Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Sa sút trí tuệ, vì sao?

Cứ mỗi năm lại thêm 7,7 triệu người bị mắc thêm. Trong số bệnh nhân bị SSTT, nguyên nhân do bệnh Alzheimer chiếm từ 60 - 70%. SSTT là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của người già ở nhiều phương diện: cá nhân, gia đình và xã hội.
SSTT là sự suy giảm chức năng nhận thức, từ đó ảnh hưởng đến các khả năng của trí nhớ, tư duy, định hướng, hiểu biết, tính toán, lập kế hoạch, học tập, ngôn ngữ đánh giá và phán đoán trong khi ý thức của bệnh nhân vẫn bình thường. 
SSTT ở người già thì không bao gồm những suy giảm khả năng của não bộ nhưgiảm trí nhớ - có liên quan tới tuổi tác (hay còn được gọi là quên lành tính).
Sa sút trí tuệ, vì sao?
Luyện trí nhớ thường xuyên bằng cách đọc sách giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Nguy cơ của SSTT
Có một số nguy cơ dẫn đến chứng SSTT. Điển hình là các loại bệnh lý như bệnh lý mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não), bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, người lười hoạt động thể chất... và nhiều trường hợp có liên quan đến yếu tố gia đình.
Biểu hiện của SSTT
Biểu hiện của chứng SSTT có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng như: giảm trí nhớ gần (ví dụ: quên ngay điều mình vừa nói, quên đồ vật vừa để đâu đó...); giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ; thay đổi cá tính, cảm xúc; giảm hoặc mất khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như làm vệ sinh cá nhân, ăn uống; mất định hướng về không gian và thời gian; rối loạn hành vi nặng; hoang tưởng, ảo giác... 
Những bệnh nhân SSTT nặng sẽ phải sống hoàn toàn lệ thuộc vào người khác và chết trong bệnh cảnh suy kiệt, nhiễm khuẩn hoặc các chấn thương nặng.
Theo TS.BS Vũ Đức Định - Sức khỏe và Đời sốn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons