có thể gây hẹp động mạch, tạo ra một tắc nghẽn huyết động học của dòng máu. Nếu sự giảm lưu thông máu não không quá trầm trọng thì sẽ gây thiếu máu cục bộ thoảng qua hoặc thường trực. Ngoài ra, các vật nghẽn mạch (các mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch, trở thành vật tắc nghẽn hoặc gây hình thành huyết khối) cũng là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cục bộ và nhồi máu võng mạc và bán cầu não.
Thiếu máu cục bộ não lúc đầu gây ra phù tế bào, rồi về sau là phù mạch. Trong vòng nhiều phút sau khi khởi phát thiếu máu cục bộ, các tế bào bắt đầu sưng lên, nhất là những tế bào quanh các mao mạch. Kể cả khi tuần hoàn được tái lập thì các mao mạch bị chèn ép cũng không thể tái tưới máu được làm cho thiếu máu cục bộ và hoại tử trở nên trầm trọng hơn.
Những hậu quả nghiêm trọng
Thiếu máu não thoáng qua: Biểu hiện bằng thiếu hụt thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thường 5-20 phút. Sự thiếu hụt này là khu trú và giới hạn ở một vùng não được một động mạch đặc thù tưới máu. Cơn này khác với tiền ngất hay ngất là do thiếu máu não lan tỏa chứ không phải thiếu máu não cục bộ khu trú. Thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu báo trước một đột qụy thực sự sắp xảy ra. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24 giờ thì nhồi máu não đã xảy ra.
Thiếu hụt thần kinh do thiếu máu cục bộ có thể hồi phục: Là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một sự cố do thiếu máu cục bộ mà sự thiếu hụt thần kinh này thường hồi phục được trong khoảng thời gian từ 24 - 72 giờ, song cũng có thể cần tới 1 tuần mới hồi phục được.
Đột qụy hoàn toàn hoặc nhồi máu não: Diễn biến điển hình tới mức thiếu hụt thần kinh tối đa trong vòng vài giờ. Đột qụy hoàn toàn đôi khi được báo trước bởi một hoặc nhiều cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua trong nhiều ngày hoặc tháng trước. Các trường hợp này phần lớn đều do hẹp động mạch gây ra. Đột qụy do thiếu máu cục bộ cũng có cùng cơ chế sinh lý bệnh học như đối với cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Trong đột qụy tiến triển thì thiếu máu cục bộ xấu đi từng phút hoặc từng giờ. Thường thiếu hụt thần kinh gia tăng dần trong khoảng thời gian nhiều giờ. Một trong những cơ chế bệnh sinh gây đột qụy tiến triển là huyết khối tăng dần, tức là huyết khối lan từ vị trí ban đầu của nó vào một động mạch chính rồi dần dần làm tắc các nhánh bên, do đó gây cản trở cho các mạch nối.
Các triệu chứng và dấu hiệu của đột qụy do thiếu máu cục bộ: Thay đổi tùy theo vị trí bị tắc nghẽn và sự toàn vẹn của tuần hoàn nhánh bên. Biểu hiện thường gặp nhất là đột nhiên xuất hiện liệt nhẹ nửa người ở những người trung niên. Tuy nhiên, bất kỳ một triệu chứng nào của loạn chức năng não đều có thể xảy ra. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thuộc hệ động mạch cảnh thường ảnh hưởng nhiều nhất đến sự cung cấp máu của động mạch não giữa và bệnh nhân có thể bị liệt nhẹ nửa người bên đối diện, giảm cảm giác và bán manh. Nếu bán cầu não ưu thế bị tổn thương thì thường xuất hiện mất ngôn ngữ ở mức độ nhất định.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán đột qụy dựa vào bệnh sử và khám thực thể, kèm theo những xét nghiệm máu và các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như: chụp hình não (chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ), siêu âm Doppler động mạch, chụp mạch máu não (chụp cộng hưởng từ và chụp Xquang mạch não).
Điều trị
Điều trị dự phòng: Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như: lớn tuổi, tiền sử gia đình có người bị đột qụy, đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol máu cao...
Phẫu thuật: Cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh hay can thiệp tạo hình động mạch (nong động mạch bằng bóng, đặt giá đỡ stent) có giá trị ở những người bị hẹp khít động mạch cảnh (hẹp 70-99% khẩu kính lòng mạch) và có triệu chứng.
Xử trí cấp cứu: Khi nhồi máu não xảy ra thì mục tiêu trước mắt là bảo đảm tưới máu ở vùng thiếu máu cục bộ được tối ưu. Ngoài ra cần ngăn chặn các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nằm liệt giường như nhiễm khuẩn (viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu và da) và huyết khối tĩnh mạch sâu kèm thuyên tắc động mạch phổi (nhồi máu phổi). Cần sử dụng các thuốc chống phù não như manitol và dextran trọng lượng phân tử thấp truyền tĩnh mạch. Sử dụng các thuốc gây giãn mạch để tăng cường tuần hoàn não.
Phục hồi cho bệnh nhân đột qụy: Là một khâu quan trọng bao gồm liệu pháp vật lý, việc làm và lời nói. Việc này nhằm giảng giải cho bệnh nhân và gia đình về thiếu hụt thần kinh của bệnh nhân, ngăn chặn những biến chứng do nằm bất động gây ra như viêm phổi, loét da do tỳ đè, co cứng cơ, cứng khớp... và động viên, hướng dẫn họ vượt qua được sự thiếu hụt đó.
TS. Nguyễn Quang Tuấn
 
 

Cảnh báo từ các bệnh lý mạch máu não (Kỳ I)

Kỳ 1: Thuyên tắc mạch não do tim
Tai biến mạch máu não thường xuất hiện vào những năm giữa và cuối của đời người. Thiếu máu cục bộ và nhồi máu chiếm 85-90% các trường hợp bị tai biến mạch máu não ở các nước phương Tây, trong khi xuất huyết não chỉ chiếm 10-15%. Trong khi ở châu Á có tỷ lệ bệnh nhân bị xuất huyết não lớn hơn. Tỷ lệ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não có thể giảm đi nếu biết và điều trị tốt hơn các bệnh tim và động mạch trong đó có tăng huyết áp.
Thuyên tắc mạch não do tim chiếm khoảng 15% các nguyên nhân gây đột qụy. Đột qụy có nguyên nhân là bệnh tim mạch chủ yếu là do cục huyết khối hình thành trên các thành tâm nhĩ hoặc tâm thất hoặc ở các van tim bên trái. Vì một lý do nào đó các cục huyết khối trong tim tách ra và di chuyển theo dòng máu và làm tắc nghẽn tuần hoàn động mạch.

 Viêm nội tâm mạc cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành các cục máu đông gây tắc mạch não.
 
Các bệnh lý ở tim là nguyên nhân phổ biến Các nguyên nhân phổ biến nhất của đột qụy thuyên tắc mạch não do tim là rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, hội chứng nút xoang bệnh lý), bệnh động mạch vành (nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ), bệnh thấp tim (hẹp van hai lá có hoặc không có rung nhĩ kèm theo), bệnh cơ tim giãn, van tim nhân tạo, u nhày nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn...
Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ bị đột qụy hằng năm khoảng 5%. Nguyên nhân là do cục huyết khối hình thành trong tâm nhĩ hay tiểu nhĩ trái rồi trôi theo dòng máu gây nghẽn mạch. Nguy cơ này thay đổi tùy theo sự hiện diện của một số yếu tố nguy cơ khác như lớn tuổi, tăng huyết áp, chức năng thất trái giảm, tiền sử đã bị thuyên tắc mạch do tim và đái tháo đường.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây sùi các lá van tim và nội tâm mạc. Chính các mảnh sùi này trôi đi theo dòng máu sẽ gây thuyên tắc mạch. Những ổ nhồi máu có thể nhỏ hoặc lớn, đặc biệt những mảnh sùi này có mang theo các vi khuẩn do vậy có thể gây áp-xe não, phình mạch hình nấm và chảy máu trong não.
Hậu quả nghiêm trọng do thuyên tắc mạch
Nhồi máu não có thể kèm hoặc không kèm theo chảy máu. Sung huyết mạch máu với các mức độ khác nhau thường thấy trong mọi nhồi máu, nhưng chảy máu kèm theo thì thường gặp trong nhồi máu do thuyên tắc mạch. Vì các vật gây nghẽn mạch di chuyển và tan ra nên sự tái tuần hoàn trong não bị nhồi máu có thể gây ra xuất huyết đốm. Đôi khi lượng máu rỉ vào vùng nhồi máu đủ để thấy được nhồi máu xuất huyết trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não. Xuất huyết não thứ phát sau nhồi máu não xảy ra điển hình từ 12-36 giờ sau khi bị nghẽn mạch và thường không có triệu chứng gì. Việc chảy máu vào vùng nhồi máu hầu như bao giờ cũng làm cho tình trạng lâm sàng tồi đi. Điều này thường xảy ra khi thân của động mạch não giữa bị tắc nghẽn gây ra một nhồi máu lớn.
Nhồi máu não bao giờ cũng có phù não kèm theo. Trong những nhồi máu lớn thì phù não nhiều chèn ép các mô kế cận và góp phần làm nặng thêm thiếu máu cục bộ, làm tăng áp xuất nội sọ có thể đẩy các thành phần của não từ ngăn nội sọ này sang ngăn nội sọ khác gây tụt não.
Đột qụy do thuyên tắc mạch não thường đột ngột gây thiếu hụt thần kinh khu trú tối đa ngay khi khởi phát. Có khoảng 3-5% bệnh nhân có thể biểu hiện co giật vào thời điểm xảy ra đột qụy. Tương tự cũng có khoảng 3-5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện cơn động kinh từ 6-18 tháng sau đột qụy. Nhiều trường hợp bệnh nhân lớn tuổi bị động kinh tự phát có thể đó là hậu quả của những đợt nhồi máu não yên lặng.
Cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán hiện đại
Mặc dù chụp cắt lớp vi tính sớm thường không thấy hình ảnh nhồi máu não trong nhiều giờ sau đột qụy do thuyên tắc mạch, song nó loại trừ chảy máu não. Về sau, chụp cắt lớp vi tính cho biết vị trí và mức độ của nhồi máu và có thể nghĩ nhiều đến thuyên tắc mạch não khi thấy hình ảnh nhồi máu xuất huyết hoặc nhồi máu đa ổ. Trong những trường hợp không rõ ràng cần chụp cộng hưởng từ là phương pháp nhạy nhất trong phát hiện nhồi máu do thuyên tắc mạch.
Cần kiểm tra hệ thống tim mạch một cách cẩn thận khi có nghi ngờ nhồi máu não do thuyên tắc mạch, kể cả những bệnh nhân trẻ và những người có bệnh sử tim mạch, các nhồi máu nhiều ổ hoặc nhồi máu xuất huyết, hoặc các cơn động kinh khi khởi phát. Theo dõi điện tâm đồ liên tục có thể phát hiện những rối loạn nhịp tim từng lúc. Siêu âm tim có thể phát hiện các bệnh van tim, cục huyết khối hay khối u trong tim và chức năng co bóp của tim.
Biện pháp điều trị
Điều trị bệnh nhân nhồi máu não do thuyên tắc mạch bao gồm xử trí đột qụy trong cả pha cấp tính và mạn tính, và ngăn chặn các nguy cơ nghẽn mạch sau đó. Hầu hết các bệnh tim đều gắn liền với nguy cơ gia tăng đột qụy, và liệu pháp quan trọng nhất cho nghẽn mạch não là dự phòng. Do đó cần chỉ định điều trị dự phòng cho bệnh nhân có bệnh tim dễ bị huyết khối.
Liệu pháp chống đông: Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc chống đông ở bệnh nhân bị rung nhĩ mạn tính ngăn ngừa được thuyên tắc mạch não và là liệu pháp an toàn. Chống đông bằng các thuốc nhóm đối kháng vitamin K (warfarin, sintrom) làm giảm 65% nguy cơ thuyên tắc mạch não và được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân này. Chống đông cũng làm giảm nguy cơ bị nghẽn mạch trong nhồi máu cơ tim cấp. Các bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái nặng hay có phình thành tim sau nhồi máu cơ tim thì cũng nên dùng thuốc chống đông.
Bệnh van tim do thấp có nguy cơ bị tắc mạch toàn thân và cần được sử dụng thuốc chống đông.
Thuyên tắc mạch do huyết khối cũng là một biến chứng nghiêm trọng nhất sau thay van tim nhân tạo. Chống đông bằng các thuốc nhóm đối kháng vitamin K đã tỏ ra có hiệu quả ngăn chặn được đột qụy trong bệnh cảnh này.
Thuốc đối kháng vitamin K có tác dụng hơn so với aspirin trong ngăn chặn đột qụy thiếu máu cục bộ do rung nhĩ. Tuy nhiên, có những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột qụy thiếu máu cục bộ thấp nên không cần tới thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K. Việc sử dụng bất kỳ một liệu pháp dự phòng nào cũng phải dựa trên cơ sở những nguy cơ và lợi ích tương đối với từng người bệnh.
TS. Nguyễn Quang Tuấn
 
 

Dự phòng và điều trị xơ vữa động mạch não

Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là một loại bệnh có hệ thống gây tổn thương các động mạch lớn và trung bình của cơ thể.
Xơ vữa mạch não do đâu?
 Vị trí phình mạch máu não.
Có khá nhiều yếu tố gây bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh van tim, cơ tim, thiếu máu não cục bộ tạm thời, đột quỵ não. Đặc biệt tăng huyết áp và đái tháo đường còn gây đột qụy các ổ khuyết não (các ổ tế bào não bị hủy hoại do thiếu máu nuôi dưỡng) do thoái hóa hyalin ở các mạch máu nhỏ. Nghiện thuốc lá, thuốc lào sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ não..
Xơ vữa động mạch thường gây hai biến chứng chủ yếu là co thắt mạch và huyết khối động mạch, nhất là động mạch của tim và động mạch não.
Tùy theo vị trí của đoạn động mạch bị xơ vữa mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Xơ vữa động mạch thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi phát lộ những dấu hiệu đầu tiên của động mạch vành hay động mạch não.
Xơ vữa động mạch não có những triệu chứng gì?
Đau đầu: Đau đầu mang tính chất căng kéo ở vùng thái dương - trán, thường vào buổi sáng với cảm giác chóng mặt, giảm khả năng làm việc, trí nhớ kém.
Ù tai: Trạng thái dễ bị kích thích, rối loạn chức năng hoạt động thần kinh (sắc thái ức chế, rối loạn giấc ngủ...).
Biểu hiện lâm sàng theo giai đoạn
Giai đoạn xơ vữa động mạch não còn bù: Huyết áp tăng nhẹ, cũng có khi huyết áp thấp. Trạng thái thần kinh bắt đầu xuất hiện rải rác: giảm khả năng làm việc, trí nhớ giảm, biến đổi tâm lý nhẹ, các dây thần kinh sọ não bình thường, điện não có tần số không ổn định.
Xơ vữa động mạch não mất bù: Đau đầu như trên, giảm thị trường, rối loạn ý thức dưới dạng sa sút trí tuệ. Liệt nửa người nhẹ, kín đáo, đôi khi rõ với những dấu hiệu tháp, đáy mắt có biểu hiện xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp động mạch, ít khi có giảm huyết áp rõ. Điện não tần số dao động với các ổ sóng delta đều đặn hoặc không đều. Lưu huyết não: kéo dài và thay đổi đường kính ở các động mạch lớn và trung bình, có thay đổi thành mạch máu và nhồi máu ở từng nhánh, giảm tưới máu từng ổ.
Ở thời kỳ muộn: Trong giai đoạn này, trên cơ sở của bảng lâm sàng trên với mức độ tiến triển rõ và xấu hơn, nổi bật lên những rối loạn tâm thần: thay đổi tâm lý, trạng thái trầm cảm, dễ bị kích thích, hoảng sợ, trí tuệ sa sút không hồi phục.
Chú ý: Tùy theo từng giai đoạn, cần chẩn đoán phân biệt với: các đột quỵ ở mức độ khác nhau trong tăng huyết áp, huyết khối động mạch não, chảy máu não do vỡ phình mạch, giai đoạn đầu của u não.
Cần có những biện pháp điều trị và dự phòng gì?
Xơ vữa động mạch não sớm hay muộn đều dẫn tới thiểu năng chung của tuần hoàn tim, nhất là ở những bệnh nhân sẵn có những yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp động mạch tiến triển. Vì vậy nên sử dụng các thuốc tim mạch, huyết áp. Tùy theo từng trường hợp, có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc giãn mạch. Ở giai đoạn xơ vữa động mạch não mất bù, sử dụng strophantinum, sorbitol để điều chỉnh thẩm thấu và thải phù. Trường hợp cần thiết cần kết hợp với thuốc lợi tiểu thải muối. Nếu có tăng huyết áp, cho dùng phối hợp với coversyl captopril. Ở bệnh nhân cao tuổi thường có rối loạn hấp thu cần cho thêm hằng ngày vitamin B1 50mg, vitamin B6 50mg, B12 100g, Rutin C, vitamin E. Để dự phòng ngưng kết tiểu cầu gây huyết khối, cần cho thêm aspirin, dipyridamol ticlid. Đối với rối loạn tâm thần (trầm cảm) cho imipramin, amitriptylin với chỉ định thận trọng và liều thích hợp.
Cho các thuốc tăng chuyển hóa tế bào não: tanakan, duxil, ancalion. Kết hợp điều trị vật lý trị liệu sớm.
Về dự phòng: Trong đời sống hằng ngày, cần chú trọng giữ chế độ ẩm thực hợp lý với mức calo vừa đủ; không ăn hoặc hạn chế dùng các loại thức ăn như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, kem, bơ, pho - mát, chocolat, cacao, dầu dừa, dầu lạc; điều hòa hoạt động thể lực vừa sức với độ tuổi và bệnh tật vốn có; tránh các chấn động thần kinh (stress), giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh. Bỏ hẳn hút thuốc; điều trị tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn mắc, nhất là đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đã bị cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời theo chuyên khoa.
PGS. Vũ Quang Bích
 
 

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons