Sau một thời gian tạm lắng, bệnh não mô cầu xuất hiện trở lại ở một số địa phương trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, số mắc do não mô cầu là 72 ca, trong đó đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch. Vì vậy, nhân viên y tế cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, đến cơ sở y tế khám khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.
Người lành mang vi khuẩn cũng là nguồn lây
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A, B,...
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015
Sa sút trí tuệ ở bệnh nhân đột quỵ não ngày càng gia tăng

Đây là bệnh thường gặp đứng thứ 2 sau bệnh Alzheimer và là bệnh phổ biến nhất ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Vừa qua tại Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học của Hội Thần kinh học với chủ đề:"Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu não".
Ảnh minh họa
GS, TS. Lê Văn Thính, Chủ tịch Hội Thần kinh Hà Nội, Trưởng khoa Thần kinh BV Bạch Mai cho biết: Sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp ở tuổi dưới 65 và thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ; bệnh tăng lên theo độ tuổi; tỷ lệ mắc mới bệnh sa sút trị tuệ ở bệnh nhân đột quỵ cao.
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc bệnh cao gấp 2,45 lần so với nữ giới; bệnh...
Cách sơ cứu người bị đột quỵ ai cũng cần biết

Hãy biết cách sơ cứu người bị đột quỵ
Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.
Phát hiện ra đột quỵ
Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút thông qua 1 hay nhiều triệu chứng sau:
- Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như "tay chân của người khác"), méo miệng.
- Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa
- Đột ngột mất...
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
Những bệnh gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng

Suy giảm trí nhớ không chỉ là một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà còn là hệ quả của một quá trình cơ thể phải đối mặt với những trạng thái thể chất tiêu cực hoặc chất lượng cuộc sống kém.
Kết quả thống kê từ quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ đã giúp chỉ ra một số trạng thái thể chất sau cũng gây suy giảm trí nhớ một cách đáng kể.
Suy giảm hoạt động tuyến giáp làm giảm trí nhớ.
Suy nhược cơ thể
Nghiên cứu của GS. Majid Fotuhi - Giám đốc Viện Thần kinh Memosyn (Đan Mạch) cho biết: người thường xuyên trải qua tình trạng suy nhược cơ thể có nồng độ...
Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng...