Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Stress kích thích sáng tạo

Chẳng ai muốn mình bị stress nhưng chúng ta không nên quá "dị ứng" với stress, vì ở một mức độ nào đó, stress có ích trong việc kích thích sáng tạo.

Stress là phản ứng tâm thần của con người khi đối phó với vấn đề gì đó có tính đe dọa hay áp lực. Có 2 phản ứng phát sinh: phản ứng chiến đấu hoặc là mắc kẹt trong mối đe dọa đó. Trong điều kiện này cơ thể sẽ giải phóng hormone adrenaline, hormon cortisol và các kích thích tố căng thẳng khác.  
 
Stress khuyến khích chúng ta tiến lên phía trước - Ảnh: internet
 
Có dạng stress đôi khi gây ra phản ứng cơ thể hiệu quả. "Stress có ích như thế được gọi là stress lành mạnh hay còn gọi là eustress", tiến sĩ Surjo Dharmono, Bộ Khoa Tâm thần học, Đại học Y Indonesia cho biết. 
 
Sự tăng hormon adrenaline sẽ làm cho cơ thể năng động hơn,. Sự giải phóng hormon cortisol làm tăng lượng đường trong máu cũng sẽ làm cho năng lượng được tăng thêm. Để có thể suy nghĩ sáng tạo, bộ não cũng đòi hỏi năng lượng. 
 
"Stress như thế là loại stress được tổ chức tốt hoặc có thể được gọi là một dạng thách thức đối với sự sáng tạo của con người. Các công ty thực sự nên tạo ra loại stress như thế này để tăng năng suất lao động thông qua việc kích thích sự sáng tạo của nhân viên", ông nói. 
 
Khối lượng công việc nhiều có thể tác động khác nhau trên mỗi người. Mục tiêu cao là một yếu tố tạo ra sự căng thẳng. Nếu mục tiêu nào được coi là gánh nặng, nó sẽ gây ra căng thẳng. Nhưng nếu chúng ta xem nó như là một thách thức, cuộc sống sẽ trở nên thú vị hơn.  
 
Để căng thẳng có thể khuyến khích năng suất làm việc, tất nhiên, các công ty, các nhà lãnh đạo phải tạo ra một hệ thống tốt. Ví dụ, cơ chế khen thưởng cho phù hợp, giao nhiệm vụ rõ ràng, có một mô hình lãnh đạo tốt… Nếu không, hệ quả sẽ hoàn toàn ngược lại, nhân viên cảm thấy bị bế tắc và không giải quyết được nhiệm vụ của mình. 
 
Stress không có tổ chức tốt trong thời gian dài sẽ dẫn đến gánh nặng, sự chịu đựng… Những người trải nghiệm nó có thể bị trầm cảm, lo âu, rối loạn hoảng sợ, mệt mỏi mãn tính, có thể dẫn đến tâm thần.   
 
Theo ĐH - Báo Khoa học Đời sống Online

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons