
Thứ Sáu, tháng 2 07, 2014

sống khỏe
No comments
Thời tiết nắng nóng
là điều kiện thuận lợi cho một số virut phát triển và gây bệnh cho con
người, trong đó có virut ái thần kinh zona. Loại virut này tấn công vào
tất cả các dây thần kinh của cơ thể nhất là các dây thần kinh đi ở nông
với đặc điểm của bệnh là chỉ gây tổn thương thần kinh một bên. Zona tai
là tên gọi của bệnh khi virut gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của
dây thần kinh sọ số VII (dây thần kinh mặt) và số VIII (dây thần kinh
thính giác).
Dấu hiệu nhận biết khi zona
Tổn thương dây thần kinh VII trong bệnh zona.
|
Khi
bị nhiễm zona, người bệnh có cảm giác giống như khi bị nhiễm các virut
khác. Bệnh nhân sốt 38-39oC, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi,
nước tiểu vàng... cùng lúc xuất hiện các triệu chứng định khu ở tai của
zona. Bắt đầu bằng dấu hiệu đau tai dữ dội, cảm giác rát như bị bỏng,
khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai. Bệnh nhân cảm
thấy đau nhức sâu trong tai. Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng
cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng,
họng kèm theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như
dùng phải đồ nóng.
Da vùng đau rát dần dần có những mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày
càng nhiều, trong lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng
da nắp tai, loa tai, cửa ống tai (gọi là vùng Ramsey - Hunt: đây là
những nhánh của dây thần kinh). Sau vài ba ngày, những mụn nước này vỡ
đi, lúc đó vị trí các mụn nước hình thành các vảy rồi bong dần để lại
nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da. Một số trường hợp virut zona làm
tổn thương dây thần kinh điều khiển vận động cơ mặt (dây VII), bệnh nhân
sẽ có biểu hiện liệt mặt cùng bên với mụn nước. Người bệnh phàn nàn bị
nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như
tiếng ve kêu, dế kêu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt, đi lại
loạng choạng.
Cách chẩn đoán zona tai
Zona tai và những biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác
Bình thường, bệnh diễn biến trong vòng 2 tuần rồi sẽ qua đi mà không có
những biến đổi bất thường trên cơ thể người bệnh. Tiến triển bệnh
thường tốt. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, với thể zona tai
nặng có thể để lại di chứng: đau rát dây thần kinh kéo dài suốt đời, đặc
biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Liệt mặt ngoại biên một bên, điếc tiếp
nhận không hồi phục. Một số trường hợp diễn biễn nặng gây viêm màng
não, lúc này người bệnh sốt cao 39-40oC, đau nhức đầu, nôn vọt, rối loạn
tiêu hóa. Bệnh nhân có biểu hiện rõ của viêm màng não khi khám như cổ
cứng, Kernig (+), dấu hiệu vạch màng não (+). Xét nghiệm dịch não tủy sẽ
có câu trả lời cho tình trạng này.
|
Thăm
khám lâm sàng thấy ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ.
Da ống tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau,
cái thì đã vỡ, cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch vàng. Nếu bệnh nhân
chà xát nhiều vào vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn làm bội nhiễm,
có thể gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài, viêm sụn vành tai... Màng nhĩ
sung huyết đỏ. Đo thính lực đồ là kém tiếp nhận. Xét nghiệm máu không
có nhiều giá trị, chỉ thấy bạch cầu giảm mức độ ít.
Khi nhiễm zona điều trị bằng cách nào?
Khi nhiễm zona thường được sử dụng nhóm thuốc kháng virut (acyclovir)
hay dùng là zovirax liều thay đổi tùy theo tuổi. Ở trẻ em, uống 2 viên
200mg/ngày. Trẻ lớn và người lớn sử dụng 2 viên 800mg, chia 2 lần uống
trong ngày. Thuốc được sử dụng từ 7-10 ngày. Kháng sinh chống bội nhiễm,
kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin... Giảm đau bằng
paracetamol. Nếu có kèm theo liệt mặt nên sử dụng thêm corticoid. Sử
dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm. Thuốc tăng cường miễn
dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp.
Tại chỗ: Bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virut như mỡ zovirax vùng có
mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội
nhiễm của các mụn nước.
Phòng bệnh: Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng,
một số trường hợp có HIV (+) và zona là một trong những biểu hiện khi
bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do đó để tránh bị bệnh, việc giữ để có
được một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và
sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng.
ThS. Phạm Bích Đào
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét