Từ đầu năm đến nay, nhất là vào đầu mùa hè, số
bệnh nhi viêm não tăng mạnh: Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện
Nhi Trung ương đã tiếp nhận hàng trăm trẻ bị viêm não, màng não. Bệnh do
nhiều loại virut gây ra như : virut viêm não Nhật Bản, các virut đường
ruột, virut thủy đậu, quai bị… Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu
viêm não do Arbovirus là loại virut thường gây bệnh viêm não trong mùa
hè để bạn đọc biết cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng bệnh
hiệu quả cho con em mình.
Côn trùng đốt truyền bệnh viêm não cho người
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Trường hợp trẻ bị viêm não nhưng phát hiện muộn hoặc bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng: viêm phế quản phổi, bí tiểu và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, loét lưng hay gót chân do nằm lâu. Một số di chứng muộn là di chứng tâm thần, hội chứng Parkinson và động kinh.
Những điều cần biết trong điều trị và phòng bệnh
Từ trước đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virut. Tuy đã có thuốc kháng virut nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virut chứ không phải kháng tất cả các virut. Vì vậy việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng bệnh nhi và chữa triệu chứng là rất quan trọng. Người ta có thể dùng phương pháp làm giảm áp lực nội sọ và dùng mannitol theo dõi áp lực buồng não thất. Cần hiểu rõ điều đó để thực hiện khâu chăm sóc nâng cao thể trạng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sự phục hồi của bệnh có thể kéo dài vài tháng, nên sự chăm sóc của bạn cho bệnh nhi là rất cần thiết trong thời gian này.
Côn trùng đốt truyền bệnh viêm não cho người
Viêm não do Arbovirus là bệnh xảy ra vào mùa nắng nóng, như mùa hè -
thu. Mầm bệnh có ở những động vật có vú nhỏ và một số loại chim,
ngựa..., côn trùng đốt động vật rồi đốt người truyền bệnh cho người. Tổn
thương chủ yếu là viêm màng não, viêm não, hôn mê, thiểu năng trí tuệ,
liệt thần kinh sọ não... với tỉ lệ tử vong cao. Các nghiên cứu cho
thấy: virut loại này đã gây ra viêm não ở châu Mỹ, viêm não St. Louis,
viêm não Nhật Bản B và các bệnh khác như sốt Dengue, sốt vàng, sốt xuất
huyết.
Mùa hè do nóng bức, nhiều người ngại mắc màn khi ngủ nên đã tạo
điều kiện cho muỗi và côn trùng đốt mà bị mắc bệnh. Trẻ em ở thành thị
cũng như các vùng xa xôi hẻo lánh cũng vì nóng bức mà mặc quần đùi, áo
cộc tay hoặc cởi trần nên nguy cơ bị muỗi và côn trùng đốt càng cao,
càng dễ mắc bệnh.
![]()
Trẻ viêm màng não đang được cấp cứu tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ng.Dung
|
Một đứa trẻ bị viêm não điển hình thường gồm các dấu hiệu như sau:
sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho. Sau đó bệnh
nhi thấy đau đầu, có dấu hiệu màng não, sợ ánh sáng và nôn. Nếu tổn
thương não sâu hơn bệnh nhi có các biểu hiện: ngủ lịm, hôn mê, thiểu
năng trí tuệ (chẳng hạn bạn đố trẻ làm toán thì chúng sẽ thực hiện sai 7
phép trừ liên tục). Trường hợp bệnh nặng hơn, trẻ bị rối loạn định
hướng và hôn mê. Một số triệu chứng thường gặp khác là rung giật, mất
phản xạ ở bụng, liệt dây thần kinh sọ não, liệt nửa người, khó nuốt...
Một số bệnh nhi có sốt đột ngột, co giật ngoại ý và các triệu chứng
thần kinh trung ương. Thường gặp dấu hiệu cổ cứng, kích thích màng não,
run, co giật, liệt dây thần kinh sọ, liệt chân tay, tăng phản xạ gân
xương ở sâu, mất phản xạ nông và có phản xạ bệnh lý. Viêm não cấp tính
thường kéo dài từ 1- 3 tuần, song sự hồi phục là rất chậm, phải mất từ
vài tuần đến vài tháng bệnh nhi mới hồi phục được chức năng tối đa. Bệnh
nhi thường khó tập trung, mệt, run và thay đổi tính cách trong giai
đoạn phục hồi.
Để chẩn đoán chắc chắn cần phối hợp với bác sĩ để chọc lấy nước não
tủy bệnh nhi xét nghiệm tìm virut gây bệnh. Hơn nữa còn cần phải làm
các xét nghiệm để phân biệt bệnh viêm não do Arbovirus với viêm não do
các virut khác như herpes simplex, quai bị, bại liệt hay các virut
đường tiêu hoá khác và HIV. Phân biệt với các bệnh gây viêm não có kèm
phát ban ở trẻ em như sởi, thủy đậu, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn,
rubeon. Ngoài ra còn phân biệt với viêm não sau khi dùng vaccin như thể
hủy myelin sau dùng vaccin phòng dại, sởi, ho gà; viêm não do nhiễm độc
thuốc, độc chất, độc tố vi khuẩn như do vi khuẩn lỵ týp 1 và hội chứng
Reye. Bởi vậy sự hợp tác của bạn sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán
đúng và điều trị kịp thời cho con bạn. Trường hợp trẻ bị viêm não nhưng phát hiện muộn hoặc bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng: viêm phế quản phổi, bí tiểu và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, loét lưng hay gót chân do nằm lâu. Một số di chứng muộn là di chứng tâm thần, hội chứng Parkinson và động kinh.
![]()
Sơ đồ lây truyền bệnh viêm não cho người do Arbovirus.
|
Từ trước đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virut. Tuy đã có thuốc kháng virut nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virut chứ không phải kháng tất cả các virut. Vì vậy việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng bệnh nhi và chữa triệu chứng là rất quan trọng. Người ta có thể dùng phương pháp làm giảm áp lực nội sọ và dùng mannitol theo dõi áp lực buồng não thất. Cần hiểu rõ điều đó để thực hiện khâu chăm sóc nâng cao thể trạng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sự phục hồi của bệnh có thể kéo dài vài tháng, nên sự chăm sóc của bạn cho bệnh nhi là rất cần thiết trong thời gian này.
Phương châm đối phó với bệnh viêm não do virut loại này là “phòng
bệnh hơn chữa bệnh”. Có thể phòng tránh viêm não cho trẻ bằng các biện
pháp đơn giản và hiệu quả sau đây: tránh muỗi đốt bằng các cách như dùng
nhang xua muỗi, mặc quần áo dài để bảo vệ trẻ. Diệt lăng quăng bằng các
phương pháp dân gian như thả cá bảy màu vào các nơi đựng nước; đậy kín
các vật chứa nước không cho muỗi vào đẻ.
Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, loại bỏ các nơi trú ẩn của muỗi, phát
quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các vật đựng nước như gáo
dừa, ống bơ... là nơi muỗi có thể để trứng. Phun thuốc diệt muỗi định kỳ
để diệt muỗi và côn trùng gây bệnh khác. Đối với bệnh viêm não đã có
vaccin như viêm não Nhật Bản B thì dùng vaccin để phòng bệnh: trẻ em và
cả người lớn cần tiêm vaccin viêm não Nhật bản B để bảo vệ.
ThS. Trần Minh Thanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét